MÓN KHAI VỊ KHÔNG THỂ THIẾU TRONG MENNU "ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG TỰ DO & RỘNG MỞ" ĐÓ LÀ PHẢI TÁI TỤC HIỆP ĐỊNH BA LÊ 1973

MÓN KHAI VỊ KHÔNG THỂ THIẾU TRONG MENNU "ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG TỰ DO & RỘNG MỞ" ĐÓ LÀ PHẢI TÁI TỤC HIỆP ĐỊNH BA LÊ 1973

Ngày 12/3/1947 trước Quốc Hội Mỹ, Tổng Thống Harry S. Truman có bài diễn văn trước Quốc Hội Mỹ, ông đưa ra chánh sách ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản Tam Vô, đồng thời yêu cầu Quốc hội Mỹ chi 400 triệu USD để viện trợ kinh tế và quân sự cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngày 8/5/1947, Quốc hội Mỹ đã chấp thuận Dự luật Viện trợ Hy Lạp -Thổ Nhĩ Kỳ với 287 phiếu thuận và 107 phiếu chống. Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua dự luật vào ngày 22/5/1947. Bài diễn văn ngày 12/3/1947 của Tổng thống Truman sau đó đã trở nên nổi tiếng và được biết đến dưới tên gọi “Học thuyết Truman”. Nhiều sử gia cũng coi bài diễn văn của Truman là sự kiện đánh dấu sự khởi đầu thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Ngày 13/4/1948, Tổng thống Truman ký bản "Kế hoạch phục hưng Châu Âu" thành Luật và thường đưa gọi theo tên của Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là ông George Marshall, người đã khởi xướng kế hoạch này nên nó có tên gọi là Marshall Plan - Kế hoạch Marshall.

Học thuyết Truman và Kế hoạch Marshall là công cụ chiến lược của Mỹ và phương Tây trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh là cuộc chiến tranh kéo dài từ năm 1946 đến 1989, đây là cuộc chiến tranh với tình trạng xung đột chánh trị tiếp nối cùng với sự căng thẳng về quân sự và cạnh tranh gay gắt về kinh tế tồn tại sau Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 – 1945). Trong đó, nổi bật lên là sự xung đột chủ yếu giữa Liên bang Sô viết và khối cộng sản với Mỹ và các cường quốc phương Tây.

Đặc điểm của Chiến tranh lạnh là các lực lượng tham gia chiến tranh lạnh chủ yếu không bao giờ chính thức xảy ra xung đột nhưng họ đã thể hiện sự xung đột của mình thông qua các liên minh quân sự. Họ đã tiến hành triển khai lực lượng qui ước chiến lược và không thể thiếu một cuộc chạy đua vũ trang nguyên tử, tình báo cũng như chiến tranh ủy nhiệm. Ngoài ra, đó còn là sự cạnh tranh kỹ thuật và cuộc chạy đua không gian.

Trong khi Mỹ và Tây Âu tập trung vào sự lan rộng chủ nghĩa cộng sản ở Châu Âu thì tại Châu Á, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Mao Trạch Đông, chủ nghĩa cộng sản đã lan sang các nước ở vùng Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Đặc biệt ở Bán đảo Đông Dương, chủ nghĩa cộng sản đã đánh bại thực dân Pháp sau khi Nhựt Bổn đầu hàng quân Đồng Minh. Để ngăn chặn cộng sản ở khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á.

Ngày 07/4/1954, Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower đã có bài diễn văn lịch sử trước Quốc Hội Mỹ. Ông Eisenhower đã dành phần lớn thời gian của bài diễn văn để diễn giải về tầm quan trọng của Việt Nam đối với nước Mỹ. Đầu tiên là tầm quan trọng về kinh tế, ông khẳng định “giá trị của nguồn sản xuất tại Việt Nam về các nguyên vật liệu cần thiết cho thế giới” như cao su, sợi đay và lưu huỳnh,... Ông cũng nhắc đến “viễn cảnh nhiều người phải sống dưới một chế độ độc tài, đe dọa đến thế giới tự do”.

Cuối cùng, Tổng thống Eisenhower nhấn mạnh, “cần phải nhìn nhận một cách rộng hơn dựa trên nguyên tắc sụp đổ kiểu domino”. Ông giải thích rằng “khi có một chuỗi các quân bài domino được xếp sẵn, nếu đánh ngã quân cờ đầu tiên, hệ quả đối với quân cờ cuối cùng là không thể tránh khỏi, và quá trình này sẽ diễn ra vô cùng nhanh chóng”.

Hệ quả domino sẽ dẫn đến sự tan rã của Đông Nam Á, “lần lượt là Đông Dương, Miến Điện, Thái Lan, bán đảo Mã Lai và Indonesia sẽ bị mất”. Ông Eisenhower còn cho rằng, ngay cả Nhựt Bổn cũng sẽ bị đe dọa khi quốc gia này cần Đông Nam Á vì mục đích thương mại. Bài diễn văn của ông Eisenhower ngay sau đó được đặt tên là Học thuyết Domino, được 02 đời tổng thống Mỹ là John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson sử dụng để kêu gọi tăng cường trợ giúp kinh tế và quân sự cho Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa sau này. Tuy nhiên đến đời tổng thống Nixon thì Học thuyết Domino đã bị Nixon - Kissinger phá bỏ, bàn cờ Đông Dương đã hoàn toàn lọt vào tay cộng sản mà chủ sòng là Liên Sô - Tàu cộng.

