CỘNG SẢN VIỆT NAM LẠI HỨNG THÊM CÚ TÁT CỦA MỸ KHI BỊ MỸ TỐ VỚI WTO.
Việc Việt Nam được gia nhập WTO đã là một "chiếu cố" rất lớn, tuy nhiên để tiến tới được công nhận Việt Nam là một "nền kinh tế thị trường" phải là một quá trình gian nan, thử thách mà tiêu chí cốt lõi là sự "thành thật".
Hiện nay, đã có 69 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, tuy nhiên để nhận được sự công nhận của Mỹ mới là điều quyết định và đến hôm nay Mỹ vẫn chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Trước đây, để được hội nhập WTO, Việt Nam đã phải cam kết "tuân thủ toàn bộ các hiệp định và các quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập". Đáng lưu ý nhất là Việt Nam chấp nhận chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm ( không muộn hơn 31/12/2018). Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu chứng minh được với đối tác nào đó là kinh tế Việt Nam đã hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó sẽ ngừng áp dụng chế độ "phi thị trường".
Khi được công nhận nền kinh tế thị trường sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu được đối xử công bằng hơn, có điều kiện thâm nhập và mở rộng thị trường tốt hơn, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ổn định hơn. Môi trường ổn định và minh bạch sẽ thu hút được nguồn đầu tư nước ngoài tạo điều kiện cho kinh tế phát triển nhanh. Khi được công nhận nền kinh tế thị trường sẽ không bị chi phối, áp đặt bởi Luật chống bán phá giá của các nước có nền kinh tế thị trường. Mục đích chính của Luật chống bán phá giá là loại trừ sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào thị trường và giá cả.
Tuy ngoài mặt cộng sản Việt Nam tỏ ra tuân thủ theo các hiệp định và các quy định mang tính ràng buộc của WTO để tiến tới sớm được công nhận là nền kinh tế thị trường nhưng thực chất cộng sản Việt Nam lại chơi "ăn gian" khi không khai báo trung thực với WTO về "các doanh nghiệp thương mại nhà nước". Bởi một thực tế rõ ràng, dù các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam toàn "lấy lỗ làm lãi", nợ như chúa chổm phải rút tiền thuế của dân để bù lỗ, thế nhưng nó lại là chỗ để các quan tham đục khoét, "giữ ghế - giữ đảng" và cũng là nơi nuôi sống các tổ chức đoàn thể bằng việc "xin hỗ trợ, ủng hộ...". Chính vì nhiều ly do "tiêu cực với dân - tích cực với đảng" từ các doanh nghiệp thương mại nhà nước như vậy nên cộng sản Việt Nam phải che đậy thân phận "doanh nghiệp nhà nước" với WTO và chần chừ tiến hành cổ phần hóa tất cả các ông lớn nhà nước này.
Đã là tên ăn cắp mà còn muốn ngồi cùng bàn với người lương thiện khi yêu cầu Mỹ và các đại gia công nhận "Việt Nam là nước có nền kinh tê thị trường" thì cộng sản Việt Nam dám múa rìu qua mắt thợ. Mỹ sẽ không thẳng thừng từ chối thiện chí của Việt Nam nhưng cũng không để tên trộm ngồi cùng bàn với mình. Đó là lý do tại sao đến hôm nay Mỹ mới méc với WTO về việc cộng sản Việt Nam đã "chơi ăn gian" khi cố tình che đậy thân phận của các doanh nghiệp thương mại nhà nước.
Sao khi loại anh cả của cộng sản Việt Nam là Trung Quốc ra khỏi bàn tiệc của giới quý tộc, giờ đây Mỹ lại gián tiếp cắt đường tiến vao nền kinh tế thị trường của cộng sản Việt Nam. Muốn trở thành "người lương thiện" thì hãy khẩn trương tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Để cổ phần hóa thì phải thanh tra, kiểm toán để xác định giá trị thực còn lại của doanh nghiệp, điều này có khác gì Mỹ bắt cộng sản Việt Nam xới tung đống rác lúc nhúc giòi to mà tầm như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh là tiểu đệ. Khi cổ phần hóa công khai, minh bạch thì sẽ không ít ngành mũi nhọn lọt vào tay thương gia Mỹ, Nhật...
Đường đến thiên đường XHCN của cộng sản Việt Nam với ảo vọng "tiến nhanh, tiến chắc, tiến bền vững" bởi cổ máy chưa có nước nào phát minh ra mang tên "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" đã thực sự là ảo vọng bởi cựu bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh cũng đã cảm thán "Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm"./.
Tran Hung.
Việc Việt Nam được gia nhập WTO đã là một "chiếu cố" rất lớn, tuy nhiên để tiến tới được công nhận Việt Nam là một "nền kinh tế thị trường" phải là một quá trình gian nan, thử thách mà tiêu chí cốt lõi là sự "thành thật".
Hiện nay, đã có 69 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, tuy nhiên để nhận được sự công nhận của Mỹ mới là điều quyết định và đến hôm nay Mỹ vẫn chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Trước đây, để được hội nhập WTO, Việt Nam đã phải cam kết "tuân thủ toàn bộ các hiệp định và các quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập". Đáng lưu ý nhất là Việt Nam chấp nhận chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm ( không muộn hơn 31/12/2018). Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu chứng minh được với đối tác nào đó là kinh tế Việt Nam đã hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó sẽ ngừng áp dụng chế độ "phi thị trường".
Khi được công nhận nền kinh tế thị trường sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu được đối xử công bằng hơn, có điều kiện thâm nhập và mở rộng thị trường tốt hơn, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ổn định hơn. Môi trường ổn định và minh bạch sẽ thu hút được nguồn đầu tư nước ngoài tạo điều kiện cho kinh tế phát triển nhanh. Khi được công nhận nền kinh tế thị trường sẽ không bị chi phối, áp đặt bởi Luật chống bán phá giá của các nước có nền kinh tế thị trường. Mục đích chính của Luật chống bán phá giá là loại trừ sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào thị trường và giá cả.
Tuy ngoài mặt cộng sản Việt Nam tỏ ra tuân thủ theo các hiệp định và các quy định mang tính ràng buộc của WTO để tiến tới sớm được công nhận là nền kinh tế thị trường nhưng thực chất cộng sản Việt Nam lại chơi "ăn gian" khi không khai báo trung thực với WTO về "các doanh nghiệp thương mại nhà nước". Bởi một thực tế rõ ràng, dù các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam toàn "lấy lỗ làm lãi", nợ như chúa chổm phải rút tiền thuế của dân để bù lỗ, thế nhưng nó lại là chỗ để các quan tham đục khoét, "giữ ghế - giữ đảng" và cũng là nơi nuôi sống các tổ chức đoàn thể bằng việc "xin hỗ trợ, ủng hộ...". Chính vì nhiều ly do "tiêu cực với dân - tích cực với đảng" từ các doanh nghiệp thương mại nhà nước như vậy nên cộng sản Việt Nam phải che đậy thân phận "doanh nghiệp nhà nước" với WTO và chần chừ tiến hành cổ phần hóa tất cả các ông lớn nhà nước này.
Đã là tên ăn cắp mà còn muốn ngồi cùng bàn với người lương thiện khi yêu cầu Mỹ và các đại gia công nhận "Việt Nam là nước có nền kinh tê thị trường" thì cộng sản Việt Nam dám múa rìu qua mắt thợ. Mỹ sẽ không thẳng thừng từ chối thiện chí của Việt Nam nhưng cũng không để tên trộm ngồi cùng bàn với mình. Đó là lý do tại sao đến hôm nay Mỹ mới méc với WTO về việc cộng sản Việt Nam đã "chơi ăn gian" khi cố tình che đậy thân phận của các doanh nghiệp thương mại nhà nước.
Sao khi loại anh cả của cộng sản Việt Nam là Trung Quốc ra khỏi bàn tiệc của giới quý tộc, giờ đây Mỹ lại gián tiếp cắt đường tiến vao nền kinh tế thị trường của cộng sản Việt Nam. Muốn trở thành "người lương thiện" thì hãy khẩn trương tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Để cổ phần hóa thì phải thanh tra, kiểm toán để xác định giá trị thực còn lại của doanh nghiệp, điều này có khác gì Mỹ bắt cộng sản Việt Nam xới tung đống rác lúc nhúc giòi to mà tầm như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh là tiểu đệ. Khi cổ phần hóa công khai, minh bạch thì sẽ không ít ngành mũi nhọn lọt vào tay thương gia Mỹ, Nhật...
Đường đến thiên đường XHCN của cộng sản Việt Nam với ảo vọng "tiến nhanh, tiến chắc, tiến bền vững" bởi cổ máy chưa có nước nào phát minh ra mang tên "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" đã thực sự là ảo vọng bởi cựu bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh cũng đã cảm thán "Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm"./.
Tran Hung.
Nhận xét