MỸ LẠI CHƠI CHIÊU "LÊU LÊU" TÀU CỘNG BẰNG THỰC NGHIỆM PHÁ HỦY "LỰC LƯỢNG GIẤU MẶT" CỦA TÀU CỘNG NGAY TRONG HẢI PHẬN CỦA NÓ
MỸ LẠI CHƠI CHIÊU "LÊU LÊU" TÀU CỘNG BẰNG THỰC NGHIỆM PHÁ HỦY "LỰC LƯỢNG GIẤU MẶT" CỦA TÀU CỘNG NGAY TRONG HẢI PHẬN CỦA NÓ
Trong chuyến diện kiến Tập Cận Bình vừa rồi, Duterte của Philippines bị Tập Cận Bình dội nước lạnh vô mặt khi Tập tuyên bố Biển Đông là tài sản của Tàu cộng vì vậy tàu bè của Tàu cộng được phép di chuyển trong phạm vi mà Philippines tuyên truyền thuộc lãnh hải của mình.
Bị Tập dội gáo nước lạnh, Duterte quay qua trách cứ Mỹ, sau đó Duterte gọi điện giải trình với ông Trump, được ông Trump cho Duterte biết rằng hiện nay Mỹ luôn có 2 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạch tâm túc trực ở Biển Đông nhưng Mỹ không muốn sử dụng hai tàu ngầm này.
Việc ông Trump thẻ thọt với Duterte điều này đã làm cho Duterte bị bẽ mặt bởi gần đây Duterte liên tục chế nhạo Mỹ không dám đưa Hàng không mẫu hạm vào Biển Đông thách thức Tàu cộng. Ở cương vị là nguyên thủ quốc gia mà Duterte không hề hay biết cũng như chưa từng được phía Mỹ cho biết thông tin có hai tàu ngầm của Mỹ túc trực ở vùng biển gần Philippines cho thấy Duterte thiệt chẳng ra gì, vì không biết mà không chịu hỏi lại còn to họng nhạo báng Mỹ thì đúng là đại hồ đồ.
Chưa dừng lại, trước việc Tập Cận Bình ngang ngược tuyên bố Biển Đông là tài sản của Tàu cộng, tàu bè của Tàu cộng có quyền di chuyển bất cứ nơi đâu ở Biển Đông mà không cần phải xin phép quốc gia nào. Được thôi, muốn người ta không lêu lêu mình thì trước tiên mình phải đàng hoàng, phải biết tôn trọng người khác, bằng không cứ ỷ mạnh hiếp cô gặp phải giang hồ thứ thiệt thì chớ trách được ai.
Vậy là Mỹ liền đưa ngay tàu trinh thám hay còn gọi là tàu thiết bị hỏa tiễn hoặc tàu tầm xa USNS Howard O. Lorenzen (T-AGM-25) vào sâu trong hải phận của Tàu cộng khiến Tàu cộng có họng ăn mà hổng có họng nói. Bởi vì tàu USNS Howard O. Lorenzen tuy thuộc biên chế của Hải quân Mỹ nhưng nó được điều khiển bởi một đội thủy thủ gồm 88 thủy thủ dân sự, con tàu được vận hành bởi các kỹ thuật viên quân sự và dân sự kết hợp, thực hiện các nhiệm vụ do Không quân Mỹ tài trợ. USNS Howard O. Lorenzen nặng 12.642 tấn, dài 534 feet (163 m), rộng 89 feet (27m), độ giãn nước tối đa 6,4 mét và được trang bị hệ thống radar hiện đại, công suất lớn.
USNS Howard O. Lorenzen được tự do di chuyển vào sâu trong hải phận của quốc gia khác mà không cần khai báo hoặc xin phép như những tàu vũ trang khác nhưng vẫn không bị xem là vi phạm luật hàng hải hiện hành. Nhiệm vụ của Howard O. Lorenzen là trinh thám, thu thập để cảnh báo sớm các hỏa tiễn của đối phương ngay khi các hỏa tiễn này vừa được phóng khỏi bệ phóng, qua đó nó cung cấp thông tin chính xác về Bộ Chỉ huy trung tâm của các lực lượng khác của quân đội Mỹ để phản ứng kịp thời.
Nói trắng ra là việc Mỹ điều tàu USNS Howard O. Lorenzen vào sâu trong hải phận của Tàu cộng có ý nghĩa cảnh cáo Tàu cộng chớ có liều mạng gây hấn trong khu vực, đặc biệt là việc uy hiếp tấn công chớp nhoáng để cướp đảo quốc Đài Loan. Đòn này của Mỹ quả là cao tay bởi Tàu cộng đã bị rơi vào tình huống bị Mỹ chọc ghẹo mà không được chửi lại Mỹ.
Đặc biệt, việc Mỹ điều tàu USNS Howard O. Lorenzen để lêu lêu Tàu cộng ngoài việc trinh thám mọi động tĩnh của Tàu cộng ra, nó còn một ý nghĩa khác lớn hơn đó là Mỹ xem thử phản ứng của "lực lượng giấu mặt nguy hiểm" của Tàu cộng trên biển đó là lực lượng dân quân biển mà ông Gregory Poling, Giám đốc chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Mỹ đã từng cảnh báo. Theo ông Gregory Poling thì:
- Lực lượng dân quân biển của Tàu cộng vô cùng nguy hiểm không chỉ vì hành xử hung hăng đối với tàu các nước láng giềng mà còn vì họ không phải lực lượng chuyên nghiệp, không được huấn luyện cũng như không bị chế tài theo các quy định thông thường về va chạm trên biển mà các nước áp dụng cho lực lượng chiến đấu có vũ trang;
- Điều đó có nghĩa là với lực lượng dân quân biển của nó, Tàu cộng có thể gây ra những cuộc khủng hoảng trên biển rất khó xử lý hay xuống thang.
Trước sự hiện diện của tàu USNS Howard O. Lorenzen của Mỹ trong hải phận của Tàu cộng, nếu Tàu cộng manh động đưa lực lượng dân quân biển ra làm bầy linh cẩu quấy nhiễu, đâm va vào tàu USNS Howard O. Lorenzen của Mỹ thì sẽ có một "tân sự kiện Vịnh Bắc Bộ" nổ ra tại hải phận của Tàu cộng. Sẽ có chuyện tàu dân quân biển của Tàu cộng bị chìm nhưng Tàu cộng phải bồi thường cho Mỹ vì tội cố tình đâm vào tàu của Mỹ.
Nhưng nếu lực lượng giấu mặt nguy hiểm này được lịnh nằm im hoặc giữ khoảng cách an toàn thì Mỹ sẽ có những kịch bản ứng phó với bầy linh cẩu này trong thời gian ngắn để áp dụng vào Biển Đông và Biển Hoa Đông nơi Tàu cộng có yêu sách phi pháp về chủ quyền và luôn cử lực lượng giấu mặt là dân quân biển ngày đêm thực thi chiến lược "Vùng Xám" hay còn gọi là " chiến lược tiệm tiến cưỡng bức" mà lực lượng này được xem là một "vũ khí" lợi hại hiện được Tàu cộng sử dụng để áp đặt các yêu sách chủ quyền mà không cần gây ra xung đột vũ trang.
Cũng theo ông Poling thì các tàu của Tàu cộng có vẻ ngoài là tàu cá, hiện diện xung quanh các thực thể ở Trường Sa của Việt Nam nhưng thực chất là lực lượng dân quân biển. Ngay tại bãi Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn luôn có 200 đến 300 tàu cá của Tàu cộng hiện diện. Hầu hết các tàu bày đều trên 500 tấn, đồng nghĩa chúng bắt buộc phải lắp đặt hệ thống nhận dạng tự động (AIS). Tuy nhiên, theo ông Poling khẳng định thì chưa đầy 5% trong số tàu này thực sự phát tín hiệu AIS, điều đó cho thấy Tàu cộng đang cố tình che giấu số lượng và hành động của các đội tàu cá đó".
Còn theo giáo sư Erickson công bố năm 2016 chỉ ra rằng khoảng 300.000 quân nhân bị tinh giản biên chế khi quân đội Tàu cộng thực hiện cuộc cải tổ lớn đã được đề nghị làm việc cho một công ty "ngư nghiệp" với mức lương cạnh tranh cùng nhiều đãi ngộ "mà dường như không liên quan gì đến năng lực đánh bắt". Ông Erickson nói thêm "Không hoạt động nghề cá, thuyền viên các tàu này được huấn luyện để đối phó với các tình huống bất thường trong thời bình và thời chiến, bao gồm việc sử dụng vũ khí hạng nhẹ, và triển khai thường xuyên đến các khu vực tranh chấp trên Biển Đông, thậm chí cả trong thời kỳ cấm đánh bắt".
Hồi tháng Tư vừa qua, trả lời phỏng vấn tờ Financial Times, ông John Richardson, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ khẳng định Hải quân Mỹ sẽ áp dụng cách xử lý giống nhau đối với tàu hải cảnh, tàu cá vỏ thép và tàu hải quân Tàu cộng trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Ông này cho biết thêm rằng ông đã nói rõ vấn đề này trong cuộc trao đổi mới đây với người đồng cấp Tàu cộng là Thẩm Kim Long. Còn ông James G. Stavridis, cựu đô đốc từng giữ vị trí tư lịnh NATO thì nói với Financial Times rằng "Đó là lời cảnh báo rằng Mỹ sẽ không phớt lờ những hoạt động mang tính quân sự nhập nhằng trên biển của Tàu cộng".
Mỹ nói là làm, Nhựt Bổn làm xong mới nói còn Tàu cộng không nói mà làm, nhưng với sức mạnh và trí tuệ của Mỹ thì khi Mỹ đã nói, sẽ làm và Mỹ đã làm thì Tàu cộng chỉ còn cách dẹp tiệm. Việc Mỹ điều tàu USNS Howard O. Lorenzen (T-AGM-25) vào sâu trong hải phận của Tàu cộng chính là việc Mỹ đang phá thế "tiệm tiến cưỡng bức" của Tàu cộng được thử nghiệm ngay trên hải phận của Tàu cộng. Đúng là nước Mỹ với kiểu chơi Cao Bồi Texas thì vịt què Bắc Kinh chỉ có cạp cạp cho vui./.
Tran Hung.
Nhận xét