NHÀ NƯỚC & BOT LẠI TIẾP TỤC PHẠM PHÁP. HÃY ĐỒNG HÀNH ĐỂ PHÁ BỎ NÓ LÀ SỨ MỆNH CỦA TOÀN DÂN

NHÀ NƯỚC & BOT LẠI TIẾP TỤC PHẠM PHÁP. HÃY ĐỒNG HÀNH ĐỂ PHÁ BỎ NÓ LÀ SỨ MỆNH CỦA TOÀN DÂN.

Trước làn sóng phản đối của nhân dân về những hành vi phạm pháp tại các dự án BOT giao thông, nhà cầm quyền cộng sản lại đối phó bằng hàng loạt hành vi vi phạm pháp luật, tức lấy cái sai để bảo vệ cái sai. Mới nhất có thể nêu lên 3 hành vi phạm pháp của nhà cầm quyền cộng sản đó là: Đặt biển cấm dừng, cấm đỗ sai vị trí quy định để cưỡng bức các loại phương tiện giao thông; vận dụng sai văn bản của nhà nước để bắt tội dân khu dùng cụm từ "trạm thu giá" thay thế cho bản chất đúng là "trạm thu phí"; miễn giảm phí tùy tiện tạo nên bất công gây chia rẽ giữa các chủ phương tiện giao thông. Để hiểu rõ nhà cầm quyền đã phạm pháp khi bảo vệ các trạm thu phí BOT như thế nào chúng ta hãy cùng phân tích, mổ xẻ.

1. Về việc đặt biển cấm dừng, cấm đỗ sai vị trí quy định để cưỡng bức các loại phương tiện giao thông:

Việc lắp đặt hệ thông Biển báo hiệu đường bộ phải tuân thủ theo Luật Đường bộ Việt Nam và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ do Bộ GTVT ban hành theo Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 08/4/2016. Theo đó, tất cả các trục đường "đối nội" và các trục "đường đối ngoại gồm: các đường nằm trong hệ thống đường bộ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên theo Hiệp định GMS-CBTA cũng như các thỏa thuận trong ASEAN và các thỏa thuận quốc tế khác" phải tuân thủ Quy chuẩn này.

Đối chiếu Quy chuẩn trên với việc Tổng Cục đường bộ tiến hành lắp biển đặt biển số P.131 “Cấm đỗ xe” phía trước trạm thu phí và lắp đặt biển “Cấm dừng xe quá 5 phút” (biển viết bằng chữ, nền biển màu đỏ, chữ viết màu trắng) cách cabin thu phí khoảng 50 m là hoàn toàn sai nguyên tắc. Bởi vì cái biển "Cấm dừng xe quá 5 phút" hoàn toàn không nằm trong danh mục hệ thống biển báo hiệu đường bộ của Quy chuẩn trên, đồng thời những ai đã qua kỳ thi sát hạch lái xe điều hiểu rõ biển cấm đỗ xe theo số hiệu P.131 chỉ lắp đặt tại các vị trí đường cong khuất tầm nhìn, tại vị tri trước cổng trường học, cổng bệnh viện, cổng cơ quan, doanh trại quân đội, công an chứ chẳng có dạy là nó được đặt tại vị trí trước trạm thu phí BOT.

2. Miễn giảm phí tùy tiện không tuân thủ pháp luật nhằm tạo nên bất công gây chia rẽ giữa các chủ phương tiện giao thông:

Thông tư số 159/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ đã quy định rõ danh mục 10 loại phương tiện giao thông đường bộ được miễn phi tại Điều 5, trong đó không hề miễn, giảm phí cho các loại phương tiện ở quanh khu vực trạm thu phí BOT như các chủ trạm thu phí BOT mới vừa thực hiện. Điều này vừa vi phạm Thông tư của nhà nước, vừa tạo nên bất công gây chia rẽ giữa các chủ phương tiện giao thông.

3. Vận dụng sai thuật ngữ khi thay thế định danh trạm thu phí bằng trạm thu giá để bắt vạ dân:

Trong tất cả các văn bản nhà nước quy định về hình thức đầu tư, xây dựng các dự án BOT không hề có khái niệm "Trạm thu giá" mà tất cả đều dùng thuật ngữ "Trạm thu phí". Điều này đã được Bộ Tài chính, cơ quan đầu não về chính sách thuế, phí của nhà nước đã ban hành hẳn hoi Thông tư số 159/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013. Tại Thông tư này, ngay cả nội dung cốt lõi là "Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ" đã nói lên việc các trạm BOT được mọc lên chỉ vì nhiệm vụ duy nhất là "thu, nộp, quản lý và sử dụng PHÍ sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ", không hề có thuật ngữ THU GIÁ.

Tuy nhiên, để chữa cháy cho việc làm sai trái của mình, ngày 30/12/2016, Bộ GTVT lại ban hành Thông tư số 49/2016/TT-BGTVT Quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của TRẠM THU GIÁ dịch vụ sử dụng đường bộ để hôm nay vin vào cái Thông tư này mà bắt vạ nhân dân.

Thông tư của Bộ Giao thông chỉ là thông tư quản lý chuyên ngành. Nó không được phép xóa bỏ, đứng trên hoặc thay thế Thông tư của Bộ chuyên quản lý tài chính là Bộ Tài Chính được. Việc dùng từ TRẠM THU GIÁ của Thông tư số 49/2016/TT-BGTVT ngày 30/12/2016 chỉ nhằm để thay thế Thông tư số 05/2010/TT-BGTVT ngày 09/02/2010 của Bộ này và nó ra đời sau các TRẠM THU PHÍ BOT cũng như Thông tư số 159/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 của Bộ Tài Chính vì vậy không thể vin vào nó để bắt tội dân nhằm bảo vệ các trạm hút máu mang tên BOT.

Nhà nước làm sai nhà nước phải biết lắng nghe dân để sửa chữa cho hợp lòng dân thế mới đúng như những tên chóp bu cộng sản đã mở mồm "ngoài lợi ích của nhân dân ra, đảng không có lợi ích gì cả". Nếu nhà nước làm sai mà không chịu sửa thì dân sẽ có quyền đập bỏ những cái sai này với tư cách "nhân dân làm chủ". Điều này hoàn toàn phù hợp và đúng như nhận định của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "đừng nghĩ dân không biết gì, nhà nước làm gì dân đều biết cả". Vậy tại sao cũng chính cái mồm thúi của Nguyễn Xuân Phúc lại ra lệnh Bộ công an đàn áp dân phản đối TRẠM THU PHÍ BOT ? Cũng chính thằng Phúc niễng này vừa nói "mất dân là mất tất cả", thì ra nó muốn mất tất cả rồi đồng bào ơi.

NHÀ NƯỚC & BOT LẠI TIẾP TỤC PHẠM PHÁP. HÃY ĐỒNG HÀNH ĐỂ PHÁ BỎ NÓ LÀ SỨ MỆNH CỦA TOÀN DÂN./.
Tran Hung.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

NGUYỄN CHÍ DŨNG, TÊN VIỆT GIAN PHÁ TAN NƯỚC VIỆT.

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH