TẬP CẬN BÌNH SẼ "BẤN LOẠN, NGÃ BỆNH" SAU CHUYẾN KINH LÝ PHI CHÂU.
TẬP CẬN BÌNH SẼ "BẤN LOẠN, NGÃ BỆNH" SAU CHUYẾN KINH LÝ PHI CHÂU.
Nếu Hốt Tất Liệt, hoàng đế triều Nguyên đã phải ngã bệnh khi nghe tin bại trận lần thứ 3 tại Đại Việt năm 1288 rồi phiền muộn chết sau đó 6 năm (năm 1294) thì lần này, sau 730 năm, liệu lịch sử có lập lại khi Tập Cận Bình cũng "ngã bệnh" do bị bại trận trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ?
Lùi về lịch sử Đại Việt để chúng ta cùng "ôn cố tri tân". Mỗi khi nhắc đến Mông Cổ, nhân loại sẽ không quên cái tên Thành Cát Tư Hãn và cháu nội của ông ta là Hốt Tất Liệt, người đã thôn tính Đại Tống, bình định Trung nguyên, lập nên triều Nguyên.
Lần thứ nhất, sau khi Hốt Tất Liệt cháu nội của Thành Cát chiếm được Đại Lý (tỉnh Vân Nam ngày nay) năm 1254. Sau đó, tướng Ngột Lương Hợp Thai xua quân đánh chiếm Đại Việt để tạo thế "gọng kìm" bao vây Nam Tống. Tuy nhiên, cuộc chiến chỉ diễn ta nửa tháng, quân dân nhà Trần đã đánh cho quân Mông cổ tan xác, tháo chạy vào cuối tháng 01/1258.
Hai mươi năm sau, không cần đi đường qua Đại Việt, Mông Cổ vẫn đánh bại được nước Tống. Đế quốc Nguyên được thành lập trên lãnh thổ Mông Cổ và Trung Quốc ngày nay.
Hai mươi bảy năm sau, Hoàng đế Nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt ra lệnh xâm lăng nước Đại Việt. Lần này quân Nguyên cũng bị quân dân nhà Trần đánh cho tơi bời, khiến thái tử Thoát Hoan, con trai thứ 9 của Hốt Tất Liệt phải chui vào ống đồng để quân lính kéo chạy khỏi Đại Việt.
Sau hai lần thất bại thảm hại, Hốt Tất Liệt không cam lòng đã ra lệnh lần thứ 3 tấn công Đại Việt, tháng 3/1286, Trấn Nam vương Thoát Hoan đã được lệnh đi đánh Đại Việt một lần nữa và lần này quân Nguyên cũng bị quân dân nhà Trần đánh cho tan tác chim muông, Thoát Hoan bị Nguyên Thái Tổ giận dữ đày đi trấn thủ Dương Châu, không được về kinh đô chầu Thế Tổ hoàng đế cho tới khi chết. Sau thất bại lần thứ 3 này của quân Nguyên, Hốt Tất Liệt đã ngã bệnh nhưng vẫn chỉnh đồn binh mã để tiếp tục đánh chiếm Đại Việt nhưng do bệnh ngày một trầm kha nên đã chết vào năm 1294, giấc mộng Nam kha của nhà Nguyên cũng đành gác lại.
Đó là lịch sử ở thế kỷ 13, còn trong thế kỷ thứ 20, Trung cộng cũng đã 3 lần tiến đánh Việt Nam, đó là cướp lấy Hoàng Sa năm 1974, xua quân xâm lược Việt Nam năm 1979 và cướp lấy các đảo ở Trường Sa năm 1988. Nhận thức được sức kháng cự của dân tộc Việt Nam mà tiền nhân đã truyền lại trong huyết quản của mỗi con dân đất Việt. Trung cộng thừa hiểu sẽ khó lòng thôn tính toàn bộ Việt Nam bằng vũ lực. Vì vậy chúng cấu kết, thông đồng với cộng sản Việt Nam, cấy giống và tạo dựng lên những tên xác Việt, hồn Tàu để khuynh đảo chính trường cộng sản, rắp tâm bán nước Việt cho Trung cộng theo kế sách "Tằm ăn dâu". Chúng gặm nhắm dần lãnh thổ, đồng hóa về chính trị - văn hóa, áp đặt buộc lệ thuộc về kinh tế để rồi sẽ dễ dàng thôn tính trọn Việt Nam khi "giấc mộng Trung hoa" hiện thực. Đây chính là lần thứ tư Trung cộng xâm lược Việt Nam ở thế kỷ 21 này sau 3 lần "thử lửa" thành công ở thế kỷ thứ 20.
Tuy nhiên theo trực giác của cá nhân cũng như xu thế của thời đại, chuyện xâm lược Việt Nam thứ tư này do Tận Cận Bình khởi xướng trên cơ sở kế thừa mật ước Thành Đô năm 1990 và phát huy thêm trên cơ sở 27 văn kiện mà tên Việt gian bán nước Nguyễn Phú Trọng đã thông đồng với kẻ mang đầy dã tâm chinh phục toàn cầu là Tập Cận Bình trong hai lần gặp nhau vào năm 2017 sẽ THẤT BẠI HOÀN TOÀN.
Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của dã tâm thôn tính Việt Nam của Tập Cận Bình được sự nối giáo của Việt gian Nguyễn Phú Trọng là do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung mà tổng thống Trump đã phát động, ép Trung cộng phải tham chiến, sau đó sẽ là sự trỗi dậy của nhân dân Việt Nam bởi lòng căm thù cộng sản nội địa và cộng sản ngoại bang đã dâng lên ngút trời, tiếng ai oán của dân oan đã vọng thấu trời xanh.
Lịch sử của ba lần đánh thắng quân Mông Nguyên đề dẫn tới sự phẫn nộ, phiền muộn vì thua nhục đã làm cho thiên tử Hốt Tất Liệt phải ngã bệnh mà chết khiến khát vọng chinh phục thế giới của đế quốc Mông Nguyên phải chết theo cũng sẽ lập lại và ứng nghiệm ngay cho Tập Cận Bình.
Hiện nay, ngay trong lòng quốc gia có số dân 1,4 tỷ người, Trung cộng đang ôm khối thuốc nổ khổng lồ là núi nợ công gồm "tổng số nợ của chính phủ + hộ gia đình + các doanh nghiệp = 28,8 nghìn tỷ USD". Tức nếu chia cục nợ này trên bình quân dân số 1,4 tỷ người thì mỗi người dân TQ từ trẻ sơ sinh đến già sắp xuống lổ sẽ gánh số nợ công là "28,8 ngàn tỷ USD : 1,4 tỷ người = 20,57 ngàn USD", không tin nổi vào mắt mình. Tuy nhiên trong tổng số nợ công này thì nợ doanh nghiệp đã chiếm khoảng 17 ngàn tỷ USD đó là các doanh nghiệp nhà nước sản xuất đủ thứ từ thép đến than đá, các công ty xây dựng, và các nhà phát triển bất động sản.
Khối thuốc nổ nội địa là vậy, khối thuốc nổ bên ngoài cũng đang rất căng thẳng cho Trung cộng đó là các khoản đầu tư vào các quốc gia nghèo đói, tham nhũng mà Mỹ đã chê và Trump đã khinh khi gọi họ là "các quốc gia HỐ PHÂN". Để lôi kéo, gài bẫy nợ tại các quốc gia "hố phân", Trung cộng đã phải vung tiền để mua chuộc, ve vãn các thể chế độc tài, tham nhũng ở Châu phi thông qua việc hình thành Diễn đàn Hợp tác Trung-Phi (FOCAC) vào năm 2000 và được diễn ra 3 năm một lần, năm nay sẽ diễn ra tại Rwanda.
Trong chiến đi Châu phi lần này, Tập Cận Bình sẽ đến Rwanda và sau đó là Nam Phi để dự hội nghị thượng đỉnh của khối BRICS bao gồm các nền kinh tế đang trỗi dậy (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Tại đây, "các quốc gia Hố phân" sẽ tiếp tục "vòi tiền" mà Trung cộng đã hứa hẹn "tài trợ" cho họ ở những năm trước đó. Nếu Tập không đáp ứng thì sẽ "mất cả chì lẫn chài" vì sẽ bị các "hố phân" bất mãn, trở mặt. Nếu Tập đáp ứng thì lấy đâu ra số tiền hàng chục tỷ USD để "bỏ vào các hố phân", tại FOCAC năm 2015, Tập đã hứa hẹn cho các "hố phân" này tới 60 tỷ USD cho giai đoạn 3 năm từ 2015 đến 2018. Trong bối cạnh trước mắt, số tiền mà Tập phải tiếp tục hứa hẹn với các "hố phân" cho giai đoạn 2018-2021 sẽ không dừng lại con số 60 tỷ USD, vậy Tập sẽ lấy đâu ra tiền trong lúc tại quốc nội đang hỗn loạn, rối ren vì những cú đấm thôi sơn của võ sỹ Trump ?
Tuy chuyến đi Châu phi lần này của Tập chỉ để "trấn an" đồng minh "hố phân" và tiện thể dự hội nghị thượng đỉnh của khối BRICS. Tuy nhiên các "hố phân" cũng sẽ bóng gió gợi ý đến việc xin tiền. Vì vậy muộn phiền sẽ vây lấy tâm trí họ Tập sau khi trở về Bắc Kinh. Tranh thủ sự yếu thế của Tập, Trump sẽ cho thân tín sang Lục địa Đen để "ủy lạo"bằng việc rót hàng chục tỷ USD để phát triển bền vững, hiệu quả cho châu lục này. Trước muôn trùng vây khốn, rất có thể Tập cũng sẽ như Hốt Tất Liệt, lại ngã bệnh và chết. Giấc mộng Trung hoa sẽ tan thành mây khói, giấc mộng Nam kha cũng sẽ tiêu tan. Lũ Việt gian cộng sản cũng tan đàn, xẻ nghé, vứt dép chạy tụt quần sang ẩn dật ở các nước "hố phân"./.
Tran Hung.
Nhận xét