VIỆT CỘNG CÓ ĂN GIAN ĐƯỢC EU ĐỂ VÀO EVFTA KHI BỎ QUA 2 CÔNG ƯỚC QUAN TRỌNG CỦA ILO ?
VIỆT CỘNG CÓ ĂN GIAN ĐƯỢC EU ĐỂ VÀO EVFTA KHI BỎ QUA 2 CÔNG ƯỚC QUAN TRỌNG CỦA ILO ?
Vậy là tổng tịch không thể xuất hiện trước quốc để trình bày tờ trình của nguyên thủ quốc gia về việc gia nhập công ước 98 của Tổ chức lao động quốc tế - ILO mà phải ủy quyền cho cấp phó là Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Nhắc lại, Quốc gia Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 62 của ILO vào tháng 6/1950.
Tổ chức lao động quốc tế - ILO được thành lập ngày 11/04/1919 tại Hội Quốc Liên - tiền thân của Liên Hợp Quốc với mục đích để cải thiện điều kiện làm việc và bảo vệ lợi ích của người lao động trên thế giới.
Các công cụ của ILO là những điều khoản tham chiếu cho các điều khoản về lao động trong các "Hiệp định thương mại tự do - FTA", đặc biệt là Tuyên bố 1998 của ILO về các Nguyên tắc và Quyền trong Lao động, một điều rất quan trọng mà các Hiệp định của EU gần đây không thể bỏ qua chính là các Công ước của ILO. Như vậy, Việc Nam muốn gia nhập vào EVFTA thì điều kiện tiên quyết là Việt Nam phải nghiêm túc "cam kết và thực thi" các Công ước của ILO.
Các quyền được đề cập trong Tuyên bố năm 1998 của ILO được qui định trong 8 Công ước căn bản của ILO, với nền tảng là:
1. Tự do liên kết và công nhận một cách thực chất quyền thương lượng tập thể được cụ thể hóa tại Công ước 87 và 98;
2. Loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc được cụ thể hóa tại Công ước 29 và 105;
3. Xóa bỏ lao động trẻ em được cụ thể hóa tại Công ước 138 và 182;
4. Xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp được cụ thể hóa tại Công ước 100 và 111.
Tất cả các quốc gia thành viên của ILO, bao gồm Việt Nam, đều phải tôn trọng các quyền phổ quát này. Hiện nay Việt Nam vẫn chưa phê chuẩn 3 Công ước căn bản là Công ước 87, 98 và 105 liên quan đến quyền tự do liên kết, quyền thương lượng tập thể và loại bỏ lao động cưỡng bức.
Ngay cả trong Hiệp định TPP cũ nay là Hiệp định CPTPP dù Việt Nam đã được trở thành thành viên nhưng vẫn còn NỢ tổ chức này điều khoản "động lực thúc đẩy quá trình cải cách pháp luật lao động và quan hệ lao động". Nay Việt Nam muốn được xét vào EVFTA thì buộc phải "tôn trọng và thúc đẩy" Tuyên bố của ILO về các nguyên tắc và quyền căn bản trong lao động, một phần nội dung của Chương Thương mại và phát triển bền vững trong Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam, viết tắt là EVFTA.
Hôm nay Đặng Thị Ngọc Thịnh chỉ mới đọc tờ trình về việc gia nhập công ước 98 của Tổ chức lao động quốc tế - ILO, tức mới có ý định thực hiện 1 trong 3 Công ước căn bản của ILO thì làm sao EU cho nhập hội với họ khi Công ước của ILO là điều khoản tham chiếu để EU thông qua các Hiệp định thương mại tự do EFTA. Đặc biệt, Việt cộng lại chơi trò "lánh nặng tìm nhẹ" khi chỉ thông qua Công ước 98 mà chưa thông qua Công ước 87 và 105.
Công ước số 98 về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể của ILO có 10 điều, nội dung Công ước tập trung từ Điều 1 đến Điều 6, bao gồm 3 nội dung căn bản là:
- Bảo vệ người lao động và công đoàn trước hành vi phân biệt đối xử chống công đoàn;
- Bảo vệ công đoàn không bị can thiệp, thao túng bởi người sử dụng lao động;
- Những biện pháp thúc đẩy thương lượng tập thể.
Công ước số 87 là lưỡi câu mà Việt cộng không thể nuốt trôi nên nó muốn "đi cọp xem hát bội". Bởi vì ngay cái tiêu đề của Công ước 87 là "CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN TỰ DO HIỆP HỘI VÀ VỀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN ĐƯỢC TỔ CHỨC, 1948" thì làm gì Việt cộng dám thông qua để "quốc cường - đảng vong" ? Xin lược trích các Điều, Khoản trong Công ước số 87 này mà với thể chế độc tài toàn trị của Việt cộng thì những điều này sẽ là ĐỘC DƯỢC nếu được thực thi:
Phần I. QUYỀN TỰ DO HIỆP HỘI
Điều 1:
Mọi Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế mà tại đó Công ước này có hiệu lực, cam kết thi hành những quy định dưới đây.
Điều 2:
Người lao động và người sử dụng lao động, không phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào, đều không phải xin phép trước mà vẫn có quyền được tổ chức và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của mình, với một điều kiện duy nhất là phải tuân theo điều lệ của chính tổ chức đó.
Điều 3:
1. Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền lập ra điều lệ, những quy tắc quản lý, tự do bầu các đại diện, tổ chức việc điều hành hoạt động và soạn thảo chương trình hoạt động của mình;
2. Các cơ quan có thẩm quyền phải tránh mọi sự can thiệp có tính chất hạn chế quyền đó, hoặc cản trở việc thi hành hợp pháp quyền đó.
Điều 4:
Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động không thể bị bất cứ một cơ quan hành chính nào buộc phải giải tán hoặc đình chỉ.
Điều 5:
Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền hợp thành các liên đoàn, tổng liên đoàn, và mọi tổ chức, liên đoàn hoặc tổng liên đoàn đó đều có quyền gia nhập đều có quyền liên kết với các tổ chức quốc tế của người lao động và người sử dụng lao động.
Điều 6:
Những quy định trong Điều 2, 3 và 4 trên đây được áp dụng cho cả các liên đoàn, các tổng liên đoàn của các tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động.
Điều 7:
Việc có tư cách pháp nhân của các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động, của các liên đoàn và tổng liên đoàn của các tổ chức đó, không thể phụ thuộc những điều kiện có tính chất hạn chế việc áp dụng những quy định của các Điều 2, 3 và 4 trên đây.
Điều 8:
1.Trong khi thi hành những quyền mà Công ước này đã thừa nhận cho mình, người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức tương ứng của họ, cũng như mọi người và mọi tập thể có tổ chức khác, đều phải tôn trọng pháp luật trong nước
2. Pháp luật quôc gia không được có những quy định mang tính chất xâm hại, cũng như không được áp dụng với mục đích xâm hại tới những đảm bảo đã được quy định trong Công ước này.
Điều 9:
1. Mức độ áp dụng những bảo đảm quy định trong Công ước này cho các lực lượng vũ trang và cảnh sát sẽ do pháp luật hoặc quy định quốc gia xác định.
2. Theo đúng những nguyên tắc được xác lập trong Đoạn 8, Điều 19 của Điều lệ Tổ chức Lao động quốc tế , việc một Nước thành viên phê chuẩn Công ước này sẽ không được coi là làm ảnh hưởng tới mọi đạo luật, mọi phán quyết, mọi tập quán hoặc mọi thoả thuận đã có và đã dành cho các thành viên của các lực lượng vũ trang, cảnh sát, những bảo đảm quy định trong Công ước này.
Điều 10:
Trong Công ước này, thuật ngữ “tổ chức” nghĩa là mọi tổ chức nào của người lao động hoặc của người sử dụng lao động có mục đích xúc tiến và bảo vệ những lợi ích của người lao động hoặc của người sử dụng lao động.
Phần II. VIỆC BẢO VỆ QUYỀN ĐƯỢC TỔ CHỨC
Điều 11:
Mọi Nước thành viên nào của Tổ chức Lao động quốc tế mà tại đó Công ước này có hiệu lực, cam kết áp dụng mọi biện pháp cần thiết và thích hợp để bảo đảm cho người lao động và người sử dụng lao động được tự do thi hành quyền tổ chức.
Muốn gia nhập EVFTA để chống sụp đổ kinh tế thì phải cam kết thực thi 3 Công ước căn bản là Công ước 87, 98 và 105 liên quan đến quyền tự do liên kết, quyền thương lượng tập thể và loại bỏ lao động cưỡng bức. Nhưng nếu cam kết thực thi 3 Công ước này thì nguy cơ "mất đảng" là rất cao. Không gia nhập EVFTA thì kinh tế chồng chất khó khăn và nguy cơ sụp đổ nền kinh tế là khó tránh khỏi.
Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai, liệu lần này VIỆT CỘNG CÓ ĂN GIAN ĐƯỢC EU ĐỂ VÀO EVFTA ? Rất khó vì thằng anh Tàu cộng không còn đỉnh cao phong trào như thuở nào nên khó mà bảo kê, chạy chọt cho thằng em Việt cộng lọt vào EVFTA như đã lọt vào các tổ chức quốc tế trước đây./.
Tran Hung.
Nhận xét