HỮU NGHỊ NHƯNG KHÔNG BẠC NHƯỢC ĐÓ LÀ PHÉP NGOẠI GIAO CỦA HOÀNG ĐẾ MINH MỆNH

HỮU NGHỊ NHƯNG KHÔNG BẠC NHƯỢC ĐÓ LÀ PHÉP NGOẠI GIAO CỦA HOÀNG ĐẾ MINH MỆNH

Thời Hoàng đế Minh Mệnh, nước Đại Nam ta có diện tích rộng 575.000 km2, gấp 1,7 lần so với diện tích ngày nay. Hoàng đế Minh Mệnh cũng là vị Hoàng đế quan tâm đến việc xác lập chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa khi ông cho lập đội Hoàng Sa và Bắc Hải để đo đạc, vẽ bản đồ, đo độ nông sâu, địa thế các đảo và duy trì thường xuyên. Những người không hoàn thành nhiệm vụ bị xử phạt nghiêm khắc.

Cũng như các triều trước, Hoàng đế Minh Mệnh luôn giữ quan hệ hữu nghị chặt chẽ với nhà Thanh cả về Chánh trị và Kinh tế lẫn ngoại giao, Hoàng đế Minh Mệnh coi việc đi sứ sang Nhà Thanh và tiếp sứ giả nhà Thanh là khâu quan trọng. Cứ bốn năm một lần, Đại Nam cử phái bộ mang phẩm vật sang biếu tặng nhà Thanh đồng thời nhà Thanh cũng gởi tặng phẩm lại cho Nhà Nguyễn.

Tuy nhiên, Hoàng Đế Minh Mệnh cũng tỏ ra cứng rắn, sòng phẳng với nhà Thanh, đơn cử như sau:

1. Năm 1830, người Thanh đúc tiền kẽm giống như tiền Đại Nam để đưa sang Đại Nam tiêu dùng, làm cho giá cả hàng hóa ở nước ta tăng vọt. Hoàng Sa Minh Mệnh đã ra lịnh cho các quan trấn ải ở biên giới kiểm soát thật chặt chẽ, không cho kẻ gian chở trộm tiền kẽm giả từ nước Thanh sang.

2. Năm 1831, nhà Thanh cho hơn 600 binh lính tới chiếm đóng đồn Phong Thổ, đòi quân lính Đại Nam phải rút đi. Hoàng đế Minh Mệnh liền cử tướng Đặng Văn Thiêm đem hơn 1.000 quân và 10 thớt voi tiến lên Hưng Hóa. Cuộc chiến diễn ra ác liệt, quân Thanh thua trận phải rút về nước. Hoàng đế Minh Mệnh giao cho các thủ lãnh thiểu số ở địa phương cai quản hai động Phong Thổ và Bình Lưu.

3. Năm 1832, bia địa giới dựng từ thời Nhà Lê bị người Thanh phá gãy. Trên bia có khắc chữ "An Nam quốc, Tuyên Quang trấn, Vị Xuyên giới chí, dĩ Đỗ Chú hà vi cứ", nghĩa là "địa giới nước Nam lấy sông Đỗ Chú ở biên giới huyện Vị Xuyên, trấn Tuyên Quang làm căn cứ", bên bờ Bắc sông Đỗ Chú là đất Mãn Thanh, bên bờ Nam sông Đỗ Chú là đất Đại Nam. Hay tin bia bị kẻ gian phá gãy, Hoàng đế Minh Mệnh  cho dựng lại bia đúng ngay vị trí cũ để ngăn không cho nhà Thanh gặm nhấm cương vực của tổ tiên.

4. Nhà Thanh thường xuyên cho gian thương của họ theo đường thủy lén lút xâm nhập trái phép Đại Nam để mua gạo đem về bán ở nước họ. Hoàng đế Minh Mệnh đã ra lịnh cấm người bên nhà Thanh không được mua gạo và cấm các thuyền buôn Đại Nam không được phép chở gạo sang bán cho nhà Thanh. Lịnh cấm bắt đầu có hiệu lực từ năm 1832.

5. Đầu năm Đinh Dậu, tức năm 1837, hơn 300 quân lính Mãn Thanh xâm lấn động Sơn Yên, thuộc châu Thủy Vĩ. Hoàng đế Minh Mệnh ra lịnh cho quân binh và dân binh ở Hưng Hóa đánh đuổi chúng tháo chạy về nước.

Sơ qua để thấy tiền nhơn vẫn hữu nghị, giao tình, triều cống cho Bắc triều với thân phần nước nhỏ láng giềng nhưng không hề bạc nhược, hèn nhát như Việt cộng hôm nay. Còn việc tại sao cương vực của Đại Nam ta thời Hoàng đế Minh Mệnh lại rộng tới 575.000 km2, gấp 1,7 lần so với diện tích ngày nay thì xin phép tối nay sẽ viết tiếp vì nó liên quan tới chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa cũng như Việt cộng có tư cách để kiện Tàu cộng ra tòa PCA hay không bởi vì chủ đề này phải xuyên suốt từ thời Hoàng đế Minh Mệnh cho tới nay và có liên quan đến các Hòa ước, Hiệp ước cũng như Công pháp quốc tế./.

Tran Hung.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

CÁCH VIỆT CỘNG HÚT NỘI LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA VÀ CÁCH PHỤC QUỐC CỦA NGƯỜI DO THÁI MÀ CHÚNG TA CẦN HỌC HỎI VÀ THỰC HÀNH

CHÂN TƯỚNG TÊN VIỆT CỘNG NẰM VÙNG CHIẾN LƯỢC TẠI ĐẦU NÃO CHỐNG CỘNG WESTMINSTER ĐÃ LỘ RÕ QUA TÊN KINH TÀI HOA NAM Phạm Nhật Vượng