NGUYỄN ÁI QUỐC ĐÃ CHẾT Ở HONG KONG VÌ BỊNH HO LAO
NGUYỄN ÁI QUỐC ĐÃ CHẾT Ở HONG KONG VÌ BỊNH HO LAO
Ngày 06/6/1931, cảnh sát Anh quốc ở Hong Kong đã bắt Tống Văn Sơ theo hợp tác giữa mật thám Pháp với mật thám Anh. Sơ lược quá trình bắt giữ Tống Văn Sơ như sau:
1. Theo bản án tử hình vắng mặt của tòa Đại hình ở Vinh tại phán quyết số 115 ngày 10/10/1929 cùng lịnh truy nã ráo riết của Pháp dành cho Nguyễn Ái Quốc.
2. Trên các bản tin hằng tuần của Cảnh sát hình sự Bắc Kỳ, luôn đăng lịnh truy nã Nguyễn Ái Quốc kèm theo hinh của tội nhân là “Tin tình báo: tội nhân Nguyễn Ái Quốc đã ở lâu năm tại Mỹ, Anh, Pháp và Nga, hiện nay có lẽ đang ở Viễn Đông, có thể là Đông Dương”, bản tin số 1 đăng ngày 16/3/1931.
3. Cơ sở để mật thám Anh tìm và bắt Tống Văn Sơ, tên tiếng Anh là Sung Man Ch'o:
Ngày 02/6/1931 tại Tân Gia Ba - Singapore, phái viên người Pháp là Serge Lefranc được Quốc tế cộng sản cử theo dõi và giúp đỡ đảng cộng sản Đông Dương vì đảng này đang bị suy yếu sau những vụ truy bắt chánh quyền Pháp đã đến Singapore và đã bị Giám đốc tình báo hình sự cảnh sát Hoàng gia Anh quốc là ông R.H.Onraet túm cổ.
Sau khi lục soát Serge Lefranc, ông R.H.Onraet thu được bức thơ của R.H.Onraet viết nhưng chưa gởi cho Nguyễn Ái Quốc, từ đó địa chỉ của Nguyễn Ái Quốc đã bị tiết lộ. Mật thám Anh đã liên lạc với mật thám Pháp và ngày 06/6/1931 cảnh sát Anh ở Hong Kong đã ập vô căn nhà 186 Tam Lung, Cửu Long, Hong Kong. Một người bị bắt có giấy căn cước của Trung Hoa Dân quốc là người Tàu tên Tống Văn Sơ, sanh 1895 (36 tuổi) và người thứ hai là phụ nữ Tàu tên Lý Sâm mà Sơ khai nhận là “cháu gái" ở tuổi độ 15.
Mặc dù phía cảnh sát luôn bảo mật thông tin cho vụ bắt giữ này nhưng ngày hôm sau, tức ngày 07/6/1931, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post) đã đưa tin Tống Văn Sơ đã bị bắt. Sau đó ngày 08/6/1931 hàng loạt tờ báo lớn khác như Điện tín Hồng Kong (The Hong Kong Telegraph), Thời Báo (The Time), Nhân Đạo (La Humanite), Tự Do (La Liberte)… đồng loạt đăng lại. Riêng tờ The Time ngày 23/6/1931 thì đưa tin: “…Theo yêu cầu của nhà cầm quyền Pháp, cảnh sát Ho Kong đã bắt giữ Nguyễn Ái Quốc, thủ lãnh cách mạng cộng sản An Nam…”.
Nói về nhơn vật Lý Sâm bị bắt cùng với Tống Văn Sơ, theo bà Lệ Tân Sitek, một người Việt định cư ở Na Uy, bà có tên Việt Nam là Bùi Lý Lệ Tân, quê tại làng Phổ Đông, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bà sanh năm 1939, tại Hồ Nam - Trung Hoa. Theo bà Lệ Tân Sitek thì bà là con gái đầu của bà Lý Sâm, người bị bắt cùng Tống Văn Sơ vào ngày 06/6/1931 tại Hong Kong thì bà Lý Sâm tên thật là Hoàng Lệ Minh còn mang nhiều bí danh khác như Lý Phương Thuận,... và cha của bà là ông Bùi Hải Thiệu mang bí danh Lý Quốc Lương, người đã kết hôn với bà Lý Sâm vào khoảng năm 1936 - 1937. Vợ chồng Bùi Hải Thiệu - Lý Sâm thường lui tới nhà Hồ Học Lãm nơi có Lê Thiết Hùng có bí danh là Lê Quốc Vọng, kẻ làm con rễ của Hồ Học Lãm vì đã cưới cô Hồ Diệc Lan, chị của bà Hồ Mộ La làm vợ, những nhơn vật này tui sẽ nói riêng ở các kỳ sau.
Theo bà Lệ Tân Sitek, thì: Trong phiên tòa đầu tiên cuối tháng 7 năm đó (1931) vì không có chứng cớ, mẹ tôi tự khai là mới 15 tuổi, thêm vào đó là vì thân hình mẹ nhỏ nhắn, nét mặt trẻ thơ nên được tha nhưng bị buộc trục xuất khỏi Hong Kong trong vòng 2 tuần. Từ nhà tù, Nguyễn ái Quốc kịp liên lạc và trao cho bà lá thư gửi Cường Để... Trong thư bác nhờ ông giúp mẹ lánh nạn. Mẹ tôi gặp lại Ba tôi (Bùi Hải Thiệu), Lê Thiết Hùng và Cao Văn Bình khi ba người sang gặp Cường Để”...
Còn theo phía Việt cộng đang lưu trữ bức thơ viết bằng chữ Hán mà Kỳ Ngoại hầu Cường Để gởi cho Nguyễn Ái Quốc không may bị Pháp thu giữ, nội dung thơ ông Cường Để gởi cho Nguyễn Ái Quốc khi Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong là:
Ngày 17 tháng 12 năm 1931
Gửi đồng chí Nguyễn ái Quốc
Tui vừa được biết đồng chí đang ốm nặng tại Hong Kong và tin này làm cho tôi vô cùng lo lắng. Cho phép tui gửi đồng chí kèm theo đây 300 yên để đồng chí mua thuốc men. Mong đồng chí tích cực chữa bệnh.
Điều đó cần cho sự nghiệp của Tổ quốc. Chúc đồng chí sớm bình phục.
Phúc Dân
Với nội dung bức thơ trên, Việt cộng Nguyễn Đắc Xuân đã bình luận sự việc này như sau (trích):... “Nguyễn ái Quốc gửi thơ cho Kỳ Ngoại Hầu Cường Để sau khi đảng cộng sản Đông Dương đã được thành lập trên một năm rưỡi. Nguyễn ái Quốc gửi thơ cho Cường Để chứng tỏ lập trường chánh trị của Nguyễn ái Quốc và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để rất gần nhau, lúc đó Nguyễn ái Quốc đang ở tù, bị kiết lỵ và có dấu hiệu lao phổi cần tiền để chữa trị, được Kỳ Ngoại Hầu gửi tiền (dầu không đến) nhưng cũng rất có ý nghĩa. Qua bức thư, chúng ta thấy Kỳ Ngoại Hầu rất quý trọng Nguyễn ái Quốc. Ông xem sức khoẻ của Nguyễn ái Quốc “cần cho sự nghiệp của Tổ quốc”. Đó là một ý tưởng chính xác, đúng đắn, chân tình không có gì có thể hơn thế được”.
Trong tất cả các tư liệu khác đều cho biết Nguyễn Ái Quốc bị bịnh ho lao và điều này đã được củng cố thêm như trích dẫn ở trên. Nếu vì "thấy sang bắt quàng làm họ" mà các tư liệu của Việt cộng viết ra khẳng định Kỳ Ngoại Hầu Cường Để có cảm tình với Nguyễn Ái Quốc rồi trưng ra những bằng chứng, khẳng định Nguyễn Ái Quốc bị bịnh ho lao và kiết lỵ thì rõ ràng Nguyễn Ái Quốc thiệt đã chết trong lao xá nhà tù Hong Kong năm 1932 là điều hoàn toàn có thiệt. Bởi vì thời đó bịnh ho lao là bịnh hiểm nghèo, không có thuốc chữa.
Thế nhưng hồ chí minh sau này lại hút thuốc lá tới chết và sau ngày 02/9/1945 đến chết, không ai nhắc tới hắn bị bịnh ho lao. Nên nhớ thời đó, người bịnh ho lao thường chết trẻ mà nếu nghiện thuốc lá thì chết càng nhanh. Vậy ai đã đánh tráo Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong ? Mục đích đánh tráo là gì xin chờ hồi sau sẽ rõ./.
Tran Hung.
Nhận xét