ĐẦU RA CHO ĐẬU NÀNH MỸ VÀ TRÍ TUỆ, TÀI ĐỨC CỦA DONALD TRUMP
ĐẦU RA CHO ĐẬU NÀNH MỸ VÀ TRÍ TUỆ, TÀI ĐỨC CỦA DONALD TRUMP
Hôm trước cá nhơn có nói về trí tuệ của Donald Trump qua việc dỡ bỏ đạo luật cấm bán xăng sinh học ethanol vào mùa Hè để tăng cường tiêu thụ bắp và đậu nành của nông dân Mỹ khi Tàu cộng dọa ngưng nhập khẩu 2 sản phẩm nông nghiệp chủ yếu này của nông dân Mỹ. Nay nói tiếp về chủ đề dầu diesel sinh học trích ly từ đậu nành.
Chúng ta thường nghe nhạc đến nhiên liệu sinh học - biodiesel, đặc biệt là nó được chiết xuất từ đậu nành tại Mỹ. Hiện nay, diện tích đậu nành được trồng tại Mỹ khoảng 80 triệu acres - Acres là mẫu Anh, 1 mẫu Anh bằng 4.046,86 m2 = 0,405 hecta. Năng suất bình quân là 44 bushel đậu nành/1acres. Bushel hay còn gọi là giạ có thể tích 36 lít. Với công nghệ trích ly hiện nay của Mỹ thì mỗi acre đậu nành có thể chiết xuất ra 66 gallons nhiên liệu sinh học, một gallon bằng 3,785 lít.
Nếu 80 triệu acres trồng đậu nành hiện nay đề tập trung cho sản xuất biodiesel thì lượng diesel đậu nành có được là 80 triệu acres × 66 gallon/acres = 5,28 tỉ gallon. Tuy nhiên cái vướng mắc chính hiện nay đó là giá thành, theo tính toán của Bộ Nông Nghiệp Mỹ thì chi phí để đầu tư chế biến đậu nành thành năng lượng sinh học nhiều gấp 4,56 lần so với chế biến năng lượng hóa thạch.
Nhưng lợi ích của diesel đậu nành đối với môi trường là rất lớn. Vào năm 2010, chánh quyền Obama đã phê chuẩn gói kinh phí 2,3 tỷ USD để hỗ trợ các nguồn năng lượng xanh. Theo kế hoạch đến năm 2022, nhiên liệu tái tạo phục vụ giao thông ở Mỹ mỗi năm phải đạt tới 36 tỷ gallon. Dự kiến đến năm 2020 toàn bộ thiết bị quân sự trên bờ và dưới biển của Mỹ đều được thay thế 50% năng lượng sinh học.
Thế nhưng vào năm 2014, Phó Tổng thống Joe Biden và Obama đã chủ trương "cắt giảm" lượng ethanol dựa trên bắp và biodiesel dựa trên đậu nành trong nguồn cung cấp nhiên liệu của nước Mỹ. Ngược lại, Obama lại rất hoan nghinh Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, một Hiệp định có hiệu lực về mặt pháp lý vào ngày 4/11/2016. Và khi ông Trump lên làm tổng thống Mỹ ông ta đã rút Mỹ ra khỏi cái Hiệp định này vì theo ông nó rất tệ hại cho nước Mỹ.
Việc ông Trump rút khỏi Hiệp định trên đã vấn phải phản đối của nhiều quốc gia "hưởng lợi", bị phe Dân chủ thiên tả đả phá và đặc biệt chúng ta không khó bắt gặp những tên bút nô, Việt gian, Hán gian trên không gian mạng ra sức phỉ báng ông Trump mà không biết rằng chính nó đã bộc lộ hết cái ngu dốt cho thiên hạ thưởng lãm.
Như ông Trump đã từng nói Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu là áp đặt những gánh nặng "quá khắc nghiệt", tốn kém hàng tỉ USD, tác động tới hàng triệu công việc làm ăn tại Mỹ. Ông mô tả hiệp định Paris là "không công bằng" đối với Mỹ, và có lợi cho các nước lớn gây ô nhiễm khác, như Tàu cộng, Ấn Độ.
Tại sao Mỹ phải ném hàng tỉ USD vào cái Hiệp định "quá khắc nghiệt" kia để làm lợi cho Tàu cộng, Ấn Độ,... mà không mang đống USD này về nước Mỹ hỗ trợ cho nông dân Mỹ, hỗ trợ cho các nhà sản xuất nhiên liệu sinh học như ethanol từ bắp và biodiesel từ đậu nành?
Phá bỏ lịnh cấm bán xăng E15 vào mùa hè, rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Ba Lê về chống biến đổi khí hậu là một chiến lược siêu phẩm, một quyết định siêu đẳng của ông Trump vì nó là một chiếc lược đa mục tiêu, đa lợi ích. Những mục tiêu trước mặt của quyết liệt này là:
1. Giải thoát cho nông dân Mỹ khỏi vòng chiến thương mại Mỹ - Tàu cộng;
2. Dùng tiền Mỹ làm cho môi trường không khí của nước Mỹ sạch hơn, an toàn hơn vì nhiên liệu sinh học sẽ thay thế nhiên liệu hóa thạch;
3. Gây khó khăn cho các ứng viên khác Mỹ thuộc đảng Dân chủ, những kẻ đã cổ súy cho Hiệp định Ba Lê về chống biến đổi khí hậu nhưng lại ra chủ trương "cắt giảm" lượng ethanol dựa trên bắp và biodiesel dựa trên đậu nành trong nguồn cung cấp nhiên liệu của nước Mỹ mà cụ thể ở đây là cựu phó tổng thống Joe Biden.
Những kẻ chửi ông Trump về chủ đề bảo vệ môi trường chắc chắn là những kẻ hoặc bại não, hoặc là những kẻ ăn bơ Mỹ, thờ ma Tàu cộng, Việt cộng./.
Tran Hung.
Nhận xét