Ngày nay, Tàu cộng đã lớn mạnh hơn nhờ chính sách "bỏ dãi" của các đời tổng thống Mỹ, Tàu cộng bắt đầu mở rộng tầm ảnh hưởng khắp năm Châu trong cái gọi là "Trung Hoa mộng" với những công cụ là "Made in China 2025; Nhứt đới nhứt lộ,..." mà một công cụ quan trọng phải được nhắc đến đó là chiến lược "Chuỗi Ngọc Trai" trên biển. Hàng loạt hợp đồng dài hạn của Tàu cộng thuê lại các bến cảng trên khắp các vùng biển, châu lục đã được triển khai, đặc biệt là hành động bồi đắp phi pháp các công trình quân sự và yêu sách đường Lưỡi bò của Tàu cộng ở Biển Đông là một minh chứng rõ ràng cho chiến lược "Chuỗi Ngọc Trai" trên biển của Tàu cộng để làm nền tảng cho việc hình thành "Con đường tơ lụa" trên biển.

Từ đây cho thấy, nếu Mỹ và các cường quốc trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương như Nhựt Bổn, Ấn Độ, Úc,... không sớm có kế hoạch cắt đứt "Chuỗi Ngọc Trai" của Tàu cộng thì sẽ bị chuỗi Ngọc Trai này quấn chặt, siết chết như Bán đảo Đông Dương đã bị bức tử bởi Nixon - Kissinger đã phá bỏ Học thuyết Truman và Học thuyết Domino.

Khi ông Trump làm chủ Bạch Cung, ngay lập tức ông ta đã phối hợp với Nhựt Bổn -Ấn Độ- Úc hình thành chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với công cụ bước đầu là Tứ giác kim cương. Tuy nhiên như vậy vẫn chưa đủ bởi các quân cờ domino mà Tàu cộng đang nắm chăt trong tay như Việt Nam, Philippines, Cambodia,... sẽ là những con ngựa thành Troy nếu Mỹ - Nhựt - Ấn - Úc không tìm cách lôi kéo hoặc kìm hãm nó kịp thời.

Vì vậy Nhóm JAI, viết tắt của Nhựt Bổn - Mỹ - Ấn Độ đã tổ chức cuộc họp ba bên đầu tiên bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 hồi tháng 12/2018 tại Buenos Aires, lãnh đạo của ba nước này đã nhất trí rằng một trật tự “tự do, rộng mở và trên nền tảng các quy tắc” là thiết yếu đối với sự hòa bình và thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và một sáng kiến mới là "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở - FOIP" ra đời để mời gọi các quốc gia trong khối ASEAN tham gia.

Mỹ nhấn mạnh sức ảnh hưởng mềm làm nền tảng cho FOIP, không quốc gia nào nằm ngoài cuộc, khao khát hướng đến một trật tự khu vực của những quốc gia độc lập ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để bảo vệ người dân các nước này và tôn trọng giá trị nhân văn, cạnh tranh một cách công bằng trên thương trường và không phải chịu sự cai trị của các thế lực siêu cường.

Nhựt Bổn thì đề cao tiềm năng kinh tế với quan điểm FOIP cởi mở với tất cả các quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế, sự tự do di chuyển và những tiêu chuẩn liên quan đến sự minh bạch và phát triển bền vững. Ấn Độ thì đề nghị ba nước cùng hợp tác trong các dự án cơ sở hạ tầng và các nỗ lực khác trong khu vực. Nhựt và Ấn cũng đã nhứt trí củng cố sự hợp tác an ninh biển và hải quân, đồng thời cộng tác trong các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước thứ ba, trong đó có Myanmar, Bangladesh và Sri Lanka nhằm củng cố sự kết nối chiến lược ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Mỹ và Ấn thường xuyên lặp lại rằng vai trò trọng tâm của ASEAN mang tính then chốt đối với FOIP bởi khu vực này thể hiện sự tổng thể khu vực và thương mại đa phương. ASEAN đã có một tập hợp những cơ chế khu vực liên kết với nhau như là Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn Khu vực ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN +, nhằm thu hút sự tham gia của các cường quốc lớn và các nước láng giềng.

Cấu trúc của FOIP nên tận dụng các cơ chế đang tồn tại này để bảo đảm rằng khu vực có các cơ chế bổ sung lẫn nhau chứ không phải cạnh tranh nhau. ASEAN có thể đưa Diễn đàn Hàng hải ASEAN của mình để bổ sung cho các nỗ lực của Hiệp hội Hợp tác khu vực Vành đai Ấn Độ Dương và Hội nghị Hàng hải Ấn Độ Dương. ASEAN cũng có thể tham gia vào BIMSTEC - một tiểu nhóm kinh tế trong Vịnh Bengal bao gồm Banglades, Ấn Độ, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan, Nepal và Bhutan, đặc biệt là kể từ khi hai trong số các thành viên BIMSTEC là Myanmar và Thái Lan cũng trở thành thành viên của ASEAN. Các dự án kết nối của BIMSTEC tại Vịnh Bengal có thể hưởng lợi lớn từ sự tham gia của ASEAN.

Để tham gia vào sáng kiến FOIP, ASEAN cần phải đóng một vai trò trong việc định hình cấu trúc an ninh khu vực. Trong số các thành viên ASEAN, Indonesia là nước tích cực nhất trong việc đề cao phiên bản FOIP và đang hoàn tất một bản báo cáo về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tại ASEAN.

Nói cách khác, sáng kiến "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở - FOIP" ra đời hoàn toàn được tham chiếu từ nền tảng của Học thuyết Truman, Học thuyết Domino để kìm hãm - ngăn chặn - cô lập và hủy diệt con tắc kè cộng sản đổi màu là Tàu cộng và các nước có xu hướng lấy nền kinh tế thị trường định hướng xhcn làm nền tảng.

Để thực thi chiến lược trên nhằm sớm xóa sổ cnxh quái thai như lời kêu gọi của ông Trump tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc vào năm 2018 thì vấn đề Biển Đông là thành tố không thể đứng ngoài FOIP. Vì vậy không khó nhận ra việc Mỹ, Ấn Độ, Nhựt Bổn, Úc thường xuyên cử tàu chiến hiện diện tại Biển Đông và việc sau khi thoát chết lần thứ nhứt vào tháng 8/2017, trở lại chánh trường Ả Trần Đại Quang đã tức tốc đi Ấn rồi đi Nhựt trong năm 2018 để rồi sau đó bị "bịnh do virus lạ" phải ra đi trình diện Mác - Lê - Mao - hồ.

Đặc biệt, để phá hủy "Chuỗi Ngọc Trai" trên biển của Tàu cộng bằng chiến lược FOIP, Mỹ phải chặt đứt cầu nối của Tàu cộng tại Biển Đông, vì vậy khả năng rất cao là Dự án luật trừng phạt Biển Đông và Biển Hoa Đông sẽ sớm được thông qua và ban hành thành Luật để làm cây kìm cộng lực cắt đứt "Chuỗi Ngọc Trai" trên biển của Tàu cộng ngay cửa ngõ Biển Đông. Tuy nhiên như vậy vẫn chưa đủ vì Tàu cộng vẫn thoát được theo đường Biển Đông để ra Ấn Độ Dương bằng cách đi trong vùng lãnh hải của Việt Nam được Việt cộng đón rước kết hợp với việc tăng bo trên bộ thông qua cung Nam của trục đường xuyên Á là tuyến cao tốc bên Lào và cao tốc Bắc Nam ở Việt Nam hòa với các điểm trung chuyển bán thủy - bộ là các đặc khu kinh tế do Việt cộng cho ra lò.

Vì vậy, nếu tất cả các công cụ của Mỹ và Đồng minh đã - đang và sẽ tung ra để siết cổ Tàu cộng ngay cửa ngõ Biển Đông nhưng lại thiếu đi việc đốt cháy đường Lưỡi bò cũng như xây bức tường thép tại Đông Dương để ngăn chặn đường thoát hiểm của Tàu cộng qua ngã này thì tất cả đều vô nghĩa giống như món cà pháo thiếu mắm tôm vậy. Vì vậy Biển Đông và nền cộng hòa tại Việt Nam sẽ không thể thiếu trên bàn tiệc này. Muốn có được những điều này thì cách duy nhứt là phải tái tục Hiệp định Ba Lê 1973 để thiết lập một nền cộng hòa phi cộng sản tại Việt Nam sau đó nhà nước do dân tổng tuyển cử tự do bầu lên sẽ thay mặt nhân dân kiện Tàu cộng ra tòa PCA làm cơ sở pháp lý để tống cổ Tàu cộng ra khỏi Biển Đông và cắt đứt đường tăng bo bán thủy - bộ theo ngã Việt Nam./.

Tran Hung.

Nhận xét

Unknown đã nói…
Tác giả nói rất hay, rất hợp lý.
Hung đã nói…
Tác giả nói rất hay, rất hợp lý, xin chia sẻ bài này nhé.

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

CÁCH VIỆT CỘNG HÚT NỘI LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA VÀ CÁCH PHỤC QUỐC CỦA NGƯỜI DO THÁI MÀ CHÚNG TA CẦN HỌC HỎI VÀ THỰC HÀNH

CHÂN TƯỚNG TÊN VIỆT CỘNG NẰM VÙNG CHIẾN LƯỢC TẠI ĐẦU NÃO CHỐNG CỘNG WESTMINSTER ĐÃ LỘ RÕ QUA TÊN KINH TÀI HOA NAM Phạm Nhật Vượng