TÁI TỤC HIỆP ĐỊNH BA LÊ 1973 - CON ĐƯỜNG TẤT YẾU CỦA LỊCH SỬ VÀ THỜI ĐẠI ĐỂ VIỆT NAM THÁI BÌNH - THỊNH TRỊ - KHÔNG CỘNG SẢN VÀ THOÁT HỌA TÀU CỘNG - PHẦN I

TÁI TỤC HIỆP ĐỊNH BA LÊ 1973 - CON ĐƯỜNG TẤT YẾU CỦA LỊCH SỬ VÀ THỜI ĐẠI ĐỂ VIỆT NAM THÁI BÌNH - THỊNH TRỊ - KHÔNG CỘNG SẢN VÀ THOÁT HỌA TÀU CỘNG

PHẦN I: TÍNH CHÁNH DANH - CHÁNH NGHĨA CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ

Sau gần 100 năm nằm dưới quyền bảo hộ của Pháp, ngày 11/3/1945, Vua Bảo Đại đã ra sắc dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ mọi ràng buộc chánh trị giữa An Nam và và Đế quốc thực dân Pháp, hủy bỏ Hòa ước Giáp Thân 1884 hay còn gọi là Hòa ước Patenôtre 1884 cùng các Hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác đã ký với Pháp.

Tiếp theo "Tuyên cáo Việt Nam độc lập" trên, ngày 17/4/1945, Chánh phủ Đế quốc Việt Nam được thành lập do Thủ tướng Trần Trọng Kim điều hành. Dưới sự điều hành của Thủ tướng Trần Trọng Kim, Chánh phủ Đế quốc Việt Nam đã bắt tay vào thực hiện các việc sau:

- Lập lại quốc hiệu Việt Nam: Tháng 6/1945, chánh phủ của Thủ tướng Trần Trọng Kim đã đặt quốc hiệu là "Đế quốc Việt Nam", đặt quốc thiều là bài Đăng đàn cung và quốc ca là bài Việt Nam minh châu trời Đông của nhạc sĩ Hùng Lân. Quốc kỳ có "nền vàng hình chữ nhật, giữa có hình quẻ Ly màu đỏ thẫm.
- Dùng chữ Quốc ngữ và Việt hóa giáo dục.
- Đòi lại trên danh nghĩa vùng Nam Kỳ từ tay Pháp để thống nhứt lãnh thổ.
- Soạn hiến pháp nhấn mạnh tự do và độc lập.

Tuy nhiên, đến tháng 8/1945, Hán tặc hồ chí minh đã dùng vũ lực cướp đoạt chánh phủ Đế quốc Việt Nam và vào ngày 02/9/1945 đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập và tự xưng là chủ tịch của Việt Nam dân chủ cộng hòa. Mặc dù Hán tặc hồ chí minh tuyên án thành lập Việt Nam dân chủ cộng hòa nhưng lúc này chỉ có khối cộng sản công nhận VNDCCH của hồ chí minh, các nước tư bản mà đứng đầu là Mỹ không công nhận VNDCCH là chánh quyền hợp pháp, bằng chứng là từ tháng 9/1945 đến năm 1946, hồ chí minh đã có 8 thư và điện tín gởi Tổng thống Harry Truman để xin được Mỹ công nhận VNDCCH là chánh phủ hợp pháp, chánh danh, chánh nghĩa nhưng không được Mỹ trả lời.

Mặc dù lúc này Mỹ luôn ủng hộ nguyện vọng độc lập dân tộc tại Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, nhưng với điều kiện lãnh đạo của những nhà nước mới "không phải là người cộng sản", Mỹ chỉ ủng hộ việc thành lập các "nhà nước phi cộng sản" ổn định trong khu vực tiếp giáp Trung Hoa Dân Quốc. Vào ngày 12/3/1947, trước lưỡng viện Mỹ, Tổng Thống Harry S. Truman đã có bài diễn văn đưa ra những chánh sách ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản đang lan rộng trên toàn cầu và sau đó chánh sách này được đặt tên là "Học thuyết Truman - Truman Doctrine".

Lưu ý rằng, sau khi hồ chí minh cướp chánh quyền của Đế quốc Việt Nam thì chánh phủ Pháp đã đàm phán với Việt Minh và công nhận Việt Nam là quốc gia tự trị trong Liên hiệp Pháp bằng Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt kí ngày 06/3/1946 và Thỏa hiệp án Việt - Pháp kí ngày 14/9/1946. Tuy nhiên về bản chất thì Hiệp định, Tạm ước trên chỉ là cách "ủ mưu" của Pháp, họ chỉ tạm thời công nhận chứ không từ bỏ dã tâm quay trở lại Đông Dương. Vì vậy, mặc dù từ sau khi cướp được chánh phủ Đế quốc Việt Nam nhưng mọi cố gắng đàm phán diễn ra giữa hồ chí minh với chánh phủ Pháp đều bất thành dẫn đến Pháp đã quay trở lại Việt Nam vào cuối năm 1946 và Việt Nam lại rơi vào cảnh chiến tranh được gọi là chiến tranh Đông Dương. Trước hiện tình trên, vào tháng 5/1947, Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp cử phái đoàn đến Hồng Kông gặp vua Bảo Đại để thuyết phục Ông thành lập một Chánh phủ Trung ương và đàm phán với Pháp về nền độc lập của Việt Nam.

Xin nói thêm về Mặt trận Thống nhứt Quốc gia Liên Hiệp, tiếng Pháp là Front d'Union Nationale là Mặt trận được thành lập vào ngày 17/02/1946 tại Nam Kinh bởi các lãnh đạo của Đảng Việt Cách và Việt Quốc và các tổ chức chánh trị khác gồm các ông Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh,... Mặt trận Thống nhứt Quốc gia Liên Hiệp bao gồm các lực lượng chính trị Cao Đài, Hòa Hảo, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội - viết tắt là Việt Cách, Đại Việt Quốc Dân Đảng - Đảng Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng - Việt Quốc,...

Tôn chỉ của Mặt trận trên là "Dân tộc chủ nghĩa", đối lập với VNDCCH. Mặt trận Thống nhứt Quốc gia Liên Hiệp có chủ trương ủng hộ vua Bảo Đại thành lập chánh phủ Quốc gia Việt Nam để đoàn kết ba kỳ của Việt Nam, giành tự trị cho Việt Nam trong khối Liên Hiệp Pháp và thành lập một NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA. Mặt trận Thống nhứt Quốc gia Liên Hiệp là những tổ chức chánh trị, tôn giáo từng tham gia Việt Minh hoặc hợp tác với Việt Minh chống Pháp theo lời "phỉnh dụ" của hồ chí minh nhưng sau đó họ đã nhận ra bản chất thật sự của tên Hán tặc hồ chí minh nên chuyển sang ủng hộ Vua Bảo Đại thành lập Quốc gia Việt Nam.

Ngày 07/12/1947, tại cuộc họp trên tàu chiến Pháp ở Vịnh Hạ Long, Vua Bảo Đại và đại diện chánh phủ Pháp đàm phán rồi ký kết Hiệp ước sơ bộ Vịnh Hạ Long. Hiệp ước này thể hiện sự đồng thuận của hai bên về việc thành lập Quốc gia Việt Nam trên cơ sở nguyên tắc độc lập và thống nhứt của Việt Nam trong Liên hiệp Pháp.

Đến ngay 05/6/1948, trên chiến hạm Duguay Trouin tại Vịnh Hạ Long, Hiệp ước Vịnh Hạ Long chánh thức được kí kết giữa thủ tướng chánh phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam Nguyễn Văn Xuân và Cao uỷ Pháp ở Đông Dương É. Bollaert với sự có mặt của đại biểu Nam Kì, Trung Kì và Bắc Kì của Việt Nam là Đặng Hữu Chí, Phan Văn Giáo, Trần Văn Hữu, Lê Văn Hoạch. Vua Bảo Đại chứng kiến và kí chứng thực vào Hiệp ước.

Nội dung chính của Hiệp ước Vịnh Hạ Long là Pháp công nhận ĐỘC LẬP của Việt Nam, Việt Nam gia nhập Liên hiệp Pháp; Việt Nam tôn trọng quyền lợi của Pháp, bảo đảm tôn trọng các nguyên tắc dân chủ, Việt Nam sẽ được ưu tiên sử dụng các cố vấn, kĩ thuật gia Pháp khi có các nhu cầu về tổ chức nội vụ và kinh tế; sau khi thành lập chánh phủ, đại diện của Việt Nam sẽ thương lượng với Pháp để ký các hiệp định về văn hoá, ngoại giao, quân sự, kinh tế, tài chánh và kỹ thuật. Ngày 14/6/1948, Chánh phủ Pháp tuyên bố chánh thức công nhận Bảo Đại là Quốc trưởng của Quốc gia Việt Nam.

Sau khi Nhà nước Quốc gia Việt Nam được thành lập hợp pháp, chánh quyền Quốc gia Việt Nam tiến hành các bước ngoại giao để gia nhập vào các Tổ chức quan trọng của Liên Hợp Quốc mà VNDCCH của Hán tặc hồ chí minh không được các Tổ chức này công nhận, cụ thể:

1. Ủy ban Kinh Tế Châu Á và Viễn Đông - ECAFE:

Tổ chức này trực thuộc Liên Hợp Quốc có tên tiếng Anh là Economic Commission For Asia And The Far East, viết tắt là ECAFE được Liên Hợp Quốc thành lập để hợp tác trao đổi ngành công nghiệp và thương mại giữa các nước trong vùng.

Quốc gia Việt Nam và VNDCCH cùng nộp đơn xin gia nhập vào tháng 10/1949. Hội đồng xét duyệt gồm 12 thành viên được quyền bỏ phiếu là: Úc, Miến Điện, Cộng hòa Trung hoa, Pháp, Ấn Độ, Tân Tây Lan, Pakistan, Philippines, Vương quốc Thái lan, Vương quốc Anh, Mỹ và Liên Sô.

Kết quả:
- Quốc gia Việt Nam được 8 phiếu thuận, 1 phiếu chống, 3 phiếu trắng, được KẾT NẠP là thành viên liên kết của ECAFE. 
- VNDCCH chỉ được 2 phiếu thuận, 7 phiếu chống và 3 phiếu trắng nên BỊ LOẠI.

2. Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO:

Tổ chức này trực thuộc Liên Hợp Quốc, tên tiếng Anh là International Labor Organisation - ILO. Trụ sở chính đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Được thành lập ngày 11/04/1919 tại Hội Quốc Liên - tiền thân của LHQ, mục đích để cải thiện điều kiện làm việc và bảo vệ lợi ích của người lao động trên thế giới.

Quốc gia Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập cuối năm 1949 và được kết nạp, trở thành thành viên thứ 62 vào tháng 6/1950.

3. Tổ chức Nông Lương Thế Giới - FAO:

Tổ chức này trực thuộc Liên Hợp Quốc, được thành lập ngay sau Đệ nhị Thế chiến kết thúc nhằm xóa đói và ổn định ngành nông nghiệp Thế giới. Ngày 14/12/1946, FAO chính thức trở thành một cơ quan đặc biệt của Liên Hợp Quốc, trông coi về ngành thực phẩm, nông nghiệp, ngư nghiệp và khai thác rừng trên thế giới. Quốc gia Việt Nam được kết nạp vào cuối năm 1950 trở thành thành viên thứ 67 của FAO.

4. Tổ chức Y tế Thế giới - WHO:

Tổ chức này được thành lập ngày 22/7/1946 và chánh thức trở thành một cơ quan của Liên Hợp Quốc ngày 07/4/1948. Tên tiếng Anh là World Health Organization - WHO.

Quốc gia Việt Nam được kết nạp vào năm 1950 trở thành thành viên thứ 74. Cuối năm 1950, chương trình phòng chống bệnh sốt rét đã được triển khai trên lãnh thổ Quốc gia Việt Nam.

5. Liên đoàn Viễn thông Quốc tế - ITU:

Tổ chức này trực thuộc Liên Hợp Quốc, tên tiếng Anh là International Telecommunication Union - ITU. Mục đích của tổ chức này là để các nước hợp tác với nhau triển khai và phát triển các chuẩn trong thông tin liên lạc.

Quốc gia Việt Nam được kết nạp vào ngày 01/9/1951 với số phiếu thuận quá 2/3 trở thành thành viên thứ 72. Ngay trong năm 1951, Quốc gia Việt Nam đã tham gia biểu quyết về tiêu chuẩn hệ truyền hình trắng đen CCIR với 4 chuẩn 405, 525, 625 và 819 dòng. Đồng thời cũng biểu quyết về các tần số dùng trong dịch vụ điện thoại di động ngành hàng hải và dịch vụ điện thoại di động ngành hàng không.

6. Liên đoàn Bưu chính Phổ thông - UPU:

Tổ chức này trực thuộc Liên Hợp Quốc, tên tiếng Anh là Universal Postal Union - UPU. Tổ chức này thành lập với mục đích để các nước hợp tác với nhau về trao đổi thư từ bưu chính.

Quốc gia Việt Nam được kết nạp vào năm 1951 trở thành thành viên thứ 92.

7. Tổ chức Giáo dục Khoa Học và Văn Hóa Liên Hợp Quốc - UNESCO:

Tiếng Anh là United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization - UNESCO. Mục đích để xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí, ý thức về quyền con người, tự do thông tin, phát triển khoa học, ngăn chặn chiến tranh bằng biện pháp giáo dục, giữ gìn văn hóa, cổ vũ sự thật, tự do và hòa bình, cổ vũ sự hợp tác và hiểu biết giữa con người với nhau, phục vụ công tác xây dựng và cứu trợ trên thế giới.

Quốc gia Việt Nam nộp đơn đầu năm 1951 tại Đơn số E/1883. Ngày 14/3/1951 đơn được duyệt tại cuộc họp lần thứ 468 của Hội đồng Khoáng đại. Đa số các nước thành viên coi Quốc gia Việt Nam là nước có nền ngoại giao độc lập và đã có chân trong các tổ chức khác của Liên Hợp Quốc. Riêng thành viên Liên Sô, Tiệp Khắc, Ba Lan cho rằng nước này không phải là một quốc gia độc lập. Thành viên Philippines nói rằng vì họ có vấn đề về sự công nhận nước nguyên đơn nên không thể ủng hộ được.

Nhưng kết quả cuối cùng Quốc gia Việt Nam được 13 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 2 phiếu trắng, được kết nạp vào năm 1951 bởi nghị quyết 364(XII) của Hội đồng Khoáng đại và trở thành thành viên thứ 64 của UNESCO.

Như vậy đã rõ ràng, chánh quyền Quốc gia Việt Nam là tiền thân của chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa là một nhà nước hợp pháp, chánh danh, chánh nghĩa. Ngược lại VNDCCH nay là cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước phi pháp bởi trong quá khứ đã cho thấy rõ điều này. Việc các tổ chức quốc tế hiện nay khi quan hệ ngoại giao với chxhcn Việt Nam chỉ là sự thừa nhận CHÍNH THỨC theo ngôn ngữ ngoại giao. Chính thức nhưng không chính danh, chính nghĩa thì tất yếu sẽ bị xóa sổ khi bối cảnh thời đại thay đổi.

Hiện nay, bối cảnh thời đại đã hoàn toàn thay đổi khi nước Mỹ có ông Donald Trump làm tổng thống với quyết tâm xóa sổ cnxh quái thai. Việt Nam Cộng Hòa đã bị Mỹ đem ra làm vật hi sinh vì đại cuộc nhưng Việt Nam Cộng Hòa vẫn luôn tồn tại, kế thừa bằng sự chính danh, chính nghĩa mà bản văn Hiệp định Ba Lê 1973 là liều thuốc hồi sanh. Nó phải được tái tục để Việt Nam thái bình, thịnh trị, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Sứ mạng gánh vác tương lai của một quốc gia, dân tộc phải đặt đúng vai của nhà nước chính danh, chính nghĩa.

Sẽ viết tiếp theo về giá trị pháp lý và hiệu lực của Hiệp định Ba Lê 1973./.

Tran Hung.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

CÁCH VIỆT CỘNG HÚT NỘI LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA VÀ CÁCH PHỤC QUỐC CỦA NGƯỜI DO THÁI MÀ CHÚNG TA CẦN HỌC HỎI VÀ THỰC HÀNH

CHÂN TƯỚNG TÊN VIỆT CỘNG NẰM VÙNG CHIẾN LƯỢC TẠI ĐẦU NÃO CHỐNG CỘNG WESTMINSTER ĐÃ LỘ RÕ QUA TÊN KINH TÀI HOA NAM Phạm Nhật Vượng