NINJA NHỰT BỔN MỚI CHÍNH LÀ NỖI ÁM ẢNH CỦA TÀU CỘNG TRONG VẤN ĐỀ ĐÀI LOAN & BIỂN ĐÔNG - VIỆT CỘNG SẼ CHẾT CHÙM VỚI TÀU CỘNG

NINJA NHỰT BỔN MỚI CHÍNH LÀ NỖI ÁM ẢNH CỦA TÀU CỘNG TRONG VẤN ĐỀ ĐÀI LOAN & BIỂN ĐÔNG - VIỆT CỘNG SẼ CHẾT CHÙM VỚI TÀU CỘNG

Sau chuyến công du lần 2 đến Nhựt Bổn và những gầm gừ tại diễn đàn Shangri - La vừa rồi ở Singapore, ván cờ chiếu bí bắt vua đã phát lộ ngay tại Đài Loan và Biển Đông.

Tại bàn cờ Đài Loan - Biển Đông, những quân cờ phát lộ trên là Mỹ - Đài Loan với Tàu cộng tuy nhiên có 2 quân cờ ẩn kỹ đó là Nhựt Bổn và Việt Nam cộng sản. Tuy nhiên trong thân phận là một đầy tớ trung thành của Tàu cộng nhưng lại cố che đậy bằng biểu hiện "trung dung" nên quân chốt Việt Nam không cần xét kỹ mà chỉ chú tâm vào quân cờ Nhựt Bổn, một Ninja đứng phía sau Đài Loan và sẵn sàng ra mặt nếu Tàu cộng manh động xua quân đánh úp Đài Loan.

Nếu không có sự can gián của Nhựt Bổn thì Đài Loan đã bị Tàu cộng sáp nhập dưới thời Obama làm chủ Bạch Cung và Mã Anh Cửu làm tổng thống Đài Loan. Đã nhiều lần Obama - Hillary - John Kerry cùng Mã Anh Cửu có ý định đưa Đài Loan nhập vào Tàu cộng nhưng đều bị Nhựt Bổn phản đối, vì vậy không ít lần Mã Anh Cửu đã gay gắt chỉ trích Nhựt Bổn. Thậm chí vào ngày 07/9/2012, Mã Anh Cửu đã ngồi trên trực thăng với sự hộ tống của 2 chiếc chiến đấu cơ Mirage 2000-5 đã đến đảo Bành Giai gần nhóm đảo Senkaku nơi mà cả Nhựt Bổn, Tàu cộng và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền.

Trước hành động trên của Mã Anh Cửu, cựu tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy đã lên tiếng chỉ trích rằng việc Mã Anh Cửu rao giảng về chủ quyền Senkaku khi đổ bộ lên đảo Bành Giai là "Mã Anh Cửu đang nói chuyện tầm phào". Cựu tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy là người thường xuyên khẳng định nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc về Nhựt Bổn, Đài Loan không nên dính líu vào tranh chấp giữa Nhựt Bổn với Tàu cộng tại đây.

Tại sao nói Nhựt Bổn sẽ là một Ninja đứng ở Đài Loan? Bởi vì:

1. Xét về yếu tố lịch sử:

Vào thế kỷ XVI, đảo Đài Loan được người phương Tây gọi theo tiếng Bồ Đào Nha là FORMOSA - Hòn đảo xinh đẹp. Đến thế kỷ XVII thì Đài Loan trở thành thuộc địa của Hà Lan. Năm 1662, Trịnh Thành Công, một trung thần của triều Minh đã đánh bại người Hà Lan và thành lập cứ địa "phản Thanh - phuc Minh" tại đây.

Cha của ông Trịnh Thành Công là ông Trịnh Chi Long, một thương gia và hải tặc người Hán, mẹ của ông Trịnh Thành Công là người Nhựt Bổn có tên là Tagawa Matsu. Ông Trịnh Thành Công sinh năm 1624 tại Hirado, Nagasaki, Nhựt Bổn, đến năm bảy tuổi gia đình ông chuyển đến Tuyền Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến. Ông kế thừa mạng lưới thương mại của cha mình, kéo dài từ Nagasaki đến Ma Cao.

Tuy nhiên, năm 1683, quân Thanh đã đánh bại quân của họ Trịnh và đã sáp nhập Đài Loan vào Đại Thanh. Nhà Thanh đặt Đài Loan làm một phủ của tỉnh Phúc Kiến và sau đó chia thành 2 phủ gồm phủ Bắc và phủ Nam vào năm 1875. Đến năm 1885 thì Đài Loan trở thành một tỉnh riêng biệt của Đại Thanh.

Đi xa hơn nữa thì Nhựt Bổn đã tuyên bố chủ quyền tại Đài Loan từ năm 1592 khi Nhiếp chánh quan - Kampaku là ông Toyotomi Hideyoshi, gọi theo tiếng Hán - Việt là Phong Thần Tú Cát tiến hành chánh sách mở rộng ra hãi ngoại và mở rộng ảnh hưởng của Nhựt Bổn về phía Nam và phía Tây, lúc này người Nhựt gọi Đài Loan là Takasago Koku - Cao Xa Quốc.

Trong sự kiện Mẫu Đơn năm 1871, một tàu chiến của Lưu Cầu, tức Vương quốc Lưu Cầu, là một vương quốc thống trị phần lớn quần đảo Ryukyu từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, đã thống nhứt đảo Okinawa và mở rộng lãnh địa vương quốc đến quần đảo Amami là một phần của tỉnh Kagoshima ngày nay, và quần đảo Yaeyama gần Đài Loan đã bị đắm ở mũi phía Nam của Đài Loan, 54 thủy thủ đoàn đã bị thổ dân Paiwan bắt chém đầu. Phía Lưu Cầu Quốc yêu cầu nhà Thanh phải bồi thường nhưng nhà Thanh từ chối với lý do thổ dân Paiwan không nằm dưới quyền kiểm soát của họ, Lưu Cầu Quốc liền mở một cuộc "Viễn chinh trừng phạt" tại khu vực vào năm 1874, và rút quân sau khi nhà Thanh hứa hẹn sẽ trả tiền bồi thường.

Đến năm 1894 - 1895, khi hải quân nhà Thanh thất bại trong chiến tranh Thanh - Nhựt thì Đài Loan mới được cắt nhượng cho Nhựt Bổn bằng Hiệp ước Shimonoseki kí ngày 17/4/1895, nhà Thanh đã nhượng Đài Loan và Bành Hồ cho Nhựt Bổn quản lý Đài Loan trong suốt nửa thế kỉ sau đó Nhựt Bổn mới rút khỏi Đài Loan sau thất bại trong Đệ nhị Thế chiến.

2. Xét yếu tố địa chiến lược:

Quần đảo Senkaku hiện do Nhựt Bổn kiểm soát và đã tiến hành quốc hữu hóa chỉ cách Đài Loan có 354 km đường chim bay nhưng cách Tokyo tới 1.900 km và cách Phúc Châu của tỉnh Phúc Kiến có 431 km. Vì vậy nếu Nhựt Bổn để Tàu cộng sáp nhập Đài Loan thì vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku trở nên phức tạp hơn bởi những yêu sách chủ quyền phi lý của Tàu cộng là vô hạn định, Tàu cộng sẽ lấy Đài Loan làm mốc giới và giành giựt chủ quyền với lập luận Senkaku gần Đài Loan hơn.

3. Xét về xu thế thời đại:

Ở đây chỉ xét riêng về xu thế thời đại của nước Nhựt. Vào ngày 01/7/2014, Nhựt Bổn đã có sự thay đổi lớn trong chánh sách an ninh, nước Nhựt đã sửa đổi Điều 9, Hiến pháp, mở đường cho việc quân đội Nhựt lần đầu tiên được tham chiến ở nước ngoài kể từ sau khi kết thúc Đệ nhị Thế chiến.

Bởi sau Đệ nhị Thế chiến, Hiến pháp của Nhựt Bổn đã cấm sử dụng vũ lực để giải quyết xung đột, trừ trường hợp phòng vệ. Nhưng ngày 01/7/2014, Hiến pháp của Nhựt Bổn được diễn giải lại luật sẽ cho phép "phòng vệ tập thể"  tức là cho phép quân đội của Nhựt dùng vũ lực để bảo vệ các đồng minh bị tấn công. Người "tháo xích" kia chính là  Thủ tướng Shinzo Abe, ông lập luận rằng Nhựt cần phải thích nghi với môi trường an ninh đang thay đổi ở vùng Châu Á - Thái Bình Dương trước sự trỗi dậy mạnh mẽ và ngông cuồng của Tàu cộng.

Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi ông Trump làm chủ Bạch Cung, chúng ta đã nghe ông Trump sử dụng nhóm chữ "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" khi lần đầu tiên ông hội kiến với ông Abe và khi ông đến dự APEC 2017 tại Đà Nẵng, khái niệm này đến nay được mở rộng hơn là "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở". Cũng kể từ khi ông Trump làm chủ Bạch Cung, một công cụ mới được hình thành song song với khái niệm Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đó là Tứ giác Kim cương gồm 4 nước Mỹ - Nhựt - Ấn - Úc.

Tuy nhiên khái niệm Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thực sự không mới mẻ và cũng không phải do ông Trump hay nước Mỹ khởi xướng mà do ông Shinzo Abe khởi xướng trong nhiệm kì Thủ tướng thứ nhứt giai đoạn năm 2006 - 2007 (ông đã phải từ chức thủ tướng và chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do khi mới làm thủ tướng chưa được 1 năm bởi sự thất bại của đảng này và lý do sức khỏe) khi ông sử dụng trong bài phát biểu tước Quốc hội Ấn Độ.

Để chiến lược Ấn Độ Dương Thái Bình Dương tự do và rộng mở được hiện thực thì tất yếu phải hỗ trợ cho Đài Loan độc lập nhưng Mỹ thì không thể lúc nào cũng làm vệ sĩ cho Đài Loan được bởi đặc thù chánh trị cũng như những di sản lịch sử kể cả vấn đề ảnh hưởng của địa chiến lược.

Nói cách khác một khi Tàu cộng ra tay đánh cướp Đài Loan thì Ninja Nhựt sẽ tuốt gươm đầu tiên. Đây cũng là lý do tại sao Nhựt Bổn dưới thời ông Abe đã trở nên năng động hơn trong các đối sách hòa hiếu với Nga, với Bắc Hàn và cuối tháng này ông Abe thân chinh bay sang Teheran để làm sứ giả hòa bình giữa Mỹ với Iran. Bởi ông Abe không thể để nổ ra cuộc thư hùng giữa Mỹ với Iran trong lúc này sẽ tạo lợi thế cho Tàu cộng ở khu vực Biển Hoa Đông và Biển Đông vì Mỹ phải bận tay ở Trung Cận Đông.

Shinzo Abe là một nhơn tài hiếm có, rất siêu đẳng trong tầm nhìn chiến lược, khi gặp phải ông Trump thì cả hai như Rồng với Mây, đó là nguyên nhân tại sao ông Abe đã tức tốc bay sang Mỹ gặp mặt ông Trump khi ông Trump vừa thắng Hillary Clinton và chưa nhậm chức cũng như việc bà tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cùng ông Trump phá đi thông lệ là hai người này đã điện đàm cho nhau khi ông Trump vừa thắng cử.

Đài Loan và Biển Đông chắc chắn sẽ là mồ chôn thây Tàu cộng và cả Việt cộng bởi vì ngoài Đài Loan có duyên phận với Nhựt Bổn ra thì Việt Nam cũng là một bằng hữu của Nhựt Bổn từ thời Thiên Hoàng Minh Trị mà phong trào Đông Du - Duy Tân do các ông Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Cang,...phát động, đặc biệt là Đế Quốc Việt Nam của Thủ tướng Trần Trọng Kim, một nhà nước hợp pháp đầu tiên sau 100 đô hộ của Pháp và là nhà nước khai sáng ra Hoàng kỳ Tam Tài với quẻ Ly ở giữa mà sau này Quốc gia Việt Nam rồi Việt Nam Cộng Hòa đã cải biên thành cờ vàng 3 sọc đỏ như hiện nay.

Sở dĩ Việt cộng sẽ bị chôn theo Tàu cộng ở Biển Đông bởi tên Hán nô Nguyễn Phú Trọng đã ra tay hạ độc Trần Đại Quang để cướp ngôi vì Tàu cộng đã phát hiện ra Trần Đại Quang đã ngã theo Nhựt Bổn và Ấn Độ để gia nhập vào hội Tứ giác Kim cương theo đề nghị của Nhựt Bổn và Mỹ. Việt cộng chỉ thoát khỏi tử huyệt Biển Đông khi và chỉ khi những tên chốp bu Việt cộng thân Tàu cộng bị thủ tiêu, phế truất nhưng điều này rất khó xảy ra bởi Hoa Nam đã chui sâu vào bộ máy Việt cộng và có mặt khắp nơi trong nội bộ cộng sản Việt Nam rồi. Việt cộng chỉ còn duy nhứt một con đường là chết chìm với Tàu cộng tại Biển Đông./.

Tran Hung.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH

KHOÁC ÁO THẦY CHÙA ĐỂ CHẠY ÁN, MỘT LOẠI GIÁN ĐIỆP CỦA VIỆT CỘNG VÀ CÁCH GIỮ THỂ DIỆN CHO ĐẢNG VIỆT GIAN CỘNG SẢN