XÂM LƯỢC HAY TÌNH NGUYỆN QUỐC TẾ HÃY HỎI HƯƠNG HỒN HOÀNG THÂN SIHANOUK

XÂM LƯỢC HAY TÌNH NGUYỆN QUỐC TẾ HÃY HỎI HƯƠNG HỒN HOÀNG THÂN SIHANOUK

Nhảy đổng lên chửi thủ tướng Lý Hiển Long là vô tình chửi vào hương hồn ông Sihanouk.

Sihanouk là một người thân cộng sản, thời điểm ông ta bắt đầu chuyển tông sang phe cộng sản là năm 1956, từ thời điểm này trở đi, Sihanouk gắn bó mật thiết với Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, hồ chí minh, Kim Nhựt Thành.

Sự gắn bó mật thiết trên được Polpot dẫn mối, Polpot là học trò cưng của Mao Trạch Đông, là bạn thân thiết của Kim Nhựt Thành và là thằng em trung thành của hồ chí minh. Sihanouk rất ghét anh em ông Ngô Đình Diệm bởi vì ông ta tin rằng ông Ngô Đình Nhu và ông Trần Kim Tuyến là đảo diễn cho tướng Cambodia là Dap Chhoun âm mưu đảo chánh lật đổ ông ta để đưa Sơn Ngọc Thành lên làm lãnh đạo Cambodia vào tháng 02/1959.

Sự thật thì vụ ám sát Sihanouk là do Mao Trạch Đông - hồ chí minh đạo diễn rồi vu cáo cho Việt Nam Cộng Hòa để chia rẽ giữa Cambodia và Việt Nam Cộng Hòa đồng thời trói chặt ông Sihanouk vào chân Tàu cộng. Kết cục kịch bản "ám sát" Sihanouk đã thành công mỹ mãn, tướng Dap Chhoun bị lực lượng lính dù của Lon Nol bắt và hạ sát, hai "điệp viên 2 mang" của Việt Nam Cộng Hòa bị kết án tử hình. Riêng Sihanouk đã "thoát chết" bởi vì bom ám sát ông bị "đặt lệch" mà công lớn là do tên Việt cộng nằm vùng Đặng Trần Đức, bí danh là Ba Quốc, một tên cộng phỉ nằm vùng trong vai phụ tá Phó Nha Nghiên cứu Chánh trị Xã hội.

Nha Nghiên cứu Chánh trị Xã hội có tên tiếng Pháp là Service des Études Politiques et Sociales, viết tắt là SEPES mà dân Miền Nam lúc bấy giờ hay gọi là Xê Pê. SEPES là cơ quan tình báo chiến lược của Đệ nhứt Việt Nam Cộng Hòa, nha này được thành lập vào năm 1956, trực thuộc Phủ Tổng Thống có nhiệm vụ điều tra, thu thập tin tình báo chiến lược về mọi mặt, bảo vệ an ninh nội bộ và tổ chức, chỉ huy các hoạt động gián điệp tại Bắc Việt. SEPES có các cơ sở chân rết ở Huế, Vientiane bên Ai Lao, Nam Vang của Cao Miên, Bangkok của Xiêm, Kuala Lumpur của Singapore.

Trước trò chơi ném đá giấu tay của Mao Trạch Đông - hồ chí minh, Sihanouk giao Lon Nol thống lãnh lực lượng lính dù mở cuộc tấn công chớp nhoáng vào Siem Reap, chiếm dinh tổng thống Siem Reap và tịch thu tang vật do tên Việt cộng nằm vùng Ba Quốc "ngụy tạo". Hôm sau Sihanouk mời tất cả viên chức ngoại giao nước ngoài, trong đó có đặc sứ Việt Nam Cộng hòa tại Cao Miên là ông Ngô Trọng Hiếu đến Siem Reap. Tại dinh thống đốc Siem Reap, Sihanouk không ngớt lời thóa mạ “kẻ thù dân tộc Khmer” và bọn “tay sai đế quốc" rồi trưng ra tất cả nhân chứng lẫn vật chứng trong đó có 100 kg vàng đóng dấu ngân khố Việt Nam Cộng hòa, hệ thống điện đài và hai điệp viên mang thông hành Việt Nam Cộng hòa.

Năm 1965, Sihanouk chính thức cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ và Anh. Mùa xuân 1965, Sihanouk thỏa thuận với Tàu cộng và cộng sản Bắc Việt, cho phép sự hiện diện của các căn cứ của lực lượng cộng sản Việt cộng ở sát biên giới Cambodia - Việt Nam đồng thời cho phép viện trợ của Tàu cộng cho Việt cộng thông qua các cảng Cambodia, đổi lại Cambodia được "đền bù" bằng cách Tàu cộng mua gạo của Cambodia với giá cao. Sihanouk nhiều lần lên tiếng rằng chiến thắng của phe cộng sản ở Đông Nam Á là tất nhiên và ca ngợi chủ nghĩa Maoxist đáng để mọi người thi đua.

Tuy nhiên, không lâu sau đó mối thâm tình Sihanouk - Mao Trạch Đông đã bị đổ vỡ khi họ Mao phát động cuộc Cách mạng Văn hóa ở Tàu cộng buộc Sihanouk phải học tập, làm theo nhưng Sihanouk không thể phản bội, giết hại dân của mình như Mao, hồ đã làm vì ông là con nhà vương quyền, còn lòng nhơn ái không như bần cố nông Mao, hồ. Sihanouk bắt đầu "tự diễn biến", giai đoạn năm 1966-1967 ông đã đàn áp chánh trị loại bỏ các đảng cánh tả ở Cambodia như đàn áp đảng Krom Pracheachon - Hội Liên Hiệp Công dân, buộc tội đảng này hoạt động phục vụ cho cộng sản Bắc Việt.

Kết cục, ngày 18/3/1970, trong lúc ông Sihanouk đang công du Liên Sô, Thủ tướng Lon Nol cho quân đội bắt giữ chính quyền dân sự ở Phnompenh và bố trí xe tăng bao vây toà nhà Quốc hội sau đó triệu tập Quốc hội bỏ phiếu phế truất Sihanouk khỏi vị trí Quốc trưởng và trao quyền lực khẩn cấp cho Lon Nol. Sihanouk phải lưu vong ở Bắc Kinh và ra sức ủng hộ Khmer Đỏ trong cuộc chiến lật đổ chánh phủ Lon Nol ở Phnom Penh.

Khi nước Cộng hòa Khmer rơi vào tay Khmer Đỏ năm 1975, Sihanouk trở thành nguyên thủ quốc gia bù nhìn của chánh phủ mới khi Pol Pot nắm quyền lực. Tháng 4/1976, Sihanouk từ chức vì sự tàn bạo của Khmer đỏ và nghỉ hưu. Sihanouk lại tiếp tục lưu vong tại Tàu cộng và Bắc Hàn trong sự giam lỏng của Khmer Đỏ được Tàu cộng hậu thuẫn.

Năm 1978, quân đội Việt cộng tràn sang lãnh thổ Cambodia đánh đổ Khmer Đỏ. Ngày 09/01/1979, Sihanouk được Khmer Đỏ đưa đến New York với tư cách đại diện tối cao của Cambodia Dân chủ tại Liên Hợp Quốc. Trả lời báo chí, Sihanouk khẳng định "VIỆT CỘNG ĐÃ XÂM LƯỢC Cambodia", đồng thời ông gọi Pol Pot là "một tên đồ tể coi nhân dân Cambodia như gia súc dành cho lao động cưỡng bức hay như heo dành cho lò mổ".

Tại cuộc họp bất thường của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, ông kêu gọi Liên Hợp Quốc trục xuất quân đội Việt cộng ra khỏi Cambodia. Ông đã nhận được tất cả sự ủng hộ của các thành viên Liên Hợp Quốc về việc Liên Hợp Quốc phải trục xuất Việt cộng ra khỏi Cambodia, chỉ duy nhứt 1 phiếu chống của Liên Sô và Liên Hợp Quốc không thể thực thi lịnh trục xuất Việt cộng ra khỏi Cambodia.

Ngày 13/01/1979, Sihanouk bí mật đề nghị và được Mỹ giúp thoát khỏi sự giam lỏng và kiểm soát của Khmer Đỏ và Tàu cộng. Ông muốn được tị nạn chính trị để thoát khỏi Khmer Đỏ. Mỹ từ chối do lo ngại ảnh hưởng xấu tới quan hệ giữa nước này và Tàu cộng. Pháp đồng ý nhưng với điều kiện ông bỏ hoàn toàn mọi hoạt động chánh trị. Việt cộng gởi thông điệp qua đại sứ một nước không liên kết rằng ông được hoan nghinh trở về Phnom Penh giữ vị trí đứng đầu chánh phủ Cộng hòa Nhân dân Cambodia. Cuối cùng Đặng Tiểu Bình thuyết phục được Sihanouk đến sống ở Bắc Kinh với lời hứa rằng ông sẽ không bị buộc phải tham gia liên minh với Khmer Đỏ.

Tháng 02/1979, Sihanouk quay lại Bắc Kinh sống cuộc đời lưu vong, được Tàu cộng cung cấp một cuộc sống rất tiện nghi, nhưng quan hệ giữa hai bên ngày càng xấu đi vì Đặng Tiểu Bình nuốt lời đã hứa với ông tại Washington. Tàu cộng gây áp lực để Sihanouk nhận vị trí lãnh đạo một mặt trận liên minh. Ông liên tiếp từ chối, thậm chí còn kêu gọi loại bỏ Cambodia Dân chủ khỏi Liên Hợp Quốc và bỏ trống ghế của Cambodia cho đến khi một chánh quyền đại diện được thành lập.

Sihanouk tiếp tục lên án Khmer Đỏ và phê phán chánh sách của Tàu cộng về điều mà ông gọi là "đánh Việt Nam đến người Khmer cuối cùng". Theo ông, giải pháp duy nhứt để giải quyết vấn đề Cambodia là một hội nghị quốc tế cam kết bảo đảm an ninh cho Việt Nam và khôi phục độc lập của Cambodia. Đầu năm 1980, ông tuyên bố muốn trở về Cambodia làm một công dân bình thường. Những tuyên bố của Sihanouk từ Bắc Kinh đã dẫn tới việc Sihanouk bị Tàu cộng cách ly hoàn toàn. Các cuộc gặp gỡ của ông với phó tổng thống Mỹ Walter Mondale năm 1979 và với ngoại trưởng Thái Lan năm 1980 đã bị Tàu cộng ngăn cản.

Năm 1982, Sihanouk trở thành Chủ tịch Chánh phủ Liên hiệp Cambodia Dân chủ bao gồm đảng Funcinpec của Sihanouk, Mặt trận giải phóng Cambodia của Son Sann và Khmer Đỏ. Năm 1989, sau khi Việt cộng đã dựng lên một nhà nước cộng hòa Nhân dân Cambodia do Hunsen lãnh đạo thì Việt cộng rút khỏi Cambodia sau 10 năm chiếm đóng.

Các đảng phái ở Cambodia đã đàm phán đến năm 1991 và các bên đã đồng ý ký thỏa thuận hòa giải toàn diện ở Ba Lê. Ngày 14/11/1991, Hoàng thân Norodom Sihanouk trở về Cambodia sau 13 năm lưu vong. Trong cuộc bầu cử 1993, đảng Nhân dân Cách mạng Cambodia của Hunsen thất cử. Hunsen với sự hỗ trợ của Việt cộng và Tàu cộng đã ép Sihanouk phải can thiệp để buộc con trai là Hoàng thân Ranariddh và đảng FUNCIPEC của ông này tiếp nhận Hun Sen làm đồng thủ tướng nhằm đổi lấy việc trở lại ngai vàng. Sau đó Hunsen đã thực hiện đảo chính đổ máu lật đổ Hoàng thân Ranariddh vào năm 1997 và độc chiếm quyền thủ tướng Cambodia cho đến nay.

Như vậy, việc ông thủ tướng Lý Hiển Long khẳng định tại hội nghị Shangri La vừa rồi rằng "Việt cộng đã XÂM LƯỢC Cambodia" là không sai về mặt lịch sử cũng như công pháp quốc tế và hoàn toàn đúng sự thật, một sự thật hiển nhiên mà ông cố Hoàng thân Sihanouk đã khẳng định tại Liên Hợp Quốc cách nay hơn 40 năm, vào ngày 09/01/1979.

Lịch sử luôn bị phe chiến thắng nói theo nhiều cách có lợi cho mình nhưng sự thật thì chỉ duy nhứt có một đó là "Sự thật vẫn luôn là sự thật". Không sợ sai lầm trong quá khứ, chỉ sợ vì hèn nhát mà thực tại không dám nhìn nhận sai lầm trong quá khứ rồi lại tỏ ra là kẻ hồ đồ tấn công vào những ai dám nói lên sự thật. Việt cộng không dám thừa nhận rằng nó đã xâm lược Cambodia thì tại sao trong các tài liệu tuyên truyền chánh trị cho đảng viên cộng sản vẫn khẳng định Việt Nam thời ông cha đã từng thôn tính Champa, Phù Nam, Thủy Chân Lạp và các vùng đất vốn dĩ là của Ai Lao ?

Nhìn nhận lịch sử để phân định phải - trái cho hậu thế là cái dũng của người quân tử, cái trí của bậc thánh hiền. Bởi hậu thế trông vào đó mà biết tránh né sai lầm và phát huy những giá trị chánh nghĩa. Có như vậy mới làm nên sự đoàn kết giữa các dân tộc, sự hòa hiếu với lân bang để bảo quốc an dân, để dân tộc phú cường, quốc gia cường thịnh./.

Tran Hung.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

NGUYỄN CHÍ DŨNG, TÊN VIỆT GIAN PHÁ TAN NƯỚC VIỆT.

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH