VÒNG KIM CÔ NÀO SIẾT CHẾT ĐỘC TÀI MADURO ?
VÒNG KIM CÔ NÀO SIẾT CHẾT ĐỘC TÀI MADURO ?
Ngày 31/01/2019, các nghị sĩ châu Âu đã bỏ phiếu thông qua một nghị quyết công nhận ông Guaido là "tổng thống lâm thời hợp pháp" của Venezuela "cho đến khi những cuộc bầu cử tổng thống tự do, minh bạch và đáng tin cậy mới được tiến hành". Nghị quyết nhận được 439 phiếu thuận và 104 phiếu chống, trong khi có 88 nghị sĩ bỏ phiếu trắng.
Trước đó 4 ngày, vào ngày ngày 26/01/2019, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tuyên bố ông sẽ ra thời hạn 8 ngày để Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro kêu gọi bầu cử ở quốc gia Mỹ Latinh này hoặc Tây Ban Nha sẽ công nhận ông Juan Guaido là nhà lãnh đạo lâm thời Venezuela phụ trách việc kêu gọi bầu cử. Trong một tuyên bố, Thủ tướng Sanchez nêu rõ: "Chính phủ Tây Ban Nha ra thời hạn 8 ngày để ông Nicolas Maduro kêu gọi một cuộc bầu cử tự do, minh bạch và dân chủ. Nếu điều này không xảy ra, Tây Ban Nha sẽ công nhận ông Juan Guaido là Tổng thống lâm thời phụ trách việc kêu gọi bầu cử". Đồng hành cùng Tây Ban Nha tại châu Âu là Anh, Pháp, Đức,...
Ngày 03/3/2019, cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton báo động bất kỳ nỗ lực nào nhằm ngăn chặn sự trở lại an toàn của tổng thống lâm thời Juan Guaido sẽ vấp phải "phản ứng mạnh mẽ và đáng kể" từ Washington. Ông Bolton nói rằng Washington có kế hoạch tạo ra một liên minh nhằm thay đổi chính phủ ở Venezuela trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chánh trị đang diễn ra tại quốc gia Nam Mỹ này, cụ thể "Chúng tui đang cố gắng tập hợp sự ủng hộ cho việc chuyển đổi quyền lực một cách hòa bình từ Maduro sang Juan Guaido, người mà chúng tôi công nhận. Chúng tui muốn nhìn thấy một liên minh rộng rãi mà chúng ta có thể tập hợp để thay thế Maduro, thay thế chế độ của độc tài của Maduro. Đó là những gì chúng ta đang cố gắng thực hiện".
Một tuần trước đó, một dự thảo nghị quyết của Mỹ lên án Maduro và kêu gọi các cuộc bầu cử mới ở Venezuela đã đưa ra tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhưng đa số các thành viên của tổ chức này đã phản đối và Maduro vẫn nắm quyền kiểm soát tại Venezuela cho tới bây giờ. Để hiểu rõ tại sao tổng thống lâm thời Juan Guaido được đa phần các quốc gia ủng hộ trong khi độc tài bịnh hoạn Maduro chỉ nhận được sự ủng hộ ít ỏi từ Trung cộng, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi,... nhưng nghị quyết phế truất Maduro tại Hội đồng Bảo an LHQ vẫn không được thông qua, xin được giải thích sơ bộ như sau:
Theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, để một nghị quyết được thông qua phải có được 9 phiếu thuận từ tổng cộng 15 nước thành viên của HĐBA, trong đó có 5 thành viên thường trực và 10 thành viên không thường trực. Trong số 9 phiếu thuận đó tính cả số phiếu tán thành của các thành viên thường trực. Quyền phủ quyết của các thành viên thường trực đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thông qua một nghị quyết.
Về nguyên tắc, các nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có quyền phủ quyết như nhau. Nhưng do sức mạnh tổng hợp quốc gia của Anh và Pháp thua Mỹ, Trung cộng và Nga, do đó trên thực tế chỉ có 3 cường quốc là Mỹ, Trung cộng và Nga có vai trò quyết định trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng của thế giới.
Vì vậy, tại phiên bỏ phiếu của HĐBA gồm 15 nước, dự thảo nghị quyết của Mỹ về việc phế truất Maduro, tuy nhận được 9 phiếu ủng hộ, 3 phiếu chống là Trung cộng, Nga và Nam Phi và 3 phiếu trắng nên nghị quyết không được thông qua vì không đủ 5 phiếu thuận của 5 Ủy viên Thường trực gồm Mỹ, Trung cộng, Nga, Anh và Pháp. Nói rõ ra là hễ cứ có 1 trong 5 ủy viên thường trực phủ quyết thì nghị quyết không được thông qua và thường thì Mỹ - Anh - Pháp luôn đồng thuận, đối lập với Trung cộng - Nga.
Với quyền lợi sát sườn của Trung cộng, Nga với độc tài bịnh hoạn Maduro thì bài toán trừng phạt - phế truất Maduro tại HĐBA LHQ luôn vô nghiệm bởi nó không bao giờ có được 5 phiếu đồng thuận từ 5 ủy viên thường trực. Để phế truất Maduro thì Mỹ phải thiết lập một liên minh tiến hành phế truất Maduro với giải pháp ưu tiên là hòa bình thông qua TỔNG TUYỂN CỬ TỰ DO. Nếu độc tài Maduro và thế lực hậu thuẫn cho hắn chống đối tới cùng buộc lòng liên minh của Mỹ phải hành động bằng giải pháp can thiệp quân sự để phế truất Maduro. Đây chính là lý do mà Mỹ và Châu Âu đã ra tối hậu thư cho Maduro tôn trọng việc tổ chức một cuộc TỔNG TUYỂN CỬ TỰ DO tại Venezuela có sự giám sát chặt chẽ của cộng đồng quốc tế.
Nay thời hiệu của tối hậu thư đã hết từ lâu, buộc lòng Mỹ sẽ hành động bằng việc thành lập một liên minh như một cái vòng vòng kim cô để phế truất Maduro. Thành viên tiên phong cùng Mỹ sẽ là Tây Ban Nha bởi trong quá khứ Venezuela là thuộc địa của Tây Ban Nha nên ảnh hưởng của Tây Ban Nha về mặt tư tưởng, tập quán, ngôn ngữ tại Venezuela là rất sâu đậm. Tây Ban Nha sẽ là tiền vệ con thoi để chuyền banh cho tiền đạo Mỹ đá thủng cầu môn của Trung cộng - Nga - Thổ Nhĩ Kỳ đang do thủ môn Maduro trấn thủ.
Mỹ nói là làm và điều này càng quyết liệt hơn khi nước Mỹ đang có bộ tứ Đại Bàng là Donald Trump - Mike Pence - John Bolton - Mike Pompeo. Hồi cáo chung của độc tài bịnh hoạn Maduro đã đến rất gần khi Mỹ bắt đầu hình thành vòng kim cô mà tiền vệ con thoi là Vương quốc Tây Ban Nha, một quốc gia có tiềm lực kinh tế hiện đứng thứ 14 trên thế giới và thứ 6 tại châu Âu, có quân đội hiện đứng thứ 8 tại châu lục này./.
Tran Hung.
Nhận xét