BIỂN ĐÔNG SẼ NÓNG HƠN CẢ ĐÔNG BẮC Á KHI MỸ & ẤN ĐỘ ĐÃ THÁCH THỨC TRUNG HOA.

BIỂN ĐÔNG SẼ NÓNG HƠN CẢ ĐÔNG BẮC Á KHI MỸ & ẤN ĐỘ ĐÃ THÁCH THỨC TRUNG HOA.

Với tư tưởng "đại Hán" của Trung Quốc ở khắp nơi trên thế giới và đặc biệt là Biển Đông thì trong thâm tâm của những quốc gia luôn đặt chủ nghĩa dân tộc, chủ quyền lãnh thổ lên hàng đầu đều cảm thấy lo ngại, bất an và các nước bất an nhất phải nhắc đến đó là khối Asean nằm trong rìa Tây Thái Bình Dương, tiếp giáp Ấn Độ Dương.

Tuy nhiên, vì là thân phận của nước nhỏ buộc các nhà hoạt định chính sách phải có những giải pháp phù hợp theo kiểu "tránh voi chả xấu mặt nào", bởi trong giai đoạn đảng Dân chủ của Mỹ chiếm thế thượng phong ở Nhà Trắng đã gần như bỏ mặc cho Trung Quốc vùng vẫy như chốn không người, điều này đã làm cho đồng minh Mỹ và các nước bị Trung Quốc lấn lướt, gia tăng sự ảnh hưởng tỏ ra "thối chí" với tự thán "ai sẽ giúp mình đối đầu với Trung Quốc ?".

May thay, khi Donald Trump là ngồi vào ghế tổng thống đời thứ 45, học thuyết "chết dưới tay Trung Quốc" của Navaro được nước Mỹ trọng dụng và phát huy bởi những bằng chứng mà học thuyết này đưa ra được nhân loại kiểm chứng bằng kết quả thực tế cho thấy "các quốc gia chịu lệ thuộc vào Trung Quốc đều ngậm quả đắng của Trung Quốc bởi quá tin vào lời đường mật, những cái bánh vẽ của Bắc Kinh". Sự e dè, nghi ngại về việc "ai sẽ giúp mình đối đầu với Trung Quốc ?" của các nước nhỏ sẽ được xóa tan nếu Mỹ và đồng minh có những động thái rõ ràng hơn trong việc giúp nhân loại chống lại chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc. Một khi các nước nhỏ nhận thấy có những động thái tích cực, rõ ràng và sẵn sàng của Mỹ và đồng minh đối với việc thực thi Luật pháp quốc tế về độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, tự do hàng không, hàng hải...thì các nước nhỏ sẽ đồng loạt quay lưng với Trung Quốc vì sau lưng họ đã có chỗ dựa vững chắc là Luật pháp quốc tế và lực lượng thực thi công lý và hòa bình là Mỹ và đồng minh.

Những ngày gần đây, khi điểm nóng ở Đông Bắc Á đã tự tay kẻ đốt lò là cậu bé tên lửa họ Kim hạ nhiệt và Đài Loan lại căng lên bởi tuyên bố cứng rắn của Mỹ cũng như hành động đe dọa, uy hiếp của Trung Quốc thì Biển Đông cũng nóng lên hơn cả Đông Bắc Á và Đài Loan. Bởi Mỹ và đồng minh thừa hiểu rằng một khi Trung Quốc đã bị tước đi vai trò ảnh hưởng ở Đông Bắc Á bởi Nga đã cướp phần thì buộc Trung Quốc sẽ chuyển vùng ảnh hưởng về phía Ấn Độ, Đài Loan và Asean, đặc biệt là Biển Đông. Vì vậy, Mỹ và đồng minh trong tứ giác kim cương sẽ không cho phép Trung Quốc thoát về các hướng này, Mỹ đã tuyên bố cho tàu chiến thách thức Trung Quốc ở Đài Loan và Biển Đông, Đài Loan đã cứng rắn hơn và Philipines buộc phải tuyên bố thái độ "trung dung" trong xung đột giữa Mỹ - Trung để xem "hí trường hay dở khi giảng tuồng" mà theo gió nào mạnh hơn.

Riêng các quốc gia còn lại trong khối Asean thì một mặt Mỹ lên dây cót tinh thần cho Việt Nam bằng việc thực hiện lời hứa lầu đầu tiên kể từ sau năm 1975 Mỹ sẽ đưa hàng không mẫu hạm đến Đà Nẵng để giao lưu quốc phòng, đảm bảo tự do hàng hải trên biển. Một mặt Mỹ và đồng minh trong Tứ giác kim cương là Ấn Độ đã tổ chức thể hiện sự ủng hộ các nước Asean trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, đảm bảo tự do hàng hải, hàng không trong khu vựa Asean đặc biệt là Biển Đông. Sở dĩ trong thời điểm hiện tại, Mỹ và đồng minh đã thể hiện quyết tâm này khi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ xuất chinh, thủ tướng Ấn Độ lên tiếng là vì họ nhận thức rõ ràng, trước khả năng mất vị thế ở Đông Bắc Á của Trung Quốc và trước việc khai hỏa cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung do Mỹ phát động, Trung Quốc sẽ lui về phòng vệ theo cách "thua me gở bài cào" là gia tăng quân sự ở Đài Loan, Biển Đông và biên giới phía Tây với Ấn Độ. Nước cờ của Trung Quốc quá lộ liễu nên đã bị Mỹ và đồng minh chốt chặn từ xa bằng những động thái đã, đang và sẽ thực hiện.

Trở lại vấn đề Biển Đông, trong chuyến công du của Nguyễn Xuân Phúc và Ngô Xuân Lịch đến Mỹ vào năm ngoái, phía Mỹ đã cam kết sẽ tăng cường giao lưu quốc phòng Việt - Mỹ bằng những hành động cụ thể, thiết thực hơn đó là cung cấp tàu tuần dương cho Việt Nam, tổ chức huấn luyện thủy thủ, phi công cho Việt Nam và trên hết là sẽ cho Hàng không mẫu hạm lần đầu tiên quay trở lại Việt Nam sau biến cố 1975. Ưu tiên 1 cho điểm đến của HKMH là quân cảng Cam Ranh, tuy nhiên khi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ vừa sang Việt Nam để bàn bạc cụ thể thì Nguyễn Phú Trọng với tư cách Bí thư quân ủy trung ương đã khước từ điều này vì theo Trọng làm như vậy sẽ gia tăng phức tạp tình hình ở Biển Đông và khu vực.

Tuy nhiên, kế hoạch ghé thăm Việt Nam của HKMH đã được Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam là chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng với Phó bí thư quân ủy trung ương - Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân chấp thuận trước khi Nguyễn Xuân Phúc diện kiến Donald Trump và Ngô Xuân Lịch hội kiến James Mattis. Vì vậy một mình Nguyễn Phú Trọng không thể chống lại đành phải nhượng bộ bằng cách chuyển sang điểm đến mới là Đà Nẵng.

Những tưởng việc Nguyễn Phú Trọng yêu cầu HKMH chuyển sang điểm đến mới là Đà Nẵng vào tháng 3/2018 là một thắng lợi vì tránh việc hiện diện của Mỹ ở quân cảng Cam Ranh, tuy nhiên đây là một sự thất bại thảm hại vì đã sập bẫy của Mỹ. Thực chất thì Mỹ đã nắm rõ quân cảng Cam Ranh hơn cả Liên Xô, Trung Quốc với Cam Ranh thì chỉ lấp ló ngoài rìa dòm lén thông qua việc cho Hoa Nam giả dạng người nuôi cá quanh cảng Cam Ranh mà không thể vào sâu trong quân cảng này. Việc HKMH đến Đà Nẵng sẽ tạo cơ hội thách thức của Mỹ với Trung Quốc hơn vì muốn vào Đà Nẵng sẽ đi qua phòng tuyến của Trung Quốc ở Hoàng Sa, mặt khác nơi đây đã bị Trung Quốc xua quân vào đánh dấu chủ quyền bằng cách tập trận bắn đạn thật trong quãng thời gian cộng sản Việt Nam linh đình tổ chức ngày 02/9/2017. Hơn thế nữa, Đà Nẵng là nơi có con mắt thần quan sát Biển Đông là bán đảo Sơn Trà, nơi mà Trung Quốc đang gia tăng sự hiện diện của mình, đồng thời khu vực này là nơi có mỏ khí đốt Cá Voi Xanh, một át chủ bài trong quan hệ Việt - Mỹ với giá trị kinh tế mang lại cho Việt Nam hơn 20 tỷ USD. Sự hiện diện của HKMH Mỹ ở nơi đây vào tháng 3/2018 sẽ là một thắng lợi tinh thần rất quan trọng làm giảm sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc, kích thích sự trỗi dậy mạnh mẽ tinh thần bài Trung trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam cũng như các nước nội khối Asean.

Trên hết, sự hiện diện của HKMH Mỹ ở Đà Nẵng sẽ gây ra chia rẽ sâu sắc trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam khi Trung Quốc nổi giận trừng phạt vô cớ cộng sản Việt Nam để dằn mặt. Tương lai sẽ có những cuộc biểu tình rầm rộ trước việc Trung Quốc tăng cường trừng phạt bằng cách lấn chiếm biển đảo, đâm chìm tàu cá, lắp dựng giàn khoan...và hy vọng sẽ có phong trào yêu cầu cộng sản Việt Nam khởi kiện Trung Quốc ra tòa PCA do nội bộ cộng sản Việt Nam phát động.

Hy vọng rằng, sự trở lại Đà Nẵng của HKMH vào tháng 3/2018 sẽ làm Trung Quốc lồng lộn và trừng phạt, khi đó phố phường Việt Nam lại sẽ rợp bóng người xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc như đã từng xuống đường trước kết quả của U23 Việt Nam tại giải AFC vừa qua./.
Tran Hung.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH

KHOÁC ÁO THẦY CHÙA ĐỂ CHẠY ÁN, MỘT LOẠI GIÁN ĐIỆP CỦA VIỆT CỘNG VÀ CÁCH GIỮ THỂ DIỆN CHO ĐẢNG VIỆT GIAN CỘNG SẢN