QUYỀN KẾ THỪA HỢP PHÁP LÀ KHÚC XƯƠNG ĐANG MẮC CỔ SONG CỘNG

QUYỀN KẾ THỪA HỢP PHÁP LÀ KHÚC XƯƠNG ĐANG MẮC CỔ SONG CỘNG

Phần I:

Những ngày qua chủ đề quyền kế thừa hợp pháp đã nóng lên bởi vụ tàu Hải Dương 8 của Tàu cộng 0 quần nát khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam nhưng Việt cộng không dám khởi đầu Tàu cộng và vụ các trái chủ Mỹ đang nắm giữ lượng công phiếu do nhà Thanh phát hành có giá trị ở hiện tại hơn ngàn tỷ USD đang đề nghị chánh quyền của tổng thống Donald Trump nghiên cứu đòi Tàu cộng phải trả. Và như đã hứa, hôm nay xin viết tiếp về này, bắt đầu từ khái niệm chánh danh - chánh nghĩa - kế thừa hợp pháp hay còn gọi là chánh chủ.

Nội dung xoay quanh chủ đề Tàu cộng và Việt cộng có phải là chủ thể kế thừa hợp pháp hay không? Ở đây xin nói riêng về Việt cộng còn Tàu cộng thì dùng phép suy ra. Hằng năm, cứ vào ngày 02/9 thì Việt cộng ra rả điệp khúc "bác hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sanh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nay là nước cộng hòa xhcn Việt Nam", luận điệu này là một thứ bùa mê, thuốc lú mê hoặc đại bộ phận người Việt Nam từ cùng đinh đến trí thức, biến họ trở thành những cái xác sống - zombie cuồng hồ, cuồng đảng mà quên đi Việt cộng thực chất không phải đại diện một nhà nước có tính chánh danh - chánh nghĩa - chánh chủ mà Việt cộng là một băng cướp đỉnh cao, cướp chánh quyền hợp pháp của Đế quốc Việt Nam do Bảo Đại làm Vua và Trần Trọng Kim làm Thủ tướng.

Giờ chúng ta ngược dòng sử lược để minh định đúng sai ngõ hầu thoát khỏi thứ bùa mê, thuốc lú của Việt cộng đã tiêm nhiễm vào đầu bao thế hệ người Việt Nam mình. Bắt đầu từ Hoàng đế Minh Mệnh, vị Hoàng đế thứ hai của triều đình nhà Nguyễn cai quản đất nước có quốc hiệu là Đại Nam, có quốc kỳ là Long Tinh Kỳ với cương vực rộng 575.000 km2, gấp 1,7 lần so với diện tích ngày nay.

Tại sao diện tích của Đại Nam rộng lớn đến như vậy ? Theo Đại Nam nhứt thống toàn đồ thì bản đồ nước Đại Nam thời Minh Mệnh ngoài chủ quyền từ Ải Nam Quan tới Mũi Cà Mau ra thì lãnh thổ của Đại Nam còn bao gồm cả các trấn ở Lào và vùng lãnh thổ Trấn Tây Thành nay là vùng lãnh thổ thuộc Đông Nam của Cambodia mà nhà Nguyễn chiếm được trong 6 năm, từ năm 1835 tới năm 1841 trước khi Hoàng đế Minh Mệnh băng hà.

Tuy nhiên theo dòng suy trầm của lịch sử, sau khi Hoàng đế Minh Mệnh băng hà, Hoàng đế Thiệu Trị nối ngôi. Người Chân Lạp dấy binh khởi loạn, Hoàng đế Thiệu Trị ra lịnh rút quân khỏi Trấn Tây Thành. Liên quân Xiêm La - Chân Lạp thừa cơ đánh phá biên giới Tây Nam, Hoàng đế Thiệu Trị sai nhiều tướng giỏi như Lê Văn Đức, Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn,... mang quân dẹp loạn. Quân Đại Nam đánh bại Xiêm La rồi truy kích vào đất Chân Lạp. Năm 1845, Đại Nam và Xiêm La ký hòa ước chia quyền bảo hộ Chân Lạp, vùng biên phía Tây cuối cùng đã được tạm yên, nhưng cũng từ đây quá trình mở cõi về phương Nam của người Việt bị khựng lại.

Tháng 3/1847, Augustin de Lapierre chỉ huy tàu Gloire cập bến Đà Nẵng, trình thư cho nhà Nguyễn nhưng bị từ chối. Sang ngày 15 /4/1847, tàu Pháp đụng độ với bốn tàu của triều đình Huế và đánh tan quân triều đình chỉ sau hai giờ giao tranh.

Ngày 08/11/1847, Hoàng đế Thiệu Trị băng hà ở tuổi 41, Hoàng đế Tự Đức nối ngôi. Sau khi đăng cơ, Hoàng đế Tự Đức phải đối diện với tình trạng hỗn mang cực độ bởi "giặc trong - giặc ngoài", các cuộc nổi loạn bùng phát khắp nơi, nhiều nhứt là xứ Bắc Kỳ với hơn 40 cuộc khởi loạn. Giặc ngoài là đám tàn quân của Thái Bình Thiên Quốc sau khi bị nhà Thanh đánh bại đã tràn sang các tỉnh biên giới phía Bắc dấy loạn, cướp bóc. Nhưng trên hết vẫn là quân Pháp.

Giữa tháng 9/1856, tàu Catinat do Lelieur chỉ huy ghé Đà Nẵng, trình quốc thư nhưng tiếp tục bị nhà Nguyễn từ chối.

Ngày 28/9/1856, phía Pháp cho tàu Catinat nã súng vào các pháo đài bảo vệ Đà Nẵng và cho quân đổ bộ đóng đinh vô hiệu hóa nhiều khẩu thần công của Đại Nam rồi bỏ đi. Giám mục Pellerin trốn được lên tàu về Pháp, thuật lại cho triều đình Pháp cảnh các giáo sỷ Công giáo bị đàn áp dã man ở Đại Nam. Sau đó Pellerin cùng Hoàng hậu Eugénie xin Hoàng đế Napoléon III thảo phạt Đại Nam và được Hoàng đế Napoléon III chuẩn tấu.

Năm 1858, Trung tướng người Pháp là Charles Rigault de Gennouilly chỉ huy đoàn chiến thuyền gồm 14 chiếc có sự tham gia của tàu chiến Tây Ban Nha tiến vào cửa biển Đà Nẵng bắn phá rồi hạ thành An Hải và Tôn Hải. Tuy nhiên do trên bờ đang có bịnh dịch tả, kiết lỵ và người Pháp và Tây Ban Nha chưa thích nghi với khí hậu nhiệt đới nên họ sợ mắc phải các chứng bệnh nhiệt đới khác, cũng như điều kiện thủy mạo ở các nhánh sông ở miệt Huế, Đà Nẵng không cho phép tàu chiến phương Tây vào sâu trong đất liền tấn công quân binh Đại Nam bằng chiến thuật thủy bộ kết hợp.

Vì vậy sau một thời gian thả neo ở cửa biển Đà Nẵng, Trung tướng Rigault de Genouilly đổi ý sang đánh Gia Định Thành. Đầu năm 1859, Trung tướng Rigault de Genouilly dẫn quân Pháp và Tây Ban Nha vào cửa Cần Giờ đánh thành Gia Định. Chỉ trong 2 ngày thì thành vỡ, quan Hộ đốc Võ Duy Ninh tuẫn tiết. Hạ xong Thành Gia Định, Trung tướng Rigault de Genouilly đốc quân trở ngược lại Đà Nẵng đánh đồn Phúc Ninh, quân của Nguyễn Tri Phương thua phải rút về giữ đồn Nại Hiên và Liên Trì.

Sau đó Rigault de Genouilly bị bịnh phải về nước, Thiếu tướng Page sang thay. Thiếu tướng Page đề nghị việc giảng hòa, chỉ xin được tự do giảng đạo Công giáo và được buôn bán với Đại Nam nhưng triều đình nhà Nguyễn không đồng ý. Đến năm 1862, quân Pháp chiếm Biên Hòa, Vĩnh Long, nhà Nguyễn phái Phan Thanh Giản làm chánh sứ và Lâm Duy Thiệp làm phó sứ vào Nam giảng hòa với Pháp. Ngày 05/6/1862 một Hòa ước được lập tại Gia Định nay là Sài Gòn giữa đại diện nhà Nguyễn với đại diện của Pháp là thiếu tướng Bonard và đại diện của Tây Ban Nha là đại tá Don Carlos Palanca Guttiere. Hòa ước này gồm 12 khoản còn gọi là Hòa ước Nhâm Tuất 1862. Đây là một hiệp ước bất bình đẳng từ nửa đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam giữa Đại Nam Nam và Đế quốc Pháp. Theo đó Đại Nam phải nhượng lại vùng lãnh thổ Nam Kỳ gồm Biên Hòa, Gia Định, và Định Tường lại cho Pháp.

Từ cuối năm 1872, Pháp cho lái buôn Jean Dupuis vào gây rối ở Hà Nội. Tiếp đó, lấy cớ giải quyết vụ Jean Dupuis, hơn 200 quân Pháp do Garnier chỉ huy từ Gia Định kéo ra Bắc Kỳ. Sáng ngày 20/12/1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội, 7000 quân triều đình Nhà Nguyễn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, cố gắng cản giặc nhưng thất bại. Buổi trưa, thành mất. Nguyễn Tri Phương bị thương. Bị giặc bắt, ông nhịn ăn mà chết. Trong vòng chưa đầy một tháng, Pháp cho quân tỏa đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định. Sau đó, vào ngày 15/3/1874, nhà Nguyễn đã ký Hiệp ước Giáp Tuất 1874. Theo đó, Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kỳ, triều đình Nhà Nguyễn phải chính thức thừa nhận Nam Kỳ Lục tỉnh hoàn toàn thuộc Pháp.

Mặc dù Hiệp ước Giáp Tuất 1874 cho phép tàu thuyền Pháp đi thám hiểm các dòng sông, nhưng tới những năm đầu 1880 quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc tếp tục quấy nhiễu và cản trở các thương gia Pháp buộc chánh quyền Pháp phái một lực lượng viễn chinh nhỏ với nhiệm vụ quét sạch Cờ Đen ra khỏi vùng đồng bằng Sông Hồng. Dưới sự chỉ huy của đại tá Henry Rivière, ngày 25/4/1882 Pháp chiếm thành Hà Nội. Sau các vòng thương thuyết bất thành bởi đại tá Henri Rivière yêu sách nhà Nguyễn phải chấp nhận quyền bảo hộ của Pháp, phải trao thành Hà Nội cho Pháp quản lý, đặt thương chánh tại Bắc Kỳ và giao cho Pháp cai quản.

Nhà Nguyễn bèn cử Lại bộ Thượng thơ Phạm Thận Duật sang Thiên Tân cầu cứu nhà Thanh. Tổng Đốc Lưỡng Quảng là Trương Thụ Thanh làm mật sớ về tâu với vua nhà Thanh, được vua Thanh chuẩn tấu nên quân Thanh nhân cơ hội này tiến vào Bắc Kỳ.

Tháng 11/1882, Đại sứ Pháp Bourée tại triều Thanh tiến hành một cuộc gặp mặt với Phó vương Trực Lệ Lý Hồng Chương trong đó hai bên tính đến khả năng nhượng vùng Lào Cai cho nhà Thanh để lập một cửa khẩu vào Vân Nam, đồng thời thiết lập một đường phân giới dọc theo sông Hồng, theo đó phần phía Bắc sẽ thuộc về nhà Thanh, phần phía Nam sẽ do Pháp quản lý. Lý Hồng Chương đồng ý với thỏa thuận đạt được này, và chuyển thỏa thuận về Đổng lý Nha môn nhà Thanh để phê chuẩn. Tuy nhiên chánh phủ của Thủ tướng Jules Ferry không đồng ý phê chuẩn hiệp nghị này và triệu hồi Đại sứ Bourée về nước.

Quân đội Vân Nam và Lưỡng Quảng được điều động tiến sát về biên giới, sẵn sàng vượt biên giới tiến sang Bắc kỳ. Nhà Thanh cũng hạ lệnh cho hải đội Quảng Đông, gồm 20 thuyền tiến vào hải phận của Việt Nam để thị uy. Tới ngày 17/6/1882, quân Thanh từ Vân Nam do Tạ Kính Bưu, Đường Cảnh Tùng chỉ huy vượt biên giới tràn sang Bắc Việt, đóng ở Bắc Ninh và Sơn Tây có quan bố chính Quảng Tây là Từ Diên Húc đem quân sang tiếp ứng, phối hợp với các lực lượng tiền tiêu đã đồn trú tại Bắc Việt từ tháng 8/1881 để hỗ trợ cho quân Nhà Nguyễn của Hoàng Kế Viêm và quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc.

Ngày 25/8/1883, Hòa ước Quý Mùi 1883 hay còn có tên gọi là Hòa ước Harmand được ký kết tại kinh đô Huế giữa đại diện của Pháp là Francois Jules Harmand là Tổng ủy đại diện ngoại giao cho nước Cộng hoà Pháp và đại điện của nhà Nguyễn là Hiệp biện Đại học sỹ Trần Đình Túc làm chánh sứ, Thượng thơ Bộ lại Nguyễn Trọng Hợp làm phó sứ. Hoà ước có tất cả 27 điều khoản với nội dung chính là xác lập quyền bảo hộ lâu dài của Pháp trên toàn bộ Đại Nam. Hiệp ước này chính thức đánh dấu thời kỳ, 1883-1945, toàn bộ Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp hay còn gọi là thời Pháp thuộc.

Trải qua nhiều cuộc giao tranh giữa quân viễn chinh Pháp với quân dân nhà Nguyễn ở Bắc Kỳ kết hợp với quân cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc và quân nhà Thanh. Quân Pháp đã bị đánh bại ở trận Ải Nam Quan hay còn gọi là Trấn Nam Quan nhưng khi rút về Lạng Sơn đã đánh bại quân Thanh ở trận Kỳ Lừa. Tuy nhiên trong khi giao chiến, viên chỉ huy Pháp bị thương, và người thay thế ông ta, có lẽ bị hoảng hốt, vội vã hạ lệnh bỏ Lạng Sơn vào ngày 28/3/1885. Lữ đoàn rút chạy hỗn loạn về vùng châu thổ sông Hồng, mất hết các chiến quả thu được trong chiến dịch năm 1885, khiến cho chỉ huy quân viễn chinh Pháp, Henri Briere de l'Isle, tưởng là tình hình vùng trung châu đã trở nên hết sức nguy kich. Ông ta đánh điện báo về Paris, và hậu quả là chánh phủ của thủ tướng Jules Ferry sụp đổ.

Vài ngày sau đó, Briere de l'Isle nhận ra là tình hình không đến nỗi xấu như ông ta tưởng, tuy nhiên Nội các mới lên thay ở Pháp đã quyết định chấm dứt chiến tranh.

Trận thua này, mà người Pháp gọi là "Sự kiện Bắc kỳ", là một scandal chánh trị lớn của lực lượng viễn chinh Pháp. Mặc dù quân Pháp phải rút khỏi Lạng Sơn, nhưng xét về toàn cục thì quân Pháp vẫn chiếm ưu thế, cộng với các chiến thắng trên biển, khiến cho Lý Hồng Chương phải ký một hiệp ước gây nhiều tranh cãi dưới đây.


Ngày 11/5/1884, Pháp và nhà Thanh đã ký Thỏa thuận Thiên Tân còn gọi là Thỏa thuận Lý - Fournier, tiếng Pháp là Accord de Tientsin. Thỏa thuận này được ký giữa đại diện Pháp là François-Ernest Fournier với đại diện nhà Thanh là Lý Hồng Chương. Mục đích là nhằm giải quyết cuộc chiến tranh không tuyên bố giữa Pháp và Nhà Thanh, tức chiến tranh Pháp - Thanh về chủ quyền ở xứ Bắc Kỳ của Đại  Nam. Hai bên đã thương lượng cho một cuộc rút quân của quân đội nhà Thanh ra khỏi Bắc Kỳ để đổi lấy một hiệp ước toàn diện nhằm giải quyết các chi tiết về thương mại giữa Pháp và nhà Thanh và cung cấp cơ sở để phân chia biên giới đang tranh chấp giữa Đại Thanh với Đại Nam. Công ước này là thỏa thuận đầu tiên kể từ khi chiến tranh Pháp - Thanh nổ ra và là cơ sở để Pháp và nhà Thanh ký Hòa ước Thiên Tân (1885) chấm dứt Chiến tranh Pháp - Thanh.

Ngày 06/6/1884, tại kinh đô Huế, đại diện đại diện Hoàng đế An Nam là Nhiếp chính Nguyễn Văn Tường, đệ nhứt phụ chính đại thần, Lại bộ Thượng thơ Phạm Thận Duật, Hộ bộ Thượng thư và Tôn Thất Phán, phụ trách ngoại giao, quyền Công bộ Thượng thư cùng một đại diện của Pháp quốc là Sứ thần Cộng hoà Pháp Jules Patenôtre đã ký Hòa ước Giáp Thân 1884 hay còn có tên là Hòa ước Patenôtre, là hòa ước cuối cùng nhà Nguyễn ý với Pháp. Hòa ước Patenôtre gồm có 19 điều khoản. Ở Điều 1 là "Nước An Nam thừa nhận và chấp thuận nền bảo hộ của nước Pháp - Nước Pháp sẽ đại diện cho nước An Nam trên mọi quan hệ ngoại giao - Những người dân An Nam nằm ở nước ngoài đều đặt dưới quyền bảo hộ của nước Pháp".

Căn cứ trên Thỏa thuận Thiên Tân 1884, ngày 09/6/1885 đại diện Pháp và Đại Thanh đã ký kết Hiệp ước Thiên Tân 1885 gồm 10 điều khoản. Theo Hòa ước này Pháp - Thanh sẽ chấm dứt chiến tranh, quân Thanh phải rút khỏi Bắc Kỳ và công nhận nền bảo hộ của Pháp với Đại Nam. Cũng theo đó thì Hòa ước này chấm dứt lệ triều cống của nhà Nguyễn với địa vị phiên quốc đối với nhà Thanh.

Kể từ đó, nước Đại Nam đã hoàn toàn đặt dưới sự bảo hộ của Pháp, cụ thể vào ngày 17/10/1887, Liên bang Đông Dương được chính thức thành lập theo Sắc lệnh của Tổng thống Cộng hoà Pháp với bốn thuộc địa là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và Cambodia; đến ăn! 1893 có thêm Lào và năm 1900 có thêm Quảng Châu Loan là là một vùng đất ở miền Nam Trung Hoa, ven bờ đông bán đảo Lôi Châu thuộc tỉnh Quảng Đông. Thủ phủ của Đông Dương ban đầu đặt tại Sài Gòn, sau chuyển ra Hà Nội năm 1902.

Việt Nam sau đó lại Nhựt Bổn chiếm đóng trong Đệ Nhị Thế chiến. Sáng ngày 11/3/1945, Hoàng đế Bảo Đại đã ra Tuyên cáo Độc lập, tuyên bố xóa bỏ Hiệp ước Patenôtre nhằm xóa bỏ triệt để thế lực của Pháp ở Đông Dương và thành lập nhà nước có quốc hiệu Đế Quốc Việt Nam vào ngày 07/4/1945 với Thủ tướng Chánh phủ là ông Trần Trọng Kim và vua của Đế Quốc Việt Nam là Bảo Đại.

Tuy nhiên sau 5 tháng tồn tại thì Nhựt Bổn bị Đồng Minh đánh bại. Lợi dụng tình hình rối ren, hồ chí minh đã cầm đầu Việt minh cướp lấy chánh quyền của thủ tướng Trần Trọng Kim và ép vua Bảo Đại thoái vị. Một cuộc phân qua, ly loạn mới tiếp diễn. Dân tộc Việt Nam bị xô đẩy vào cảnh huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt, chất ngất hận thù cho đến tận hôm nay mà lý do chính đó là tính không chánh danh - chánh nghĩa của Việt cộng. Sẽ viết tiếp theo./.

Tran Hung.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

NGUYỄN CHÍ DŨNG, TÊN VIỆT GIAN PHÁ TAN NƯỚC VIỆT.

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH