ĐÁ BANH PHẢN ÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA "THỰC DÂN & XHCN".

Trước tiên xin cảnh báo những ai mang tư tưởng cho rằng "đá banh không liên can đến chính trị" thì đừng có ghé mắt vào đây, chấp nhận ế khách chứ không cầu thị những tư tưởng kia.

Ngược lại dòng lịch sử của môn đá banh xứ An Nam, tôi không nhớ rõ người Pháp đã du nhập môn Túc cầu vào xứ An Nam để "ru ngủ nô dịch bản địa" từ lúc nào, tuy nhiên qua tác phẩm văn học "Tinh thần thể dục" của cụ Nguyễn Công Hoan, chúng ta có thể xem môn Túc cầu đã được người Pháp du nhập vào An Nam từ nhiều năm trước đó. Qua tác phẩm "Tinh thần thể dục" của cụ Nguyễn Công Hoan đã cho chúng ta thấy "đá banh & chính trị" là một cặp phạm trù có liên hệ mật thiết với nhau. Đá banh thời Pháp thuộc được xem là môn bắt buộc mọi người dân phải quan tâm, đam mê để quên hết phận đời nô lệ. Mở đầu cụ Nguyễn Công Hoan đã kể:

 "Có lính huyện mang trát quan về làng:
Quan tri huyện huyện X.X.
Sức hương lý xã Ngũ Vọng tuân cử.
Nay thừa lệnh Tỉnh đường, ngày 19 Mars này, tức 29 tháng Giêng An Nam, tại sân vận động huyện có cuộc đá bóng thi, nhiều chiến tướng đá rất hay, mọi nhẽ.
Vậy sức các thầy phải thông báo cho dân làng biết và phải thân dẫn đủ một trăm người, đúng 12 giờ trưa đến xem, không được khiếm diện.
Những người đã cắt đi dự cuộc khánh thành sân thể dục tháng trước, thì lần này được miễn.
Ai có mặt tại sân vận động cũng phải ăn mặc tử tế, đi đứng nghiêm chỉnh, và phải vỗ tay luôn luôn, vì hôm ấy có nhiều quan khách.
Làng Ngũ Vọng lại phải có năm lá cờ, sẵn sàng từ 10 giờ sáng.
Việc này tuy là việc thể dục, nhưng các thầy không được coi thường, nếu không tuân lệnh sẽ bị cữu.
Nay sức
Lê Thăng"
...
Kết thúc cụ lại kể:
Cuộc săn dù ráo riết đến đâu cũng không sao tróc đủ một trăm người phải đi xem đá bóng. Dăm sáu anh khôn ngoan, đã kéo đến ngủ nhờ nhà khác, hoặc làng khác. Họ làm như lánh nạn.
Khi thấy đã chậm giờ, ông lý trưởng nghiến răng nói:
- Chúng nó ngu như lợn. Người ta cho xem đá bóng chứ ai làm gì mà cũng phải bắt. Rồi quan thấy không đủ số, lại chửi ông không tận tâm.
Rồi ông ra lệnh:
- Chín mươi tư thằng ở đây, xếp hàng năm lại, đi cho đều bước. Tuần chúng bay phải kèm chung quanh giúp tao. Đứa nào mà trốn về thì ông bảo.
Đoạn ông lo lắng, đi cuối cùng, mắt nhanh nhẹn để coi cẩn thận như coi tù binh.
- Mẹ bố chúng nó, cho đi xem đá banh chứ ai giết chết mà phải trốn như trốn giặc!

Như vậy ai dám cãi "đá banh không liên can đến chính trị" nào ? Tại sao thực dân Pháp "ác ghê" như trong bài viết "bản án chế độ thực dân Pháp" của Nguyễn Ái Quốc nhưng sao lại "tử tế" đến mức "ép dân đi xem đá banh", nếu không sẽ bị "cữu", tức bị tội. Và tại sao trước sự "tử tế" của người Pháp thì dân xứ An Nam lại sợ xem đá banh như sợ đi đánh giặc đến nỗi cụ Lý trưởng phải thốt lên "Mẹ bố chúng nó, cho đi xem đá banh chứ ai giết chết mà phải trốn như trốn giặc".

Rõ như ban ngày, dân Việt ta thời Pháp khác hẳn dân Việt thời xhcn vạn lần, thời Pháp phải cho Tuần đinh đi lùng sục để bắt dân tới sân xem đá banh, thời xhcn thì "toàn đảng, toàn quân, toàn dân" đều tự giác xem đá banh, đến nổi các trường học, công sở, xí nghiệp...cũng phai tìm cách ngưng hoạt động để tập trung xem đá banh. Ai dám nói đá banh không liên can đến chính trị thì chịu khó thắp nhang cầu hồn ông Nguyễn Công Hoan về để ổng nói cho mà nghe vậy./.
Tran Hung.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH

KHOÁC ÁO THẦY CHÙA ĐỂ CHẠY ÁN, MỘT LOẠI GIÁN ĐIỆP CỦA VIỆT CỘNG VÀ CÁCH GIỮ THỂ DIỆN CHO ĐẢNG VIỆT GIAN CỘNG SẢN