ĐÀI LOAN ỦNG HỘ HỒNG KÔNG LÀ CÁCH THỔI LÀN GIÓ "TỰ QUYẾT" ĐỂ PHÁ TAN XIỀNG XÍCH CỦA TÀU CỘNG. VIỆT NAM SAO VẪN NGỦ YÊN ?

ĐÀI LOAN ỦNG HỘ HỒNG KÔNG LÀ CÁCH THỔI LÀN GIÓ "TỰ QUYẾT" ĐỂ PHÁ TAN XIỀNG XÍCH CỦA TÀU CỘNG. VIỆT NAM SAO VẪN NGỦ YÊN ?

Không ngẫu nhiên mà tổng thống Đài Loan là bà Thái Anh Văn lên tiếng ủng hộ Hồng Kông phản đối dự luật dẫn độ tội phạm của Tàu cộng và Mỹ cũng đã lên tiếng vụ này. Bởi xét theo lịch sử thì Đài Loan với tên gọi đầy đủ là Trung Hoa Dân Quốc có chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ do Tàu cộng quản lý hiện nay mà Hồng Kông là một trong những thực thể đó.

Mỹ lên tiếng về việc Hồng Kông phản đối dự luật dẫn độ tội phạm của Tàu cộng là dựa theo Luật pháp Quốc tế về "Quyền tự quyết của mỗi dân tộc". Cụ thể:

Trong cuộc Cách mạng tư sản Pháp (1789-1799) đã tuyên bố nguyên tắc quyền tự quyết như là việc cấm thôn tính lãnh thổ hoặc thay đổi lãnh thổ mà không xét đến nguyện vọng của dân cư có liên quan, vừa là tiêu chí để hợp thức hóa các chanh phủ một cách dân chủ.

Trong Đệ nhứt Thế chiến, Tổng Thống Mỹ Woodrow Wilson đã đề ra một giải pháp hòa bình được gọi là "Fourteen Points - Mười Bốn điểm" được ông trình bày trước Quốc Hội Mỹ vào ngày 08/01/1918. Trong 14 nguyên tắc căn bản này có những nguyên tắc liên can đến quyền tự quyết như sau:

- Những Hiệp định tầm vóc quốc gia phải minh bạch, rõ ràng, không bí mật;
- Phải dàn xếp các yêu sách của thuộc địa theo quyền lợi của các dân tộc bị trị.
- Các dân tộc của đế quốc Áo có quyền tự quyết.
- Các dân tộc của đế quốc Ottoman có quyền tự quyết, eo biển Dardanéllia cho phép tàu của mọi quốc gia.

Trong cuộc cách mạng tháng Mười Nga 1917, Lenin đã coi quyền tự quyết là nguyên tắc chống lại chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc được mặc nhiên công nhận.

Hiện nay, Quyền của một dân tộc tự quyết định được Liên Hợp Quốc xem như là một nguyên tắc chung, thường được coi là quy tắc jus cogens (quy tắc jus cogens là qui phạm mịnh lịnh, là nguyên tắc căn bản của luật pháp quốc tế được cộng đồng quốc tế chấp nhận như một chuẩn mực không được vi phạm). Quyền của một dân tộc tự quyết là một tuyên ngôn, nó tuyên bố rằng một dân tộc, dựa trên tôn trọng nguyên tắc bình đẳng quyền và bình đẳng công bằng của cơ hội, có quyền tự do lựa chọn chủ quyền của họ và tình trạng chánh trị quốc tế mà không có sự can thiệp.

Trở lại Hồng Kông, việc nhân dân Hồng Kông đồng loạt biểu tình, đình công để phản đối dự luật dẫn độ tội phạm của Tàu cộng thực chất không phải do ai kích động, xúi giục mà là do ý thức của dân Hồng Kông về "Quyền của một dân tộc tự quyết" của họ rất cao. Chiếu theo luật pháp quốc tế mà cụ thể là Hiến chương Liên Hợp Quốc với nền tảng là "qui tắc jus cogens" thì bất kỳ một dự luật, một Hiệp định tầm vóc quốc gia đều phải tổ chức trưng cầu dân ý trước khi chánh thức ban hành. Nói cách khác mọi dự luật, Hiệp định phải được tôn trọng "Quyền tự quyết của dân tộc" đó.

