TRUNG CỘNG MÀ ĐU CÀNG ANH, TỨC LÀ ĐÃ CHỌN "CHẾT NHANH CẤP KỲ".
TRUNG CỘNG MÀ ĐU CÀNG ANH, TỨC LÀ ĐÃ CHỌN "CHẾT NHANH CẤP KỲ".
Thế giới đã ngỡ ngàng vào thứ Năm ngày 23/6/2016 khi Vương quốc Anh tổ chức cuộc trưng cầu lấy ý kiến về việc "Vương quốc Anh có nên tiếp tục là thành viên của EU hay nên rời khỏi EU?”.
Những cử tri được xem là hợp lệ khi tham gia bỏ phiếu là "Những công dân đủ 18 tuổi trở lên trên toàn lãnh thổ Anh, Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland; những công dân Ireland đang sinh sống tại Vương quốc Anh, các công dân từ hơn 50 quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung là những thuộc địa cũ của Anh như Úc, Ấn Độ hay Jamaica hiện đang sống tại Anh. Các công dân mang quốc tịch Anh nhưng đang sinh sống ở nước ngoài không quá 15 năm cũng có quyền tham gia bầu chọn".
Kết quả của cuộc trưng cầu Brexit (Brexit là cụm từ ghép, "Britain” chỉ nước Anh và “exit” là động từ rời khỏi). Người dân Anh đã quyết định rời khỏi EU với tỷ lệ số phiếu ra đi là 52%, ở lại là 48%.
Mùa thu năm 2015 tại nước Mỹ và ngay trong Đảng Cộng hòa, các cuộc đấu tranh tiền bầu cử của đã đánh dấu một xu hướng chống lại cái gọi là "những quan chức trong đảng". Nhiều người ủng hộ đảng Cộng hòa coi những người này là quá xa cách và cáo buộc họ theo một chính sách 'phục vụ khách hàng' chứ không vì lợi ích của người dân. Những ứng viên nặng ký như Jeb Bush hay Chris Christie đã mất đi rất nhiều sự ủng hộ trong nhiều cuộc thăm dò ý kiến.
Để rồi từ cuối tháng 7/2015, doanh nhân nổi tiếng bất động sản là tỷ phú Donald Trump đã thắng to trong hầu hết các cuộc thăm dò ý kiến toàn quốc và tại các tiểu bang chủ yếu là nhờ những tuyên bố "trái ngược hoàn toàn" với tư tưởng của các chính trị gia "salon" trong Đảng Cộng hòa. Sau đó, bước sang những trận đấu tay đôi với ứng viên Đảng dân chủ là nhà chính trị "mô phạm" là bà Hillary, phu nhân của cựu tổng thống Bill Clinton, bại tướng của Obama và từng là ngoại trưởng của Obama . Tại các trận đấu tay đôi Trump - Hillary ở vòng tứ kết, đa phần theo báo chí Mỹ, phương Tây và Trung cộng thì bà Hillary luôn thắng Trump với cách biệt khá xa. Thế nhưng đến trận chung kết là cuộc bỏ phiếu của đại cử tri vào ngày 19/12/2016, kết quả là:
Bảy đại cử tri đã bỏ phiếu chống lại ứng cử viên họ cam kết: hai chống lại Trump và năm chống Clinton. Hơn ba đại cử tri đã cố gắng để bỏ phiếu chống lại Hillary nhưng được thay thế hoặc buộc phải bỏ phiếu một lần nữa. Cuối cùng, Trump nhận được 304 phiếu đại cử tri, bà Hillary 227, Colin Powell 3, John Kasich, Ron Paul, Bernie Sanders, Faith Spotted Eagle được 1 phiếu duy nhất. Trump đại thắng và một buổi lễ nhậm chức công khai cho công chúng tham gia được tổ chức vào Thứ sáu, ngày 20/01/2017 trên đồi Capitol ở cuối phía đông của National Mall, Washington, D.C.
Điểm lại sơ bộ quá trình Brexit ở Anh và bầu cử lần thứ 58 ở Mỹ để chọn Trump làm tổng thống thứ 45 rồi đối chiếu lại những gì đã diễn ra chúng ta thấy có một sự tương đồng như đã được "lập trình" sẵn. Vương quốc Anh quyết định rời ngôi nhà chung là Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) sau khi đã gia nhập vào EEC cách đây 45 năm (Anh gia nhập EEC vào năm 1973). Khi Trump lên làm tổng thống, ông luôn gay gắt chỉ trích Liên Âu, từng tuyên bố EU là "kẻ thù" và luôn ủng hộ Vương quốc Anh.
Trở lại mối "lương duyên" Anh - Mỹ mà cái cụm từ phổ biến thường nhắc tới đó là "mối quan hệ đặc biệt” được Thủ tướng Anh Winston Churchill nói lần đầu tiên trong bài diễn văn lịch sử “Nguồn tiếp sức cho hòa bình” (Sinews of Peace) tại Đại học Westminster ở Missouri năm 1946, ông Churchill nhấn mạnh hai nước Anh và Mỹ có một “mối liên kết anh em của các dân tộc nói tiếng Anh”. Ngay khi Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống đúng một tuần, vào ngày 27/01/2017, nguyên thủ lần đầu tiên đến Nhà Trắng gặp Trump là bà Thủ tướng Anh Theresa May. Trước đó một ngày, phát biểu tại cuộc họp với các nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ ở Philadelphia vào ngày 26/01/2017, bà May nhấn mạnh: “Khi chúng ta cùng khám phá lại niềm tin giữa hai bên, chúng ta có cơ hội, thực chất là trách nhiệm, để làm mới 'mối quan hệ đặc biệt' này”. Đáp lại chuyến thăm Mỹ của bà May, Trump đã đến Anh quốc để tiếp tục khẳng định lại tuyên bố cam kết ủng hộ Anh tại cuộc phỏng vấn với ITV vào tháng 01/2018 rằng "Có thể nói tôi có một mối quan hệ rất tốt với Thủ tướng của các bạn… Tôi ủng hộ phần lớn những gì bà ấy nói và làm. Tôi ủng hộ mạnh mẽ các bạn về mặt quân sự. Chúng tôi sẽ bảo vệ các bạn, nếu có điều gì đó xảy ra, mặc dù tôi hy vọng rằng sẽ không có gì xảy ra"...
Dài dòng như vậy để thấy rằng "mối quan hệ đặc biệt" giữa Anh - Mỹ là rất "bền chặt - lâu dài". Mỹ sẵn sàng dứt tình với các đồng minh truyền thống khác nhưng không thể làm tổn hại đến "mối quan hệ đặc biệt Anh - Mỹ", cũng như mối quan hệ giữa Mỹ - Israel, Mỹ sẵn sàng đối đầu với cả khối Trung Đông để làm tròn sứ mệnh "bảo vệ" quốc gia Do Thái này vì thực tế giới tinh hoa ở Mỹ đa phần có liên quan huyết thống với Anh quốc và gốc Do Thái.
Vì vậy, ngay trong lúc Trung cộng đang nguy khốn, ngay trong lúc Anh đang ngổn ngang với hậu Brexit, Trung cộng manh nha "dối trời qua bể" để mong "bắt tay" với Anh quốc là điều hoang tưởng thậm chí là liều mạng vác xác vào hang cọp. Bởi có thể Anh quốc sẽ tìm kiếm lại bạn hàng sau khi rời khỏi EU vào năm tới, trong đó sẽ có mặt Trung cộng nhưng đó không phải là "mật ong" mà là "bả độc" để dẫn dụ Trung cộng vào thiên la địa võng của Trump với sự thiết kế của chiến lược gia - tác giả cuốn "Death by China" của Peter Navaro. Bởi Trung cộng là kẻ thù của Mỹ.
Còn nhớ vào năm 2015, trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh quốc của Tập Cận Bình, Nữ hoàng Elizabeth II đã lên tiếng cáo buộc quan chức Trung Quốc "rất thô lỗ" đối với đại sứ Anh. Hãy hình dung xem, với một số quyền lực sau đây của Nữ hoàng Elizabeth II thì "ấn tượng đầu tiên sẽ là mãi mãi" liệu có sai:
1. Có quyền ký các văn bản pháp quy:
Bất kỳ một dự luật nào muốn đưa vào bộ luật của Anh đều phải được Hoàng gia phê duyệt gọi là “Hoàng gia phê chuẩn” trước khi nó được ban hành.
2. Nữ hoàng Anh còn là nguyên thủ của các quốc gia trong Khối Thịnh vượng chung Anh, gồm: Australia, Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Belize, Canada, Grenada, Jamaica, New Zealand, Papua New Guinea, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, quần đảo Solomon, và Tuvalu.
3. Nữ hoàng Anh có quyền sa thải toàn bộ nội các chính phủ Australia.
...
Trung cộng muốn bắt tay với Anh để ly gián Anh với Mỹ sẽ là hoang tưởng, có chăng chỉ là "ăn quả lừa" trong những nước cờ vây của tỷ phú Trump và dàn cố vấn siêu phàm của nội cát Tòa Bạch Ốc. /.
Tran Hung.
Nhận xét