THỜI XƯA TRỊ TỘI GIAN LẬN TRONG THI CỬ. THỜI SẢN CHỈ LÀ "NÂNG ĐỠ KHÔNG TRONG SÁNG" LÀ CÙNG.
THỜI XƯA TRỊ TỘI GIAN LẬN TRONG THI CỬ. THỜI SẢN CHỈ LÀ "NÂNG ĐỠ KHÔNG TRONG SÁNG" LÀ CÙNG.
Khoa cử là một trong những hình thức cơ bản để tuyển dụng nhân tài, phục vụ đất nước ngày xưa.
Bất cứ triều đại nào, việc giáo dục và thi cử vẫn luôn tồn tại những quy định hết sức ngặt nghèo, bắt buộc học sinh phải vượt qua. Điển hình như thời nhà Nguyễn đã quy định "thí sinh không được mang tài liệu vào trường thi, không được nói chuyện ồn ào, lộn xộn, phải đóng dấu 'nhật trung' là dấu xác định bài thi được làm tại trường thi, cấm ngồi không đúng chỗ quy định, tự ý vứt bỏ hoặc sửa chữa bảng tên, cấm kê khai gian lận tên tuổi, cấm nộp bài trễ hạn. Nếu vi phạm, sĩ tử sẽ bị phạt rất nặng...". Đi xa hơn triều Nguyễn, chúng ta cũng tìm thấy những hình thức xử phạt nghiêm khắc trong gian lận thi cử sau:
Năm 1673, đời Lê Gia Tông, tại khoa thi Hương, Tham chính Thanh Hóa Vũ Cầu Hối nhận tiền bạc, gửi gắm học trò làm kỳ đệ tử. Phủ doãn phủ Phụng Thiên Ngô Sách Dụ làm việc trong trường thi ngầm mang sách vở vào trường, sai gia nhân làm quyển thi đưa lẫn vào chấm lấy đỗ, xoay tiền của. Việc bị phát giác, cả hai đều bị xử đến tội đồ là "bắt làm nô lệ".
Kỳ thi cuối năm 1696, Tham tụng (người đứng đầu chính quyền trong phủ chúa Định Nam vương Trịnh Căn) là Lê Hy gửi gắm con mình trong kỳ thi Hương cho Sách Tuân, nhưng cuối cùng quyển thi của con Lê Hi vẫn bị đánh trượt. Sách Tuân ngầm đưa quyển thi của con Lê Hy cho các khảo quan duyệt lại lần nữa, sửa từ bị đánh trượt sang lấy đỗ. Phó đô ngự sử Ngô Hải biết chuyện nhưng ém đi không tâu báo. Sự việc bị phát giác, Sách Tuân bị xử giảo "thắt cổ chết". Ngô Hải bị bãi chức, các quan phúc, giám khảo đều bị phạt.
Năm 1775, trong kỳ đệ tứ khoa thi Hội dưới thời vua Lê Hiển Tông, con trai nhà bác học nổi tiếng Lê Quý Đôn là Lê Quý Kiệt, đã đổi quyển thi cho một thí sinh khác tên Đinh Thì Trung. Khi sự việc bị phát giác, Thì Trung bị đày ra Yên Quảng, Quý Kiệt bị tước bỏ học vị cho về làm thứ dân, rồi bắt giam vào ngục cửa Đông, một thời gian sau mới được thả.
Trong kỳ thi Hương tại trường thi Thừa Thiên, Cao Bá Quát và Phan Nhạ làm sơ khảo, ngầm lấy muội đèn làm mực chữa 24 quyển bài thi của học trò, đỗ được 5 người. Quyển thi của Trương Đăng Trinh là cháu đại thần Trương Đăng Quế đúng ra bị đánh rớt nhưng quan phân khảo là Nguyễn Văn Siêu nói với quan nội trường cho đỗ. Sự kiện này khiến dư luận bàn tán, triều đình tra xét. Cao Bá Quát, Phan Nhạ bị khép tội xử tử, nhưng sau đó được tha cho đổi thành giảo giam hậu, tức giam được 3 năm thì thả.Nguyễn Văn Siêu bị phạt trượng nhưng sau xét lại chỉ cách chức.
...
Như vậy ai bảo thời phong kiến luôn mang tư tưởng "có kẻ làm quan cả họ được nhờ; con cháu quan quyền được làm quan là phúc cho đất nước... " để rồi bỏ qua luật nước, phép vua.
Trở lại vụ con của bí thư Hà Giang "sửa điểm". Lẽ ra Triệu Tài Vinh phải cúi đầu xin lỗi và từ chức để nhận được khoan hồng lượng thứ của dân thì hắn ta vẫn mặt dày, mày dạn cho rằng mình không hay biết. Là vua của xứ Hà Giang, cai quản vạn người nhưng lại không biết gì đến việc làm phi pháp của con mình, của thuộc cấp mình thì sao xứng đáng ngồi trên đầu thiên hạ ?
Có thể mọi việc sẽ đâu vào đó một cách "đúng quy trình" bởi nó tương đồng với câu nói thúi nhất lịch sử mà bà chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vừa phọt ra "Không lẽ giờ 'ông' Thanh tra Chính phủ lại đi kiện 'ông' Bộ trưởng này, lãnh đạo kia về tài sản thì nghe không đúng truyền thống văn hoá Việt Nam lắm”. Vụ này cũng vậy, không lẽ đảng lại đi xử lý đảng, e là khó lắm vì Nguyễn Phú Trọng đã nói rồi "Báo chí hạn chế đưa tin về đảng viên hư hỏng vì nói hết cái xấu ra dân sẽ mất lòng tin".
Khi một tên Hán ngụy được chúng nó "chỉnh sửa" thành "lãnh tụ vĩ đại; cha già dân tộc" thì chuyện "nâng đỡ không trong sáng" xảy ra trong thi cử là lẽ tất nhiên, hết sức bình thường trong chế độ tà quyền cộng sản. Nếu không dẹp bỏ cộng sản thì đành cam phận vậy, xoắn xít chi cho bệnh tức trầm kha. /.
Tran Hung.
Nhận xét