BẰNG CHỨNG "DỐT" PHÁP NGỮ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
BẰNG CHỨNG "DỐT" PHÁP NGỮ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
Như chúng ta đã biết, sau khi Đệ Nhứt thế chiến kết thúc, ngày 18/6/1919, đại biểu các nước Đế Quốc tụ tập về Versailles nước Pháp dự Hội nghị Hòa Bình. Tranh thủ sự kiện này, chí sỹ Phan Châu Trinh, luật sư Phan Văn Trường đang ở Pháp đã gởi Bản "thỉnh nguyện thơ" gồm 8 điểm có tên là "Yêu sách của dân tộc An Nam” đến các đại biểu dự Hội nghị Versailles.
Bản "Yêu sách của dân tộc An Nam” do Luật sư Phan Văn Trường viết lại bằng tiếng Pháp và theo nhiều nguồn tư liệu thì Bản yêu sách này được Nguyễn Tất Thành mang tới Hội nghị Versailles, thực hư thế nào sẽ nói sau, ở đây tui chỉ tập trung vô cái chữ ký ở Bản yêu sách và những bằng chứng khác để khẳng định Nguyễn Ái Quốc là một kẻ dốt Pháp văn.
Về việc ký tên ở Bản "Yêu sách của dân tộc An Nam" năm 1919, họ tên được ký ở bản yêu sách này là NGUYỄN ÁI QUẮC và vin vô cái tên này, Nguyễn Tất Thành đã nhận đó là tên mình nhưng không dùng là QUẮC mà sau này luôn dùng là QUỐC, tức Nguyễn Ái Quốc như trong tất cả sách báo, truyền thông hiện nay.
Thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh đất nước ta chia làm hai miền, từ sông Gianh trở ra gọi là Đàng Ngòai và từ sông Gianh trở vào gọi Đàng Trong. Cũng từ đây có sự khác nhau nhỏ về "phương ngữ - dialet" chủ yếu do kỵ húy, do phát âm. Điển hình như Đàng Trong gọi là CHÂU còn Đàng Ngoài vẫn gọi là CHU như tên gốc của cụ Tây Hồ là Phan CHÂU Trinh, ông ngoại của Việt cộng Nguyễn Thị Bình - cựu phó chủ tịch nước chxhcn Việt Nam nhưng dân ở ngoài Bắc họ viết là Phan CHU Trinh, đại để là như vậy.
Do đó, xét lại cái họ tên ký trong Bản "Yêu sách của dân tộc An Nam” là NGUYỄN ÁI QUẮC thì rõ ràng người ký tên là người Đàng Trong. Bản "Yêu sách của dân tộc An Nam” do luật sư Phan Văn Trường viết lại bằng tiếng Pháp mà Luật sư Phan Văn Trường là người sanh ra làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm nay là phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp và thành luật sư, ông làm phiên dịch ở Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, sau đó ông qua Pháp theo học ngành luật tại Đại học Sorbonne, Paris rồi trình luận án Tiến sĩ về luật hình để trở thành tiến sĩ luật học đầu tiên của Việt Nam. Như vậy chắc chắn 100% người ký tên NGUYỄN ÁI QUẮC không phải luật sư Phan Văn Trường vì ông Trường là người Đàng Ngoài theo phương ngữ Đàng Ngoài mà người ký tên này phải là người Đàng Trong theo phương ngữ Đàng Trong nên mới có tên là NGUYỄN ÁI QUẮC.
Theo truyền thông của Việt cộng và nhiều nguồn tư liệu thì có ba nhơn vật chính liên can trực tiếp tới Bản "Yêu sách của dân tộc An Nam” đó là cụ Phan Châu Trinh, luật sư Phan Văn Trường và Nguyễn Văn Ba tức Nguyễn Ái Quốc sau này. Ông Phan Văn Trường được loại trừ, cụ Phan Châu Trinh thì sao ? Tại sao cụ không ký tên cụ hoặc tên một ai khác nhưng chí ít phải là họ PHAN, họ của cụ và của Luật sư Phan Văn Trường mà lại là họ NGUYỄN trùng với Nguyễn Văn Ba?
Vậy tại sao phải ký tên vào Bản "Yêu sách của dân tộc An Nam” là NGUYỄN ÁI QUẮC ? Họ NGUYỄN sẽ gợi cho tui nhớ tới Kỳ Ngoại Hầu Cường Để - Nguyễn Phước Dân, người đã cùng cụ Phan Sào Nam - Phan Bội Châu và cụ Nguyễn Hàm lập ra Duy Tân Hội với phong trào Đông Du vào ngày Tám tháng Tư năm Giáp Thìn (1904) tại Nam Thạnh Sơn Trang ở Thăng Bình, Quảng Nam do Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, cháu nội đời thứ Năm của Hoàng Tử Cảnh - Nguyễn Phước Cảnh làm Hội chủ nhằm mục đích thu phục nhơn tâm.
Lại nói về tình cảm giữa hai ông Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, năm 1906, ông Phan Bội Châu tranh thủ sự đồng tình của Phan Chu Trinh nhưng không thành công, vì ông Phan Châu Trinh phản đối chủ trương duy trì nền quân chủ, phương pháp bạo động vũ trang và việc mưu cầu ngoại viện. Bởi theo ông, muốn cứu được nước nhà, phải đi theo con đường dân chủ và cải cách xã hội, bằng việc nâng cao dân trí và dân quyền rồi mới có thể mưu tính được việc khác. Tuy nhiên, ông Phan Châu Trinh rất hoan nghinh việc Duy Tân hội đã vận động được một số học sinh ra nước ngoài học tập và phổ biến những tài liệu, thơ ca truyên truyền giáo dục quốc dân trong nước. Năm 1906, Phan Châu Trinh từ Nhựt Bổn về nước và phát động phong trào Duy Tân.
Tháng 3/1908, phong trào "cự sưu khất thuế" tức phong độ chống sư thuế Trung Kỳ nổi lên rầm rộ ở Quảng Nam rồi nhanh chóng lan ra các tỉnh khác. Bị Pháp đưa quân đàn áp, nhiều hội viên trong phong trào Duy Tân và Duy Tân hội bị bắt, trong số đó có Nguyễn Hàm, một yếu nhân của hội. Riêng ông Phan Châu Trinh bị bắt và đi đày ra đảo Côn Lôn tức Côn Đảo ngày nay sau đó chuyển qua Pháp quốc.
Thượng tuần tháng Năm năm Nhâm Tý tức tháng 6/1912 trong cuộc "Đại hội nghị" tại từ đường nhà tướng quân Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc ở Quảng Đông, bên Tàu, có đông đủ đại biểu khắp ba kỳ đã quyết định giải tán Duy Tân hội và thành lập Việt Nam Quang Phục Hội, tức thay đổi tôn chỉ từ chủ nghĩa quân chủ sang chủ nghĩa dân chủ để đánh đuổi quân Pháp, khôi phục Việt Nam, kiến lập Việt Nam Dân Quốc, đáp ứng tình hình chuyển biến mới trên trường quốc tế. Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm Hội chủ của Việt Nam Quang Phục Hội, trụ sở đặt tại Quảng Châu, bên Tàu.
Giờ tui nói tới mối quan hệ giữa Việt Nam Quang Phục Hội của Hoàng thân Cường Để với hai ông Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường. Khi ông Phan Châu Trinh sang Pháp thì luật sư Phan Văn Trường đã hội kiến và hai ông thành lập Hội đồng bào Thân ái tiếng Pháp là La Fraternité des compatriotes, thành lập vào năm 1912. Đây là một trong những tổ chức đầu tiên của người Việt tại Pháp. Trước tinh thần yêu nước của Hội đồng bào Thân ái, lãnh tụ Việt Nam Quang Phục Hội là Kỷ ngoại hầu Cường Để đã phái người qua Paris vào năm 1913 tro thơ cho cụ Phan Châu Trinh để liên kết hoạt động.
Tới đây cái tên NGUYỄN ÁI QUẮC ký trong Bản "Yêu sách của dân tộc An Nam” do Luật sư Phan Văn Trường viết lại bằng tiếng Pháp đã được giải mật. NGUYỄN là họ của Hoàng Thân Cường Để, linh hồn kháng Pháp của dân tộc An Nam lúc bấy giờ, ÁI là YÊU và QUẮC là NƯỚC theo phương ngữ Đàng Trong. Nói cụ thể thì NGUYỄN ÁI QUẮC chính là Nguyễn Phước Dân, tức Kỳ Ngoại Hầu Cường Để - lãnh tụ của Việt Nam Quang Phục Hội. Một tổ chức gây tiếng vang lớn lúc bấy giờ mà tiếng bom Sa Diện của liệt sỹ Phạm Hồng Thái là một điểm son.
Trở lại nhơn vật Nguyễn Ái Quốc, theo khẳng định của Tuyên giáo Việt cộng là tiến sỹ Đinh Quang Thành Học viện chính trị quốc gia hồ chí minh và tiến sỹ Văn Thị Thanh Mai - Ban Tuyên giáo trung ương đăng bài viết với tựa đề: 100 năm bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" trên trang Tuyên giáo - Tạp chí của ban Tuyên giáo trung ương vào Thứ Sáu, 21/6/2019 16:45'(GMT+7) thì có đoạn cụ thể:
- Hội nghị ở Véc xây (18-21/6/1919). Khi đó, cũng như nhiều người, nhiều dân tộc “từng bị mê hoặc bởi những tuyên bố rộng rãi về quyền tự quyết của các dân tộc” của Tổng thống Hoa Kỳ, thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Nguyễn Tất Thành cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường thảo bản Yêu sách của nhân dân An Nam (bản Yêu sách tám điểm) gửi tới Hội nghị Véc xây.
- Bản Yêu sách tám điểm được luật sư Phan Văn Trường viết bằng tiếng Pháp (vì lúc này Nguyễn Tất Thành chưa thạo tiếng Pháp; dưới bản Yêu sách tám điểm ký tên: Nguyễn Ái Quốc). Đây là lần đầu tiên tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện; đây cũng là điểm khởi đầu của một hành trình đấu tranh cách mạng và điểm khởi đầu đó đã gây chấn động nước Pháp và thế giới. Sau đó, Nguyễn Ái Quốc đã chuyển thể bản Yêu sách tám điểm qua thể thơ lục bát và song thất lục bát với tên gọi Việt Nam yêu cầu ca.
Chết chưa, Nguyễn Sinh Cung từng là học trò ở Quốc học Huế thời kỳ Pháp thuộc, truyền thông Việt cộng tự hào, nhồi sọ bao thế hệ người Việt rằng hồ chí minh biết tới 29 ngoại ngữ. Quái đản hơn là chúng còn tô vẽ cách "tự học ngoại ngữ" của hcm, xin đơn cử ở chuyên mục CHUYỆN KỂ với tiêu BÁC HỒ VỚI TIẾNG PHÁP đăng trên Bảo tàng hồ chí minh - Thừa Thiên Huế như sau:
...Ngay trên chuyến tàu sang Pháp, bác đã tranh thủ lúc rỗi để học đọc và viết tiếng Pháp với hai người lính trẻ được giải ngũ trở về Pháp. Họ cho bác mượn những quyển sách nho nhỏ bằng tiếng Pháp. Khi đến thành phố Lơ Ha-vơ-rơ, bác học tiếng với cô Sen. Tóm lại, những người xung quanh dạy bác học.
- Muốn biết một vật nào đó tiếng Pháp gọi là gì, bác chỉ vật ấy rồi hỏi, xong viết vào mảnh giấy, dán vào chỗ hay để ý nhứt, để vừa làm việc vừa học được. Có khi viết chữ vào cánh tay. Tối đi làm về, bác rửa tay rồi lại viết các chữ khác. Học được chữ nào, bác ghép câu dùng ngay. Giăng Lông-ghê, cháu ngoại Các Mác, là chủ nhiệm báo “Dân chúng”, cơ quan của Đảng Xã hội Pháp (hồi ấy Đảng Cộng sản pháp chưa thành lập), đã khuyến khích bác viết về Việt Nam.
- Nhưng bấy giờ, bác chưa giỏi tiếng Pháp. Muốn viết gì, bác phải nhờ luật sư Phan Văn Trường. Ông là một nhà trí thức yêu nước, đậu tiến sĩ luật khoa ở Pa-ri, nhưng ông không muốn ký tên ở dưới và không viết hết điều mà bác muốn nói, bác rất khó chịu vì mình kém tiếng Pháp, bác nghĩ: muốn tuyên truyền cho nước ta, nhưng không viết được chữ Pháp. Làm thế nào bây giờ? Nhứt định phải học viết cho kỳ được”.
- bác làm quen với chủ bút tờ báo “Đời sống thợ thuyền”, bác ngỏ ý muốn viết bài nhưng ngại vì tiếng Pháp còn kém. Chủ bút bảo: “Điều đó không ngại, có thế nào anh viết thế ấy. Tui sẽ chữa bài cho anh trước khi đưa in. Anh không cần viết dài; năm sáu dòng cũng được”. Viết xong bài, bác chép thành hai bản, một bản giữ lại. Lần sung sướng nhứt trong đời viết văn, làm báo của bác là bài đầu tiên được đăng trên tờ “Đời sống thợ thuyền”. Năm ấy là năm 1917, bác đã so lại xem đúng sai chỗ nào, tòa báo sửa cho như thế nào. Sau này, khi thấy đã bớt sai, ông chủ bút lại bảo: “Bây giờ anh viết dài một tí, viết độ bảy tám dòng”. Rồi cứ thế, bác viết được cả một cột báo, có khi dài hơn. Lúc ấy, người chủ bút (là bạn thân của bác) lại bảo viết ngắn lại. Rút ngắn cũng khó như kéo dài. Nhờ kiên trì rèn luyện nên bác đã thành công.
Rõ ràng Việt cộng đã giấu đầu lòi đuôi, giấu dốt Pháp văn của bác thì lòi ngu của bác. Bởi vì:
1. Theo tuyên truyền của Việt cộng thì hcm ở nước Pháp gần 7 năm, chia ra hai giai đoạn là: giai đoạn những năm 1911,1912,1917 và giai đoạn những năm 1923,1927), qua 5 thành phố, bến cảng, từ Marseille, Le Havre, Saint Adresse, Dunkerque… trong đó chủ yếu là thủ đô Paris.
Như vậy, trước khi Bản "Yêu sách của dân tộc An Nam” trình ra Hội nghị Hòa Bình Versailles ngày 18/6/1919 thì hcm đã có thời gian ờ Pháp từ những năm 1911, 1912, 1917. Vậy tại sao trình độ Pháp ngữ của hcm rất tệ trong khi hcm rất có năng khiếu va chăm chỉ học ngoại ngữ mà quốc gia hcm muốn tới đầu tiên khi ở tuổi 13 đó là Pháp quốc.
2. Như truyền thông của Việt cộng mà tui trích dẫn ở trên thì năm 1917, hcm đã tham gia viết bài cho tờ báo “Đời sống thợ thuyền” của Pháp rồi kia mà, mãi hai năm sau tức trước ngày 18/6/1919 thì Bản "Yêu sách của dân tộc An Nam” mới được luật sư Phan Văn Trường viết ra bằng tiếng Pháp để mang tới Hội nghị Marseille kia mà. Nhưng tại sao hcm không tham gia viết vì lý do dốt tiếng Pháp?
Nói láo thì trước sau gì cũng lòi, tui sẽ lôi ra những chỗ láo bị lòi của nhơn vật hồ chí minh này./.
Tran Hung.
Nhận xét