HÀNH TRÌNH LÀM CU LI CỦA NGUYỄN SINH CU VÀ TIẾN TRÌNH BỘC LỘ BẢN CHẤT GIAN XẢO CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
HÀNH TRÌNH LÀM CU LI CỦA NGUYỄN SINH CU VÀ TIẾN TRÌNH BỘC LỘ BẢN CHẤT GIAN XẢO CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
Lần thứ hai Nguyễn Sinh Cu cùng cha vào Huế tá túc 3 năm đó là giai đoạn từ năm 1906 - 1909, khi Cu đã ở tuổi thanh niên, mang tên Nguyễn Tất Thành, tuổi đời của Thành lúc này là 16 - 19 tuổi.
Sau năm 1887, người Pháp bắt đầu công việc khai thác thuộc địa. Dân chúng từ thành thị đến thôn quê thảy đều nai lưng đóng thuế, đi phu vô cùng khốn đốn. Rồi vì dân chúng không chịu nổi sự bốc lột nữa, nên nhiều cuộc biểu tình kháng thuế đã nổ ra lung tung. Toàn quyền Lannessan trong báo Người Đông Dương đã thú nhận: Nguyên nhân chủ yếu (của các cuộc biểu tình) là vì thuế khóa quá nặng, và những cuộc biểu tình nổ trước tiên ở Trung Kỳì tại đây, người ta tăng thuế nhanh nhất nhưng lại kém sáng suốt nhất. Thuế đã nặng, cách thu lại phiền phức, ngoài ra ta còn đặt thêm các việc độc quyền muối, rượu,...
Sở dĩ ở Trung Kỳ nổ ra các cuộc biểu tình Kháng thuế trước tiên là vì Trung Kỳ lúc bấy giờ là nơi tiên khởi Phong tràn Duy Tân do cụ Phan Châu Trinh đề xướng năm 1906 với tư tưởng DÂN QUYỀN mà phong trào Duy Tân đề cao đã gây tác động lớn vào cuộc đời của giới dân nghèo, làm bùng lên cuộc đấu tranh "chống đi phu, đòi giảm sưu thuế" rất quyết liệt của họ tại nhiều tỉnh ở Trung Kỳ.
Đầu tháng 4/1908, nhân dân Thừa Thiên biểu tình. Công sứ Pháp ở tỉnh Thừa Thiên là Gariod, Phó công sứ Boudineau liền điều lính tới nổ súng ngăn chặn. Bị cản trở, đoàn người bị áp bức liền xông lên đánh nhau với đội lính, rồi bắt trói viên phó lãnh binh và bắt viên Phủ doãn phải dẫn đầu đoàn biểu tình ngày 11/4/1908. Trên đường đến Kinh đô Huế, một số nơi đã bố trí sẵn để cắt tóc ngắn và khâu áo ngắn lại (tức theo xu hướng cải cách) cho những ai còn búi tóc và mặc áo dài.
Để cổ vũ phong trào, học sinh trường Quốc học và trường Quốc Tử Giám ở Huế còn đến đọc thơ ca, hò vè mang nội dung yêu nước. Lo ngại, thực dân Pháp phải đưa vua Duy Tân khi ấy mới 8 tuổi ra phủ dụ nhưng không có tác dụng. Cuối cùng, Pháp phải điều lính đến đàn áp. Cuộc xô xát lớn đã diễn ra ở đầu cầu Tràng Tiền làm nhiều người bị bắt và bị trúng đạn. Đến khi ấy, mới giải tán được.
Trong số những học sinh bị bắt có Nguyễn Tất Thành, kết quả trò Thành bị đuổi học. Với thành tích "có tham gia biểu tình nên bị đuổi học", Nguyễn Tất Thành được cha là Nguyễn Sinh Sắc nhờ vả ông Nguyễn Hiệt Chi, người từng tham gia phong trào Duy Tân ở Bình Thuận, từng là đồng sáng lập Công ty Liên Thành và Trường Dục Thanh (Phan Thiết) và nhiều năm dạy học ở Trường Quốc học Huế và Trường Quốc học Vinh. Ông Nguyễn Hiệt Chi là thân sinh của Nguyễn Từ Chi, Nguyễn Đổng Chi,... và là ông nội của Nguyễn Huệ Chi, người đã cùng với nhà văn Phạm Toàn và Giáo sư Nguyễn Thế Hùng khởi xướng trang mạng Bô xít Việt Nam vào năm 2009.
Được ông Nguyễn Hiệt Chi tư vấn nên gặp cụ Trương Gia Mô trước để ông Nghè Mô bảo đảm cho Nguyễn Tất Thành vì ông Trương Gia Mô cũng là chỗ quen biết với Nguyễn Sinh Sắc thời ông ta làm thừa phái Bộ công tức thư ký cho Bộ này ở Huế theo chế độ "tập ấm". Bộ công thời Pháp thuộc tương đương với Bộ Xây dựng - Giao thông Vận tải hiện nay ở Việt Nam còn chế độ "tập ấm" là một đặc ơn thời đó, tức cha làm quan con cũng được phong quan.
Sở dĩ Nguyễn Tất Thành phải vào làng Hà Thủy -Duồng, nay thuộc xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận để diện kiến ông Nghè Mô trước là vì ông Trương Gia Mô là người có uy tín, đã từng giới thiệu cho ba ông Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp hội kiến với hai anh em ông Nguyễn Trọng Lôi và Nguyễn Quý Anh là con ruột của nhà thơn yêu nước Nguyễn Thông cùng với ông Hồ Tá Bang để truyền bá tư tưởng Duy Tân ở khu vực Bình Thuận. Sau khi rồng mây gặp nhau, 6 ông gồm Nguyễn Trọng Lôi, Nguyễn Quý Anh, Hồ Tá Bang, Ngô Văn Nhượng, Trần Lệ Chất và Nguyễn Hiệt Chi đứng ra sáng lập 3 tổ chức tại Phan Thiết, Bình Thuận với các nhiệm vụ chánh trị - văn hoá - kinh tế gắn liền nhau, tương ứng với cương lĩnh hành động 3 điểm "Khai dân trí - Chấn dân khí - Hậu dân sinh" của phong trào Duy Tân. Ba tổ chức này là:
1. Liên Thành Thư Xã: truyền bá các sách báo có nội dung yêu nước, được thành lập năm 1905;
2. Liên Thành Thương Quán: làm kinh tế gây quỹ hoạt động, đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhân dân, được thành lập năm 1906;
3. Dục Thanh Học Hiệu: mở trường dạy cho con em người yêu nước và lao động nghèo theo nội dung yêu nước và tiến bộ, được thành lập năm 1907;
Liên Thành thư xã do ông Nguyễn Hiệt Chi phụ trách mời nhiều diễn giả đến diễn thuyết, trong đó có Phan Châu Trinh gây được tiếng vang lớn. Liên Thành Thương Quán hoạt động có hiệu quả, bí mật đóng góp một phần tài chánh cho phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu và các phong trào giải phóng dân tộc về sau. Dục Thanh học hiệu đã đào tạo được một lớp trẻ học tập theo sách vở và tinh thần Tân Dân.
Sau khi Nguyễn Tất Thành diện kiến cụ Trương Gia Mô thì được cụ Nghè Mô gởi giấy giới thiệu cho cụ Hồ Tá Bang và Nguyễn Tất Thành được cụ Hồ Tá Bang nhận vào làm việc tại Dục Thanh Học Hiệu. Theo tư liệu của Việt cộng thì vai trò của Nguyễn Tất Thành ở Dục Thanh học hiệu là làm ông giáo dạy học với hai môn dạy chữ Quốc ngữ và Hán ngữ. Sự mờ ám nằm ngay chỗ này bởi nếu Nguyễn Tất Thành là ông giáo dạy chữ Quốc ngữ tại Dục Thanh Học Hiệu thì tại sao trong cuốn Đường cách mạng xuất bản năm 1927, Nguyễn Ái Quốc ghi là Dường Kách Mệnh và những văn bản, di chúc do hồ chí minh viết tay sau này nó bị sai be bét về lỗi chánh tả.
Theo cá nhơn, với trình độ hiện có lúc đó của Nguyễn Tất Thành, người ta cho rằng ông Hồ Tá Bang nhận Nguyễn Tất Thành vào dạy học ở Dục Thanh Học Hiệu là chuyện phi lý, tào lao. Có chăng vì nể vì nên ông Hồ Tá Bang phải nhận Nguyễn Tất Thành vào làm chân cai trường, nấu nước pha trà cho trường mà thôi. Bởi nếu Nguyễn Tất Thành đủ khả năng làm thầy dạy chữ cho học trò thì cụ Nguyễn Hiệt Chi đã nhận Thành vào Liên Thành Thư Xã, nơi cụ Hiệt Chi phụ trách để làm tay viết lách cho tổ chức này rồi.
Lại nói về Dục Thanh Học Hiệu, đây là ngôi trường được xây dựng năm 1907 cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Dục Thanh Học Hiệu được xây dựng ngay trên đất nhà thờ họ Nguyễn ở làng Thành Đức nay là nhà số 39 đường Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết, Bình Thuận. Trường do ông Nguyễn Quý Anh làm Giám Hiệu, với hai giảng viên chính là Nguyễn Hiệt Chi và Trần Đình Phiên.
Theo tư liệu của Việt cộng thì tháng 8/1910 Nguyễn Tất Thành được nhận vào dạy học ở Dục Thanh Học Hiệu, Nguyễn Tất Thành dạy lớp nhì, tương đương lớp bốn ở Việt Nam hiện nay, chủ yếu là dạy Chữ Quốc ngữ và Hán văn, ngoài ra, còn kiêm nhiệm dạy môn thể dục. Một trong những học trò của trường là Nguyễn Kinh Chi con cụ Nguyễn Hiệt Chi, bác ruột của Nguyễn Huệ Chi về sau là Bác sỹ, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam dân chủ cộng hòa, đại biểu Quốc hội khóa I - IV, là học trò trực tiếp của thầy Nguyễn Tất Thành.
Ông Nguyễn Kinh Chi sanh năm 1899, tính tới năm 1910 thì ông đã được 11 tuổi, ở cái tuổi này thì ông Nguyễn Kinh Chi đã học lớp Đệ Thất tức lớp Sáu hiện nay hoặc nếu học trễ hơn thì cũng là lớp Nhứt tương đương lớp Năm bây giờ. Nguyễn Tất Thành dạy lớp Nhì, tương đương lớp Bốn hiện nay thì làm gì có chuyện ông Nguyễn Kinh Chi là học trò của Nguyễn Tất Thành? Chưa kể cha ông Nguyễn Kinh Chi là ông Nguyễn Hiệt Chi là giáo sư của trường Dục Thanh Học Hiệu thì làm gì có chuyện cho con học trễ ?
Tháng 02/1911, Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh vào Sài Gòn với giấy thông hành tên Văn Ba do Trần Lệ Chất và Hồ Tá Bang lo giúp. Tại đây, Văn Ba theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son nay là trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng, vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống và đồng thời tìm hiểu đời sống công nhân. Ở đây, Văn Ba học được 3 tháng. Sau đó quyết định xin làm chân sai vặt trên tàu Đô đốc Latouche-Tréville của hãng vận tải Hợp nhứt - Compagnie des Chargeurs réunis, thường được gọi là hãng Nǎm Sao đang chuẩn bị rời Cảng Sài Gòn đi Marseille, Pháp với hành trang chỉ là hai bàn tay trắng như lời kể của Trần Dân Tiên, một bút hiệu của hồ chí minh sau này.
Ngay chỗ này lại lòi ra một điều bất hợp lý, bởi vì như ta biết Liên Thành Thương Quán hay gọi tắt là Công ty Liên Thành là một công ty nhận được sự ủng hộ đặc biệt của ông Claude Leon Lucien Garnier, một công sứ Pháp tại Bình Thuận có tư tưởng Dân quyền. Năm 1918, Liên Thành bước sang thời kỳ phát triển mạnh mẽ, tham gia các hội chợ ở Hà Nội và dự cuộc đấu xảo ở Marseille, Pháp, tạo ra tiếng vang lớn. Từ sau đó, Liên Thành dần mở rộng mạng lưới các phân cuộc ở nhiều tỉnh miền Trung, miền Nam, phủ qua cả Cambodia và châu Âu.
Theo Báo Nhân Dân của cộng sản Việt Nam đăng ngày 02/6/2011 với tựa "Nơi 100 năm trước Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước" thì trong thời gian ở Sài Gòn, Nguyễn Văn Ba vừa dạy học vừa đi làm ở trường thợ máy (Eécole des Mécaniciens), kể cả bán báo ở khu vực Thương cảng để kiếm sống và tìm hiểu đời sống công nhân, nhân dân lao động cũng như các tàu ra vào cảng Sài Gòn. Nguyễn Văn Ba đã tạm trú tại cơ sở của Phân cuộc Liên Thành Thương quán tại số 1-2-3 Quai Testard (bến Testard) - Chợ Lớn, nay là căn nhà số 5 Châu Văn Liêm, phường 14, quận 5 trước khi xuống con tàu Amiral Latouche Treville ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 19/9/1910.
Rõ ràng thời gian Nguyễn Văn Ba ở Sài Gòn trước khi lên tàu tàu Amiral Latouche Treville rời Sài Gòn đã được truyền thông, tư liệu Việt cộng tam sao, thất bản, chỗ thì nói Văn Ba học ở trường Bá Nghệ, chỗ thì nói Văn Ba vừa dạy học vừa đi làm ở trường thợ máy (Eécole des Mécaniciens). Đặc biệt, việc Văn Ba lên tàu làm cu ly để được đi đây, đi đó với chỉ 2 bàn tay trắng, trên răng dưới bình xăng như chính Trần Dân Tiên viết có đề cập tới người tên Lê được Văn Ba rủ đi theo mình thì anh Lê hỏi "tiền đâu" lập tức Văn Ba chìa 2 bàn tay ra nói "tiền ở khối óc và đôi bàn tay". Và câu chuyện ba xạo này đã được Việt cộng nhồi nhét vào bao thế hệ trẻ ở Việt Nam trong bài vở tuyên truyền tấm gương đạo đức hồ chí minh.
Thiệt ra, chính Liên Thành thương quán đã đưa Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn cho ở tại trụ sở Tổng cuộc Liên Thành (nay là di tích lịch sử số 3-5 Châu Văn Liêm) suốt chín tháng đến khi xuống tàu sang Pháp. Thiệt ra Liên Thành thương quán đã bố thí cho Nguyễn Văn Ba 18 đồng bạc Đông Dương để làm lộ phí cho chuyến đi làm cu ly quốc tế này mà ông Võ Ngọc Tựu, từng làm kế toán 37 năm ở Liên Thành sau này cho hay.
Có được sự quan tâm của Liên Thành thương quán mà khi qua Pháp Nguyễn Văn Ba đã diện kiến được chí sỹ Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường rồi cướp công hai vị này khi hai vị này đã giao cho Nguyễn Văn Ba mang bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm để kêu gọi lãnh đạo các nước Đồng Minh áp dụng các lý tưởng của Tổng thống Mỹ Wilson cho các lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á trao tận tay Tổng thống Pháp và các đoàn đại biểu đến dự Hội nghị Hòa bình Versailles diễn ra ngày 18/6/1919.
Thực ra Bản yêu sách của nhân dân An Nam này do một nhóm các nhà ái quốc Việt Nam sống ở Pháp, trong đó có Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường viết ra, nhưng khi mang tới Hội nghị thì Nguyễn Văn Ba đã tự ký tên Nguyễn Ái Quốc vào để sau đó hắn công khai nhận tên mình là Nguyễn Ái Quốc và sử dụng tên này trong suốt 30 năm sau đó. Bản chất xảo trá, quỷ quyệt của Nguyễn Ái Quốc bộc lộ mạnh mẽ cho tới khi hắn bị chết ở Hong Kong năm 1932 và được thay thế bằng một Tống Văn Sơ người Tàu có trình độ gian xảo siêu đẳng hơn Nguyễn Ái Quốc vạn lần. Sẽ viết tiếp./.
Tran Hung.
Nhận xét