Vì vậy việc nhân dân Hồng Kông rầm rộ biểu tình, đình công là hoàn toàn thuận theo Luật pháp quốc tế. Đài Loan và Mỹ lên tiếng về Hồng Kông là thể hiện trách nhiệm của việc tôn trọng "qui tắc jus cogens". Riêng Đài Loan ngoài trách nhiệm phải ủng hộ Hồng Kông như đã nói trên thì họ còn thể hiện một quyết tâm khác, mạnh mẽ và cháy bỏng hơn đó là thông điệp làm nền cho việc Đài Loan tuyên bố sẽ là một quốc gia độc lập.

Đài Loan độc lập là hoàn toàn hợp lý, hợp pháp khi chánh quyền Đài Loan tiến hành trưng cầu dân ý để quyết định lập quốc gia riêng. Và khi Đài Loan tuyên bố độc lập thì nó sẽ kích hoạt cho các khu tự trị, cho đặc khu Macau, Hồng Kông cũng tiếp bước Đài Loan tổ chức trưng cầu ý dân để quyết định có độc lập, tách rời khỏi Tàu cộng hay không. Tuy nhiên điều này rất khó hiện thực nếu Mỹ chọn vị trí đứng ngoài cuộc bởi Tàu cộng sẽ bằng mọi giá ngăn cản "Quyền tự quyết của một dân tộc".

Nhưng rất may cho Đài Loan, các khu tự trị và đặc khu Macau, Hồng Kông là chánh quyền của tổng thống Donald Trump đang kích hoạt "qui tắc jus cogens" để cổ súy cho "Quyền của một dân tộc tự quyết" theo đúng nguyện vọng của các dân tộc mà vẫn thượng tôn Luật pháp quốc tế. Đó là lý do tại sao ông Donald Trump từng nói "bán đảo Crimea là của Nga". Bởi vì xét về lý thì rõ ràng bán đảo Crimea là một phần của Nga sau cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào tháng 3/2014, với kết quả 96,77% cử tri của nước cộng hòa và 95,6% cư dân của Sevastopol đã bỏ phiếu ủng hộ sáp nhập vào Nga. Trên cơ sở đó,  ngày 21/3/2014 Putin đã kí luật phê chuẩn về việc Crimea và Sevastopol gia nhập thành phần nước Nga, cũng như việc lập khu vực liên bang Crimea.

Qua phân tách sơ bộ trên, chúng ta thấy rằng việc nhân dân Hồng Kông rầm rộ biểu tình phản đối dự luật dẫn độ tội phạm, được sự cổ vũ của Đài Loan, Mỹ thực chất là thể hiện tinh thần thượng tôn luật pháp quốc tế tại qui tắc jus cogens, thể hiện tinh thần "Quyền của một dân tộc tự quyết" trước bạo tàn, bất chấp luật pháp quốc tế của Tàu cộng.

Nhân dân Hồng Kông họ làm được tại sao nhân dân Việt Nam lại không dám làm trong khi bảo bối để nhân dân Việt Nam thực hiện "Quyền của một dân tộc tự quyết" đang được nắm giữ trong tay, còn nguyên giá trị pháp lý đó là Hiệp định Ba Lê 1973. Tái tục Hiệp định Ba Lê 1973 là bảo đảm qui tắc jus cogens, là thực thi "Quyền của một dân tộc tự quyết" đó. Hãy bước qua sợ hãi để thể hiện quyền tự quyết cho dân tộc mình nếu không muốn bị Việt cộng đè đầu cưỡi cổ, bán nước, đợ dân./.

Tran Hung.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

NGUYỄN CHÍ DŨNG, TÊN VIỆT GIAN PHÁ TAN NƯỚC VIỆT.

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH