VIỆT NAM SẬP BẪY TRUNG QUỐC QUA VỤ KHAI TỬ XĂNG RON 92 , NHẬP KHẨU ETHANOL.
VIỆT NAM SẬP BẪY TRUNG QUỐC QUA VỤ KHAI TỬ XĂNG RON 92, NHẬP KHẨU ETHANOL.
Trung Quốc là nước nhập khẩu mỳ lát lớn nhất từ Việt Nam, chiếm tới 85,6% tổng sản lượng khoai mì của Việt Nam xuất khẩu. Ngược lại, nếu khai tử xăng Ron 92 thì Việt Nam phải quay lại nhập khẩu Ethanol từ Trung Quốc bởi tính cạnh tranh nhờ vào "trợ giá" của Trung Quốc và cước vận chuyển thấp.
Một lộ trình rất bài bản trong sự phối hợp "nhịp nhàng" giữa cộng sản Việt Nam và cộng sản Trung Quốc trong vấn đề sản xuất Ethanol. Nếu như việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện than là vì mục đích tàn phá môi trường, lấn lướt kinh tế bởi thiết bị phải nhập là của Trung Quốc và nguồn chất đốt tạo nhiệt lượng là than đá giá cao nhập từ Trung Quốc thì việc sử dụng xăng E5 cũng có chung một kịch bản với nhiệt điện than là các nhà máy sản xuất Ethanol được xây dựng ở Việt Nam đa phần nhập thiết bị và vận hành theo công nghệ Trung Quốc và có cùng một mẫu số chung là xuất khoai mỳ giá sẽ không cao nhưng nhập Ethanol giá cũng không thấp bởi sẽ có cái lý do đưa ra Ethanol của Việt Nam không tốt bằng của Trung Quốc, tương tự như than đá, trà...của Việt Nam không tốt bằng của Trung Quốc có đúng không tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ?
Việc khai tử xăng Ron 92 và tăng giá xăng Ron 95 để ép buộc sử dụng xăng E5 sẽ làm gia tăng nhu cầu Ethanol trong nước nhưng năng lực sản xuất và chất lượng Ethanol trong nước không đáp ứng nhu cầu, buộc phải nhập Ethanol từ nước ngoài và Trung Quốc phải là ưu tiên lựa chọn số 1. Lúc này, sẽ có một sự thỏa thuận mang tính chất "trao đổi" giữa việc "đổi THÔ - lấy TINH", tức Việt Nam phải mở rộng diện tích canh tác khoai mỳ để đảm bảo số lượng mỳ lát đổi lấy Ethanol "đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng" từ Trung Quốc.
Tác hại của việc canh tác cây khoai mỳ thì như chúng ta đã biết, không cần phải bàn cãi gì thêm. Chỉ nói thêm về tính thương mại trong vấn đề đổi THÔ - lấy TINH", khi thương lái Trung Quốc đang nắm đằng cán trong việc thu mua mỳ lát mang về nước thì một điều chắc chắn sẽ xảy ra như đã từng xảy ra cho nông dân Việt tại con heo, thanh long, dưa hấu...lại xảy ra cho cây khoai mỳ. Lúc này lại có chiến dịch giải cứu cây khoai mỳ, nông dân Việt lại bị bầm dập, táng gia bại sản, bán vườn, đợ ruộng là điều khó tránh khỏi. Kế đến, khi buồn, Trung Quốc lại tạm ngưng xuất khẩu Ethanol cho Việt Nam, xăng E5 đã trở thành chủ lực bởi xăng Ron 92 đã bị khai tử thì khi không có Ethanol để pha chế xăng E5, kinh tế Việt Nam sẽ rối loạn, muốn tháo gỡ nút thắt thì Việt Nam phải ngoan ngoãn nghe và làm theo những áp đặt của Trung Quốc theo đúng như học thuyết "Chết dưới tay Trung Quốc" của Peter Navarro.
Có nhiều người cho rằng vậy nhiều nước trên thế giới ngay cả Mỹ họ vẫn khuyến khích sử dụng xăng E5 thì sao ? Nói xấu xăng E5 là tư tưởng của bọn phản động. Xin thưa, nước sản xuất Ethanol lớn nhất có thể kể đến là Brazil, nhưng nguồn nguyên liệu đầu vào chủ lực để sản sản xuất Ethanol của họ đã cải tiến rồi. Nếu trước đây họ sản xuất nhiên liệu sinh học từ các sản phẩm giàu tinh bột và các loại đường đơn giản và dễ được lên men thành ethanol như ngũ cốc hay mía đường gọi là nhiên liệu sinh học thế hệ một (first-generation biofuels) thì giờ đây họ chuyển sang Nhiên liệu sinh học thế hệ hai (second-generation biofuels) rồi, tức là những nguồn nguyên liệu phi lương thực khác, điển hình là cellulose, là thành phần phổ biến trong thân cây, rơm rạ…Thậm chí họ điều chế Ethanol từ vi tảo...
Bởi vì theo họ (Mỹ, Brazil...), nguồn nguyên liệu sinh học thế hệ 1 được chế biến từ các sản phẩm giàu tinh bột và các loại đường đơn giản và dễ được lên men thành ethanol như ngũ cốc hay mía đường rất bất lợi cho vấn đề về an ninh lương thực, đặc biết là sự thiếu hụt lương thực còn dai dẳng ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các quốc gia châu Phi và bị dư luận phản ứng gay gắt. Trong khi đó, Việt Nam lại đâm đầu đi phá rừng, chuyển đổi đất để trồng khoai mỳ thuê cho Trung Quốc.
Đồng ý rằng sử dụng xăng E5 có hai cái lợi là giảm phụ thuộc vào nhập khẩu xăng dầu và giảm khí thải gây ô nhiễm cho môi trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại và thực tế tại Việt Nam, việc ép dân sử dụng xăng E5 lại hoàn toàn ngược lại những tiêu chí tích cực của thế giới, bởi sẽ phải "đánh đổi an toàn của môi trường đất sản xuất, chấp nhận ô nhiễm nguồn nước và không khí từ việc canh tác và chế biến khoai mỳ để lấy Ethanol; bỏ phụ thuộc nhập khẩu xăng dầu vào các nước xuât khẩu dầu mỏ để lấy sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu Ethanol từ Trung Quốc".
Nhân dân Việt Nam phải có trách nhiệm đặt câu hỏi về "Lợi & Hại" khi sử dụng xăng E5 tại thời điểm này với nhà chức trách, nhà khoa học thay mặt nhà chức trách để từ đó có sự so sánh "Thiệt - Hơn" trước khi quyết định lựa chọn sử dụng. Đừng mơ hồ, thiếu hiểu biết để một lần nữa lại SẬP BẪY TRUNG QUỐC QUA VỤ KHAI TỬ XĂNG RON 92, NHẬP KHẨU ETHANOL./.
Tran Hung.
Bài viết ngày 6/1
Trung Quốc là nước nhập khẩu mỳ lát lớn nhất từ Việt Nam, chiếm tới 85,6% tổng sản lượng khoai mì của Việt Nam xuất khẩu. Ngược lại, nếu khai tử xăng Ron 92 thì Việt Nam phải quay lại nhập khẩu Ethanol từ Trung Quốc bởi tính cạnh tranh nhờ vào "trợ giá" của Trung Quốc và cước vận chuyển thấp.
Một lộ trình rất bài bản trong sự phối hợp "nhịp nhàng" giữa cộng sản Việt Nam và cộng sản Trung Quốc trong vấn đề sản xuất Ethanol. Nếu như việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện than là vì mục đích tàn phá môi trường, lấn lướt kinh tế bởi thiết bị phải nhập là của Trung Quốc và nguồn chất đốt tạo nhiệt lượng là than đá giá cao nhập từ Trung Quốc thì việc sử dụng xăng E5 cũng có chung một kịch bản với nhiệt điện than là các nhà máy sản xuất Ethanol được xây dựng ở Việt Nam đa phần nhập thiết bị và vận hành theo công nghệ Trung Quốc và có cùng một mẫu số chung là xuất khoai mỳ giá sẽ không cao nhưng nhập Ethanol giá cũng không thấp bởi sẽ có cái lý do đưa ra Ethanol của Việt Nam không tốt bằng của Trung Quốc, tương tự như than đá, trà...của Việt Nam không tốt bằng của Trung Quốc có đúng không tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ?
Việc khai tử xăng Ron 92 và tăng giá xăng Ron 95 để ép buộc sử dụng xăng E5 sẽ làm gia tăng nhu cầu Ethanol trong nước nhưng năng lực sản xuất và chất lượng Ethanol trong nước không đáp ứng nhu cầu, buộc phải nhập Ethanol từ nước ngoài và Trung Quốc phải là ưu tiên lựa chọn số 1. Lúc này, sẽ có một sự thỏa thuận mang tính chất "trao đổi" giữa việc "đổi THÔ - lấy TINH", tức Việt Nam phải mở rộng diện tích canh tác khoai mỳ để đảm bảo số lượng mỳ lát đổi lấy Ethanol "đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng" từ Trung Quốc.
Tác hại của việc canh tác cây khoai mỳ thì như chúng ta đã biết, không cần phải bàn cãi gì thêm. Chỉ nói thêm về tính thương mại trong vấn đề đổi THÔ - lấy TINH", khi thương lái Trung Quốc đang nắm đằng cán trong việc thu mua mỳ lát mang về nước thì một điều chắc chắn sẽ xảy ra như đã từng xảy ra cho nông dân Việt tại con heo, thanh long, dưa hấu...lại xảy ra cho cây khoai mỳ. Lúc này lại có chiến dịch giải cứu cây khoai mỳ, nông dân Việt lại bị bầm dập, táng gia bại sản, bán vườn, đợ ruộng là điều khó tránh khỏi. Kế đến, khi buồn, Trung Quốc lại tạm ngưng xuất khẩu Ethanol cho Việt Nam, xăng E5 đã trở thành chủ lực bởi xăng Ron 92 đã bị khai tử thì khi không có Ethanol để pha chế xăng E5, kinh tế Việt Nam sẽ rối loạn, muốn tháo gỡ nút thắt thì Việt Nam phải ngoan ngoãn nghe và làm theo những áp đặt của Trung Quốc theo đúng như học thuyết "Chết dưới tay Trung Quốc" của Peter Navarro.
Có nhiều người cho rằng vậy nhiều nước trên thế giới ngay cả Mỹ họ vẫn khuyến khích sử dụng xăng E5 thì sao ? Nói xấu xăng E5 là tư tưởng của bọn phản động. Xin thưa, nước sản xuất Ethanol lớn nhất có thể kể đến là Brazil, nhưng nguồn nguyên liệu đầu vào chủ lực để sản sản xuất Ethanol của họ đã cải tiến rồi. Nếu trước đây họ sản xuất nhiên liệu sinh học từ các sản phẩm giàu tinh bột và các loại đường đơn giản và dễ được lên men thành ethanol như ngũ cốc hay mía đường gọi là nhiên liệu sinh học thế hệ một (first-generation biofuels) thì giờ đây họ chuyển sang Nhiên liệu sinh học thế hệ hai (second-generation biofuels) rồi, tức là những nguồn nguyên liệu phi lương thực khác, điển hình là cellulose, là thành phần phổ biến trong thân cây, rơm rạ…Thậm chí họ điều chế Ethanol từ vi tảo...
Bởi vì theo họ (Mỹ, Brazil...), nguồn nguyên liệu sinh học thế hệ 1 được chế biến từ các sản phẩm giàu tinh bột và các loại đường đơn giản và dễ được lên men thành ethanol như ngũ cốc hay mía đường rất bất lợi cho vấn đề về an ninh lương thực, đặc biết là sự thiếu hụt lương thực còn dai dẳng ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các quốc gia châu Phi và bị dư luận phản ứng gay gắt. Trong khi đó, Việt Nam lại đâm đầu đi phá rừng, chuyển đổi đất để trồng khoai mỳ thuê cho Trung Quốc.
Đồng ý rằng sử dụng xăng E5 có hai cái lợi là giảm phụ thuộc vào nhập khẩu xăng dầu và giảm khí thải gây ô nhiễm cho môi trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại và thực tế tại Việt Nam, việc ép dân sử dụng xăng E5 lại hoàn toàn ngược lại những tiêu chí tích cực của thế giới, bởi sẽ phải "đánh đổi an toàn của môi trường đất sản xuất, chấp nhận ô nhiễm nguồn nước và không khí từ việc canh tác và chế biến khoai mỳ để lấy Ethanol; bỏ phụ thuộc nhập khẩu xăng dầu vào các nước xuât khẩu dầu mỏ để lấy sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu Ethanol từ Trung Quốc".
Nhân dân Việt Nam phải có trách nhiệm đặt câu hỏi về "Lợi & Hại" khi sử dụng xăng E5 tại thời điểm này với nhà chức trách, nhà khoa học thay mặt nhà chức trách để từ đó có sự so sánh "Thiệt - Hơn" trước khi quyết định lựa chọn sử dụng. Đừng mơ hồ, thiếu hiểu biết để một lần nữa lại SẬP BẪY TRUNG QUỐC QUA VỤ KHAI TỬ XĂNG RON 92, NHẬP KHẨU ETHANOL./.
Tran Hung.
Bài viết ngày 6/1
Nhận xét