MỸ & NHỰT BỔN SẼ TỚI SAO HỎA RẤT SỚM - ÔNG TRUMP MUỐN TÀU CỘNG SỤP ĐỔ NHƯ LIÊN SÔ

MỸ & NHỰT BỔN SẼ TỚI SAO HỎA RẤT SỚM - ÔNG TRUMP MUỐN TÀU CỘNG SỤP ĐỔ NHƯ LIÊN SÔ

Tổng thống Trump cho biết hôm thứ Hai rằng Mỹ sẽ sớm lên Sao Hỏa khi ông tuyên bố hợp tác mới giữa Mỹ và Nhựt Bổn trong việc đưa con người lên vũ trụ.

Ông Trump nói "Tui rất vui khi được xác nhận rằng Thủ tướng Abe và tui đã đồng ý mở rộng đáng kể sự hợp tác của các quốc gia chúng ta trong việc thăm dò không gian của con người. Nhựt Bổn sẽ tham gia sứ mệnh của chúng tui để đưa các phi hành gia Mỹ lên vũ trụ. Chúng ta sẽ lên mặt trăng. Chúng ta sẽ tới Sao Hỏa rất sớm. Nó rất thú vị. Và từ quan điểm quân sự, không có gì quan trọng hơn bây giờ ngoài không gian".

Như vậy đã rõ quyết tâm xóa sổ cnxh quái thai của ông Trump mà tâm điểm nhắm vào Tàu cộng đã hoàn toàn theo hình mẫu của các tiền nhiệm như tổng thống Dwight D. Eisenhower, John Fitzgerald Kennedy, Ronald Reagan. Trong nửa cuối thế kỷ 20, cuộc chiến tranh không gian giữa Mỹ và Liên Sô là tâm điểm của Thế giới, bởi cuộc chiến tranh này là trọng tâm của cuộc Chiến tranh Lạnh sau khi Đệ Nhị Thế chiến kết thúc. Nay Tàu cộng đang "nổi lên" là kẻ muốn cạnh tranh không gian với Mỹ như Liên Sô trước đây qua những con số và hành vi cụ thể như sau:

1. Theo số liệu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD năm 2013 thì Tàu cộng là quốc gia đứng thứ 2 toàn cầu về chi tiêu cho các dự án vũ trụ với khoản ngân sách 13 tỉ USD, xếp sau mức 40 tỉ USD của Mỹ.

2. Trong năm 2015, Tàu cộng đã phóng thành công 19 tàu lên quĩ đạo, cao thứ 2 toàn cầu sau Nga (26) và thậm chí vượt qua Mỹ (18). Năm 2016, Tàu cộng đặt mục tiêu phóng hơn 20 tàu vào quĩ đạo, một con số kỉ lục.

3. Vào tháng 3/2015, nghị viện Mỹ đã phát hành một bản báo cáo cảnh báo Tàu cộng đang có ý định trở thành một đối thủ về quân sự, chánh trị, thương mại, kinh tế với Mỹ trong mảng không gian vũ trụ.

4. Vào ngày vũ trụ tại Tàu cộng hôm 25/4/2016, Tập Cận Bình đã tuyên bố "Trở thành một cường quốc trong mảng không gian vũ trụ luôn là một giấc mơ mà chúng ta luôn hướng đến".

5. Những hành động cụ thể chứng minh tham vọng "soán ngôi" Mỹ trong lãnh vực không gian của Tàu cộng, đơn cử như:

- Tàu cộng đã đưa thành công 23/35 vệ tinh của hệ thống định vị toàn cầu - GPS Baudou với tổng trị giá 810 triệu USD vào không gian để cạnh tranh chiến lược với hệ thống GPS của Mỹ.

- Tháng 3/2016, Tàu cộng công bố dự án xây dựng một trạm thiên văn không gian lớn gấp 300 lần so với trạm Hubble hiện nay của Mỹ. Trạm thiên văn này dự kiến sẽ được xây dựng gần trạm nghiên cứu Thiên Cung 3 của Tàu cộng.

- Tháng 6/2016, Tàu cộng đã phóng thành công hỏa tiễn đẩy Long March 7 với tải trọng 13 tấn từ tổ hợp phóng hiện đại tại đảo Hải Nam. Cuối năm 2016 tiếp tục phóng những dòng hỏa tiễn lớn hơn như Long March 5 với tải trọng 25 tấn, qua đó cạnh tranh với Mỹ cũng như Nga về khối lượng vận tải lên vũ trụ.

- Tháng 9/2016, Tàu cộng đã xây dựng xong chiếc kính thiên văn lớn nhứt thế giới với tổng trị giá 180 triệu USD. Sản phẩm này có thể giúp các nhà khoa học quan sát cũng như ghi chép được toàn cảnh vũ trụ tốt hơn, đồng thời có thể nhận được tín hiệu cách xa trái đất đến 13,7 tỷ năm ánh sáng.

- Ngày 15/9/2016, Tàu cộng đã phóng thành công Trạm Thiên Cung 2 lên quĩ đạo bằng hỏa tiễn đẩy Vạn lý Trường chinh 2F.

- Ngày 17/10/2016, Tàu cộng đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu - 11 chở 2 phi hành gia Cảnh Hải Bằng và Trần Đông để bay trong quĩ đạo hai ngày trước khi đến trạm Thiên Cung 2.

Điều trớ trêu cho Mỹ là trước năm 2011, cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ - National Aeronautics and Space Administration - NASA đã hợp tác mạnh mẽ với Tàu cộng, sau đó vào năm 2011, các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã phản đối gay gắt buộc chánh quyền Obama phải ngưng ngay việc NASA bắt tay với Tàu cộng. Cụ thể Hạ nghị sĩ Frank Wolf, đại biểu của đảng Cộng hòa tại bang Virginia, là người đã đưa điều khoản cấm chi tiền cho hoạt động hợp tác khoa học với Tàu cộng. Ông cho rằng Mỹ không nên bắt tay với Tàu cộng trong lãnh vực khoa học kỹ thuật cao này vì "Tui cảm thấy lo ngại khi chánh phủ muốn hợp tác với Tàu cộng trong chương trình vũ trụ và sẵn sàng chia sẻ những công nghệ nhạy cảm. Quan điểm của tui là Mỹ không nên hợp tác với Quân đội Tàu cộng trong chương trình thám hiểm không gian”. Sau phản đối của nghị sĩ Đảng Cộng hòa, nghị viện Mỹ đã phải ban hành luật cấm NASA hợp tác với Tàu cộng trong các dự án có thể liên quan đến quân sự vào năm 2011.

Cạnh tranh chạy đua vào không gian là cuộc cạnh tranh mang ý nghĩa của sự thống trị về kĩ thuật và kinh tế, biểu hiện dấu hiệu của siêu cường quốc. Nghiên cứu không gian có hai mục đích: phục vụ hòa bình và đóng góp vào các mục tiêu quân sự. Cuộc chạy đua này giống như cuộc chạy đua vũ trang, nó là một phần quan trọng của cạnh tranh về văn hóa, kỹ thuật và ý thức hệ giữa Mỹ và Liên Sô trong Chiến tranh Lạnh - Một cuộc chiến tranh không có tiếng súng; là những cuộc cạnh tranh về chánh trị, kinh tế, vũ khí, văn hoá, xã hội giữa hai hay nhiều quốc gia khác biệt ý thức hệ chủ nghĩa. Trong Chến tranh lạnh, kĩ thuật vũ trụ đã trở thành một khía cạnh quan trọng trong cuộc đối đầu này, bởi các ứng dụng quân sự cũng như tác động tâm lý đối với công chúng.

Người ta đã thống kê và nhận ra cuộc chạy đua vào không gian giữa Mỹ và Liên Sô trong quá khứ là trò chơi "đốt tiền nấu trứng" giữa hai chàng Hắc - Bạch công tử. Chỉ tính riêng chuyến hạ cánh lên Mặt Trăng của tàu Apollo 11, đỉnh cao của thành công của NASA, nước Mỹ đã tốn kém vào khoảng 20 đến 25 tỉ USD. Vào năm 1989, Chánh văn phòng Quân đội Liên Sô - Chief of Staff of the Soviet Armed Services là Tướng Mikhail Moiseyev, báo cáo rằng Liên Sô đã tiêu tốn khoảng 6,9 tỉ rúp (khoảng 4 tỉ USD) cho chương trình vũ trụ của mình. Và sau cuộc chạy đua vào không gian Mỹ - Liên Sô, từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ xếp sau Mỹ, Liên Sô đã trở thành nước nghèo nàn. Kết cục Liên Sô đã sụp đổ và tan rã mà bởi trò chơi "đốt tiền" đầy tốn kém do cố sức bám đuổi Mỹ trong cuộc chạy đua vũ trang và cuộc chạy đua vào không gian do Liên Sô rơi vào khủng hoảng cuối thập niên 1970 và thập niên 1980 rồi bị chánh thức xóa sổ vào năm 1991.

Nối tiếp tiền bối, ngày 18/12/2018, Tổng thống Donald Trump Trump đã kí một bản ghi nhớ dài 1 trang cho phép Bộ Quốc phòng Mỹ thành lập bộ chỉ huy mới, đó là Bộ chỉ huy Không gian - Space Operations. Nay ông Trump lại đồng ý bán cho Nhựt Bổn 105 chiếc Lockheed Martin F - 35 Lighting II và sẽ tiếp tục bán cho Nam Hàn, Đài Loan, Ấn Độ, Úc... những vũ khí tối tân cần thiết khác, đó là cách ép Tàu cộng phải lao vào "đốt tiền nấu trứng" trong trò chơi chạy đua vũ trang. Ngay sau đó Ông Trump lại rủ Nhựt Bổn tham khảo bay vào Sao Hỏa, đó là cách ép Tàu cộng "đốt tiền để cứu danh dự" trong trò chơi chạy đua vào không gian.

Nói thằng ra là ông Trump đã đi đúng đường của các tiền nhiệm đã góp phần xóa sổ cộng sản ở Đông Âu và Liên Sô nhưng bước đi của ông Trump tinh vi, cao cơ hơn bởi đối thủ của ông Trump là Tàu cộng, một đối thủ khó khăn hơn Liên Sô vì nó là dân tộc Châu Á lại được trang bị triết lý của Khổng Khâu và binh pháp của Tôn Vũ. Vì vậy Mỹ phải liên thủ với Samurai Nhựt Bổn, một khắc tinh của tộc Hán đã từng đánh bại, sỉ nhục Hán tộc trong lịch sử./.

Tran Hung.








Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH

KHOÁC ÁO THẦY CHÙA ĐỂ CHẠY ÁN, MỘT LOẠI GIÁN ĐIỆP CỦA VIỆT CỘNG VÀ CÁCH GIỮ THỂ DIỆN CHO ĐẢNG VIỆT GIAN CỘNG SẢN