KINH TẾ BIẾN ĐỘNG, VIỆT CỘNG CÓ TỰ ĐỘNG SỤP ĐỔ KHÔNG ?

KINH TẾ BIẾN ĐỘNG, VIỆT CỘNG CÓ TỰ ĐỘNG SỤP ĐỔ KHÔNG ?

Trường phái "chống cho Việt cộng không sụp đổ" thường đưa ra những dự đoán kiểu chiêm bao rồi bàn đề, đánh trúng thì hoan hỉ, đánh trật thì "trách kỷ" rằng chưa bàn hết thông điệp từ giấc chiêm bao nên đánh lệch chứ không có chiêm bao không linh nghiệm.

Trước biến động khó đoán định của nền kinh tế thế giới hiện nay bởi xung đột Mỹ - Tàu cộng dưới trào tổng thống Donald Trump. Chắc chắn thị trường chứng khoán, lãi suất, tỉ giá tại Việt Nam sẽ co giựt liên hồi theo nhịp của Tàu cộng và thế giới.

Trường phái tự xưng "đánh Việt cộng bằng kinh tế" thường lấy các thông tin phản ánh sự co giựt bất lợi về giá cổ phiếu, lãi suất nhà băng, tỉ giá hối đoái do báo Vẹm đưa tin rồi chụm lại "bàn đề" theo kiểu đánh bida "trúng ăn trật chạy đạn".

Vậy thì khi 3 thông số về: giá cổ phiếu, lãi suất nhà băng, tỉ giá hối đoái tại Việt Nam có diễn tiến theo chiều hướng xấu nhứt thì kinh tế Việt Nam có sụp đổ kéo theo Việt cộng sụp đổ như cách "bàn đề" của trường phái Tầm nhìn kinh tế vĩ mô - chống Việt cộng không sụp đổ bằng lối đánh kinh tế theo cách "chiêm bao - bàn đề" kia không?

Cá nhơn tui xin cá độ là KHÔNG, Việt cộng không sụp đổ khi kinh tế sụp đổ. Việt cộng chỉ bị xóa sổ khi nhân dân Việt Nam dũng cảm bước qua sợ hãi nhân lúc Tàu cộng bị ông Donald Trump đánh rã rời chân tay để xóa sổ Việt cộng bằng việc giành lại quyền tự quyết về tay nhân dân mà thôi.

Sở dĩ tui xăm mình cá độ như trên là tui căn cứ vào lịch sử của kinh tế Việt cộng như sau:

I. Thời kì bi đát nhứt của kinh tế Việt Nam thời Việt cộng cai trị:

Sau ngày cướp thành công Miền Nam 30/4/1975, kinh tế Việt Nam rơi vào đáy của cùng quẫn. Những năm tháng dân Việt Nam phải đào củ mài, củ nần, củ mì, hái bo bo để thay cơm rồi sau đó bọn Polpot dấy động can qua ở phía Tây Nam, bọn Tàu cộng xua quân đánh giết ở phía Bắc, tàn binh của Việt Nam Cộng Hòa và Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức - FULRO khởi loạn ở các nơi, ở Cao nguyên Trung phần lan xuống duyên hải Trung bộ,... Nhưng Việt cộng có sụp đổ không ?

Sau đó cộng sản Đông Âu và Liên Sô tan rã nhưng Việt cộng có sụp đổ chưa ?

II. Về biến động bất lợi của 3 chỉ số là giá cổ phiếu, lãi suất nhà băng, tỉ giá hối đoái tại Việt Nam:

Hẳn chúng ta còn nhớ, cách nay 11 năm, vào năm 2008 thì:

1. Về giá cổ phiếu: Năm 2008 chỉ số Vn - Index liên tục xác lập "đáy mới", đến thánh 02/2009 nó chạm đáy ở mốc 235 điểm.

2. Về lãi suất nhà băng:

2.1. Lần đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước của Việt cộng chính thức áp cơ chế lãi suất trần trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng (không quá 150% lãi suất cơ bản theo quy định của Bộ luật Dân sự).

2.2. Lần đầu tiên khái niệm “lãi suất cho vay tối đa” xuất hiện trên thị trường, đồng nghĩa với những mức lãi suất cho vay từ 22% - 25% trước đó được loại bỏ cùng với các loại phí thu thêm; trần lãi suất huy động thỏa thuận giữa các thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có từ những năm trước cũng bị xóa bỏ.

2.3. Trong tháng 5/2008 đã bùng phát cuộc chạy đua lãi suất nhà băng, tạo ra các điểm nóng sốt đỉnh điểm trong tháng 6/2008. Trên thị trường liên nhà băng, lãi suất ghi nhận kỷ lục “treo” tới 43%/năm; nhiều thành viên đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trường hợp áp tới 20%/năm.

3. Về tỉ giá hối đoái:

- Năm 2008 là năm đặc biệt của cơ chế điều hành tỉ giá cũng như những biến động trên thực tế. So với cuối năm 2007, tỷ giá USD/VND mua vào - bán ra của các nhà băng thương mại đã tăng khoảng 9%, một mức tăng đột biến so với thay đổi quen thuộc quanh 1% những năm trước.

- Năm 2008 cũng là năm biên độ tỉ giá liên tiếp 3 lần nới rộng, 2 lần được tăng mạnh trực tiếp ở tỉ giá bình quân liên nhà băng, những điều chỉnh chưa từng có trong lịch sử.

- Trong những tháng đầu năm 2008, thị trường có hiện tượng ứ đọng ngoại tệ, tỉ giá có lúc xuống “đáy” 15.300 VND/USD. Nhiều doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu phải thông qua các hiệp hội yêu cầu nhà băng đẩy mạnh mua vào USD, tháo gỡ khó khăn. Nhưng từ tháng 5, “cơn sốt” khan hiếm ngoại tệ lại diễn ra căng thẳng trên cả thị trường chánh thức lẫn thị trường tự do. Nhiều doanh nghiệp phải mua với giá trên 18.000 VND/USD.

Hậu quả của năm 2008 kéo dài đến những năm sau đó nhưng Việt cộng có bị rơi vào cảnh sụp đổ nền kinh tế kéo sụp đổ thể chế độc tài toàn trị chưa ?

Bây giờ, trước những co giựt của nền kinh tế Việt cộng, trường phái Tầm nhìn kinh quá vĩ mô lại hoa ngôn "ta đánh Việt cộng bằng vũ khí kinh tế, đó là cách duy nhứt xóa sổ cộng sản". Nhưng mắc cười nhứt là đánh theo kiểu "chiêm bao - bàn đề", nhặt nhạnh những tin tức từ truyền thông của Vẹm rồi dịch số, soi cầu. Đã vậy còn láo lếu chụp mũ người khác là Việt cộng nằm vùng, bút nô khi họ có chủ trương kêu gọi nhân dân Việt Nam giành lại quyền tự quyết bằng những phương pháp khác.

Đủ rồi, bộ mặt Hán nô, cộng nô của trường phái Tầm nhìn kinh tế vĩ mô chống cộng là chống cho Việt cộng không sụp đổ theo cách "chiêm bao - bàn đề" của đám kia đã quá lộ liễu, không còn đất để làm thân Hán nô, cộng nô nữa đâu. Hãy dẹp mau để được khoan hồng trước khi quá muộn./.

Tran Hung.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

NGUYỄN CHÍ DŨNG, TÊN VIỆT GIAN PHÁ TAN NƯỚC VIỆT.

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH