SỰ KHÔN NGOAN CỦA THỦ LÃNH DÙ VÀNG HUỲNH CHI PHONG
SỰ KHÔN NGOAN CỦA THỦ LÃNH DÙ VÀNG HUỲNH CHI PHONG
Sanh ngày 13/10/1996, tính đến nay chưa đủ 23 tuổi đời, tức nếu so với tuổi trẻ bên Việt Nam thì Huỳnh Chi Phong chỉ mới là sinh viên vừa tốt nghiệp đại học là cùng. Tuy nhiên, xét về bản lãnh chánh trị thì phải thừa nhận một điều, Huỳnh Chi Phong quả xứng đáng với danh hiệu tuổi trẻ tài cao.
Ngay trước khi bà thủ tướng Đức Angela Merkel đặt chân tới Bắc Kinh, Huỳnh Chi Phong đã gởi thơ trực tiếp tới bà này, trong thơ có nội dung khuyến cáo bà Angela Merkel hãy tỉnh táo khi làm ăn với Tàu cộng, cụ thể:
1. Chúng tui hy vọng bà sẽ bày tỏ lo ngại về tình hình của chúng tui và truyền đạt yêu cầu của chúng tui đến chánh phủ Tàu cộng trong thời gian bà ở Bắc Kinh;
2. Đức nên cảnh giác trước khi làm ăn với Tàu cộng vì Tàu cộng không tuân thủ luật pháp quốc tế và đã nhiều lần phá vỡ lời hứa.
Trước lá thư của Huỳnh Chi Phong, khi đến Bắc Kinh ngày 06/9 gặp Lý Khắc Cường, bà Angela Merkel đã lên tiếng theo lề lối ngoại giao rằng "Tui nhấn mạnh các quyền và tự do dành cho các công dân Hong Kong phải được công nhận. Trong tình hình hiện nay, bạo lực phải bị ngăn chặn. Chỉ có đối thoại mới có tác dụng. Có nhiều dấu hiệu cho thấy đặc khu trưởng Hong Kong sẽ đề nghị một cuộc đối thoại. Tui hy vọng điều đó trở thành hiện thực và những người biểu tình có cơ hội tham gia trong khuôn khổ quyền của các công dân”.
Thoạt nghe, cứ tưởng bà Angela Merkel đã ra mặt ủng hộ người dân Hong Kong như ý nguyện của Huỳnh Chi Phong, tuy nhiên ở giác độ chánh trị tầm cao thì đây chỉ là kiểu nói "vuốt đuôi", nói cho có nói chớ hổng có tốt lành gì cả. Bởi vì như chúng ta đã biết, Tàu cộng là một quốc gia đàn áp tự do số 1 thế giới, thế nhưng cũng như các đời tổng thống Mỹ trước đây, dưới trào bà Angela Merkel đã đưa nước Đức xích lại gần Tàu cộng hơn bao giờ hết. Bằng chứng đó là:
1. Về đối tác thương mại: Chỉ tính riêng trong năm 2018, tổng kim ngạch song phương đạt 199 tỷ Euro, tương đương 218 tỷ USD. Đức là thị trường nhập cảng lớn nhứt của Tàu cộng sau Mỹ và Pháp và Tàu cộng cũng là thị trường xuất cảng quan trọng của Đức.
2. Về mối quan hệ "tương đồng" trong đối tác chánh trị: Sau khi ông Trump phá bỏ di sản của Obama là thỏa thuận hạch tâm với Iran gọi là P5 + 1 thì Đức là quốc gia ra mặt binh vực Iran mạnh mẽ nhứt bên cạnh Tàu cộng.
3. Về chủ đề an ninh quốc gia: Trong khi Mỹ và các quốc gia khác cùng phát đi cảnh báo về tổ chức gián điệp trá hình của Tàu cộng là Huawei thì phía Đức mà cụ thể là bà Angela Merkel vẫn phớt lờ, mập mờ thậm chí còn quay lại vu cáo Mỹ đã quá thổi phồng về hiểm họa an ninh mạng 5G của Huawei.
Chỉ ba mối dây ràng buộc trên thì sẽ không có chuyện bà Angela Merkel thực tâm ủng hộ dân Hong Kong, ủng hộ nội dung thỉnh nguyện của Huỳnh Chi Phong. Bởi vì hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế Đức, một nền kinh tế lớn nhứt khối EU đang có nguy cơ rơi vào đợt suy thoái kỹ thuật ở quý III/2019 thì mối quan hệ với Tàu cộng sẽ không dễ gì được bà Angela Merkel đánh đổi để buộc Tàu cộng tôn trọng quyền tự do cho dân Hong Kong. Thật vậy, Tàu cộng là quốc gia đàn áp tự do số 1 thế giới nhưng Đức và EU vẫn mê tít thò lò, vẫn làm ăn ngon ơ chế có chế tài như tôn chỉ của EU đâu.
Vì vậy, sau khi nhận ra thái độ "nhơn nghĩa giả vờ" của bà Angela Merkel trong các cuộc hội đàm với chóp bu Tàu cộng từ ngày 06/9 vừa qua. Ba ngày sau, vào ngày 09/9 Huỳnh Chi Phong đã bay qua Đức, tham gia một sự kiện báo chí được tổ chức tại Quốc hội Đức và đã được Ngoại trưởng Đức Heiko Maas tay bắt mặt mừng khiến Tàu cộng lại một nữa lồng lộn như bị nước sôi đổ vô háng. Lần thứ nhứt Tàu cộng lồng lộn đó là hồi tháng 7/2019, một cuộc họp giữa đảng Dân chủ xã hội (SPD) Đức cùng với quan chức cấp cao Tàu cộng đã bị hủy bỏ vào phút chót vì Tàu cộng cáo buộc Berlin ủng hộ biểu tình ở Hong Kong và "kích động hành vi xâm nhập bạo lực" vào trụ sở Hội đồng Lập pháp Hong Kong.
Như vậy, việc Huỳnh Chi Phong tức tốc bay qua Đức ngay sau chuyến công du của bà Angela Merkel đến Bắc Kinh cho thấy chàng thanh niên này có viễn kiến tuyệt vời mà trong binh pháp Tôn Tử gọi là "Viễn giao - Cận công". Chưa dừng lại, sau khi hoàn thành sứ mạng "Viễn giao" ở Đức, Huỳnh Chi Phong lại bay qua Mỹ để gặp những chánh trị gia Mỹ nhằm tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía Mỹ dành cho Hong Kong. Dĩ nhiên trong mối quan hệ "kỳ phùng địch thủ" hiện nay giữa Mỹ với Tàu cộng thì việc tranh thủ sự ủng hộ từ phía Mỹ sẽ thuận lợi hơn.
Xét về giác độ chiến lược thì những bước đi nhẹ nhàng của Huỳnh Chi Phong được xem là binh pháp Trần gia thời Đại Việt mà chúng ta thường nghe nói tới đó là "Dĩ đoản chế trường", một đỉnh cao nghệ thuật quân sự thời Nhà Trần đã ba lần đại phá đế quốc Mông Nguyên được truyền khẩu là "dùng đoản binh chế trường trận". Dĩ đoản chế trường là lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, rất công phu, phức tạp nhưng đã dụng đúng cách, đúng thời điểm thì sẽ có được kết quả "Cửu Long, ngũ Hổ địch nhứt nhơn. Nhị Nhơn, thất tướng phò lục quốc".Thời nhà Trần Đại Việt ngoài Hào khí Đông A ra thì có một tinh hoa trị quốc, công địch đó là "võ công - văn trị" hiển hách đã mở ra một kỷ nguyên hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Nay Hong Kong đã xuất hiện những hào kiệt, anh thư có tầm nhìn viễn kiến, biết dụng thuật "võ công, văn trị", biết sử dụng "dùng đoản binh chế trường trận", biết đi trước kẻ thù trong kế sách "viễn giao cận công". Chắc chắn nếu trời không phụ lòng người thì những hào kiệt, anh thư như Huỳnh Chi Phong, Denis Ho,... sẽ làm nên đại sự, dựng nên đại nghiệp cho xứ Cảng Thơm.
Thanh niên Việt Nam thì sao ???
Tran Hung.
Nhận xét