MỖI NGÀY MỘT BIỂN ĐÔNG - PHẦN THỨ NHÌ: LÃNH HẢI

MỖI NGÀY MỘT BIỂN ĐÔNG - PHẦN THỨ NHÌ: LÃNH HẢI

I. ĐỊNH NGHĨA:

Theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển, tên tiếng Anh là "United Nations Convention on the Law of the Sea", viết tắt là UNCLOS được thông qua ngày 10/12/1982 và có hiệu lực từ 16/11/1994 qui định:

"LÃNH HẢI là một vùng biển có phạm vi không quá 12 hải lý (không quá 22,224 km) tính từ ĐƯỜNG CƠ SỞ trở ra. Ranh giới phía ngoài của LÃNH HẢI được coi là ĐƯỜNG BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN BIỂN".

II. CHỦ QUYỀN:

1. Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn đầy đủ trong LÃNH HẢI của mình tuân thủ theo qui định của UNCLOS.

2. Quốc gia ven biển có thể qui định chế độ pháp lý đối với lãnh hải cũng tương tự như đối với lãnh thổ trên đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là BIÊN GIỚI của quốc gia ven biển.

3. Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ đối với LÃNH HẢI nhưng không phải là tuyệt đối. UNCLOS đã qui định các tàu thuyền nước ngoài được quyền “qua lại không gây hại” trong lãnh hải, và thường lưu thông theo tuyến phân luồng giao thông hàng hải do nước ven biển quy định.

4. Theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển - UNCLOS tại các Điều 17, 18, 19 qui định rõ về “qua lại không gây hại”. Tại Điều 21, 22 UNCLOS cũng qui định quốc gia ven biển có quyền đưa ra các qui định liên quan đến việc "qua lại không gây hại" của các tàu thuyền nước ngoài và có nghĩa vụ không cản trở quyền “qua lại không gây hại” của tàu thuyền của các quốc gia khác tại Điều 24.

III. THUẬT NGỮ "QUA LẠI KHÔNG GÂY HẠI" CỦA UNCLOS:

Tàu thuyền nước ngoài được phép "qua lại không gây hại" trong LÃNH HẢI của các quốc gia ven biển, ở đây xin trích nguyên nghĩa của thuật ngữ "qua lại không gây hại" theo Điều 19 của UNCLOS như sau:

1. Việc đi qua là không gây hại, chừng nào nó không làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển. Việc đi qua không gây hại cần phải được thực hiện theo đúng với các qui định của UNCLOS và các qui tắc khác của luật pháo quốc tế;

2. Việc đi qua của một tàu thuyền nước ngoài bị coi như phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển, nếu như ở trong lãnh hải, tàu thuyền này tiến hành một trong bất kỳ hoạt động nào sau đây:

2.1. Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chánh quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chánh trị của quốc gia ven biển hay dùng mọi cách khác trái với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc;

2.2. Luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào;

2.3. Thu nhập tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;

2.4. Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay;

2.5. Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự;

2.6. Tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;

2.7. Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật và qui định về hải quan, thuế quan, y tế hoặc nhập cư của quốc gia ven biển;

2.8. Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước;

2.9. Đánh bắt hải sản;

2.10. Nghiên cứu hay đo đạc;

2.11. Làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông, thông tin liên lạc hoặc mọi trang thiết bị hay công trình khác của quốc gia ven biển;

2.12.Mọi hoạt động khác không trực tiếp quan hệ đến việc đi qua.

Như vậy các quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ đối với LÃNH HẢI của mình, tức có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ ở phần đáy của LÃNH HẢI, vùng trời phía dưới đường giới hạn của không gian vũ trụ trong phạm vi LÃNH HẢI. Riêng trên mặt nước thì chủ quyền LÃNH HẢI của quốc gia ven biển có giới hạn tại qui định "qua lại không gây hại" của Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển như trên.

IV. LÃNH HẢI CỦA VIỆT NAM:

Luật biển của Việt Nam được Việt cộng ban hành năm 2012 có các Điều, khoản sau về chủ quyền LÃNH HẢI.

1. Tại Điều 11: Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.


2. TạiĐiều 12 - Qui định chế độ pháp lý lãnh hải Việt Nam:

2.1. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với LÃNH HẢI và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của LÃNH HẢI phù hợp với Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982;

2.2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam thì phải thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

2.3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên;

2.4. Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của chánh phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2.5. Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam.


Tất cả tàu thuyền loại tàu nổi và tàu ngầm, các thiết bị bay nếu xâm phạm trái phép vào vùng LÃNH HẢI và vùng trời ở trên LÃNH HẢI của quốc gia ven biển đều bị xử lý theo các biện pháp thích hợp như xua đuổi, bắt giữ xử phạt, tịch thu phương tiện thậm chí bắn cháy, phá hủy các phương tiện xâm nhập trái phép.

Tuy nhiên trước việc Tàu cộng liên tục xâm phạm LÃNH HẢI Việt Nam thì Việt cộng chỉ dám mở miệng hô "nước lạ" với giọng điệu lặp đi lặp lại là QUAN NGẠI, QUAN NGẠI. Bởi Tàu cộng là anh, Việt cộng là em, em mà xử phạt anh là đồ em hỗn. Việt cộng thấm nhuần đạo đức hồ chí minh nên không có hỗn và không dám hỗn với Tàu cộng./.

Tran Hung.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH

KHOÁC ÁO THẦY CHÙA ĐỂ CHẠY ÁN, MỘT LOẠI GIÁN ĐIỆP CỦA VIỆT CỘNG VÀ CÁCH GIỮ THỂ DIỆN CHO ĐẢNG VIỆT GIAN CỘNG SẢN