TIN MỪNG CHO "PHẢN ĐỘNG YÊU NƯỚC" KHI LIÊN HỢP QUỐC KÊU GỌI CSVN THẢ NGƯỜI PHẢN ĐỐI FORMOSA.

TIN MỪNG CHO "PHẢN ĐỘNG YÊU NƯỚC" KHI LIÊN HỢP QUỐC KÊU GỌI CSVN THẢ NGƯỜI PHẢN ĐỐI FORMOSA.

Theo BBC, ngày 23/02/2018, các chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi cộng sản Việt Nam trả tự do cho những người mà họ nói đã bị tù vì phản ứng thảm họa môi trường liên quan công ty Đài Loan Formosa. Theo BBC thì:

Cụ thể, họ đề cập vụ xử các ông Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong đầu tháng Hai, ông Nguyễn Văn Hóa, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tháng 11/2017. Đặc ủy về Nhân quyền và các chất thải nguy hại, Baskut Tuncak, nói trong thông cáo: "Việc bỏ tù các blogger và nhà hoạt động vì công tác hợp pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường và sức khỏe, là không chấp nhận được."

"Chúng tôi kêu gọi giới chức thả ông Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong, bị bắt sau nỗ lực nâng cao nhận thức và bảo đảm trách nhiệm liên quan vụ xả thải của nhà máy thép Formosa." Đặc ủy của LHQ về quyền tự do biểu đạt, David Kaye, nói rằng ông "quan ngại sâu sắc trước tình trạng gia tăng bắt bớ những nhà hoạt động nhân quyền và nhà báo" ở Việt Nam.

Thông cáo ngày 23/02/2018 của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền đề cập thêm trường hợp bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và ông Nguyễn Văn Hóa bị tù mà theo LHQ là do có hoạt động tường thuật về biểu tình chống Formosa. Thông cáo nhắc lại rằng các chuyên gia LHQ trước đó cũng từng kêu gọi Việt Nam thả các blogger và nhà hoạt động trong các vụ khác liên quan Formosa...

Có thể nói đây là tin mừng cho những người Việt Nam đang bị nhà cầm quyền cộng sản đàn áp, bắt bớ vì bị chụp mũ "tuyên truyền chống phá nhà nước" trong khi họ chỉ quyết tâm bảo vệ môi trường. Thông cáo ngày 23/02/2018 của LHQ là sự cổ vũ, khích lệ cho nhân dân Việt Nam mạnh mẽ đấu tranh để bảo vệ môi trường. Bởi theo Tuyên bố của hội nghị LHQ về môi trường con người, thông qua tại Stockholm ngày 16/6/1972, được LHQ khẳng định lại Rio De Janreiro từ ngày 03 đến ngày 14/6/1992, tại các Nguyên tắc sau đây thể hiện vai trò quan trọng của nhân dân trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:

- Nguyên tắc 10:
Những vấn đề môi trường được giải quyết tốt nhất với sự tham gia của các công dân quan tâm, ở cấp độ thích hợp, ở cấp độ quốc gia, mỗi cá nhân sẽ có quyền thông tin thích hợp liên quan đến môi trường do các nhà chức trách nắm giữ, bao gồm thông tin về những nguyên liệu và hoạt động nguy hiểm trong cộng đồng, và cơ hội tham gia vào những quá trình quyết định. Các quốc gia cần làm cho thuận tiện và khuyến khích tuyên truyền và sự tham gia của nhân dân bằng cách phổ biến thông tin rộng rãi. Nhân dân cần được tạo điều kiện tiếp cận có hiệu quả những văn bản luật pháp và hành chính, kể cả uốn nắn và sửa chữa.

- Nguyên tắc 20:
Phụ nữ có một vai trò quan trọng trong quản lý và phát triển môi trường. Do đó việc họ tham gia đầy đủ là cần thiết để đạt được sự phát triển lâu bền.

-Nguyên tắc 21:
Cần phát huy tính sáng tạo, những lý tưởng và sự can đảm của thanh niên thế giới để tạo nên một sự chung lưng đấu cật để đạt được sự phát triển lâu bền và bảo đảm mọi tương lai tốt hơn cho tất cả mọi người.

- Nguyên tắc 22:
Nhân dân bản xứ và những cộng đồng của họ và các cộng đồng khác ở địa phương có vai trò quan trọng trong quản lý và phát triển môi trường vì sự hiểu biết và tập tục truyền thống của họ. Các quốc gia nên công nhận và ủng hộ thích đáng bản sắc văn hoá và những mối quan tâm của họ, khiến họ tham gia có hiệu quả vào việc thực hiện một sự phát triển lâu bền.

Căn cứ vào 04 Nguyên tắc trên trong Tuyên bố của hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường con người, thông qua tại Stockholm ngày 16/6/1972 và được tái khẳng định lại Rio De Janreiro từ ngày 03 đến ngày 14/6/1992 cho thấy việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ngăn chặn, đàn áp, bắt bớ những thường dân quyết tâm bảo vệ môi trường như Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong, ...là hành động đi ngược lại Tuyên bố của LHQ. Trước mắt, LHQ kêu gọi thả người vô điều kiện, nếu nhà cầm quyền cộng sản vẫn ngoan cố bác bỏ yêu cầu của LHQ thì những biện pháp trừng phạt tiếp theo như cắt các khoản viện trợ cho lĩnh vực bảo vệ môi trường, các khoản vay cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu cũng được xét lại...

Như vậy, công cuộc bảo vệ môi trường nhằm chống lại những thủ phạm tàn phá, hủy hoại môi trường như Formosa, Nhiệt điện, Bauxite, Lee&Man...đã được LHQ quan tâm, đồng hành. Vậy nhân dân Việt Nam còn chần chừ gì nữa mà không vùng lên tống khứ nó ra khỏi Việt Nam ?
Tran Hung.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH

KHOÁC ÁO THẦY CHÙA ĐỂ CHẠY ÁN, MỘT LOẠI GIÁN ĐIỆP CỦA VIỆT CỘNG VÀ CÁCH GIỮ THỂ DIỆN CHO ĐẢNG VIỆT GIAN CỘNG SẢN