GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG NĂM NAY VÀ NHỮNG "HIỆN TƯỢNG LẠ" - PHẦN A
GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG NĂM NAY VÀ NHỮNG "HIỆN TƯỢNG LẠ" - PHẦN A
Cả ngày hôm nay bận giỗ tổ Vua Hùng nên không lên FB được, chỉ tranh thủ lên vài phút rồi phải thoát, dù tranh thủ nhưng cũng nắm sơ bộ tình hình quốc nội với những sự kiện sau:
A. Chủ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay tại Đền Hùng không phải do chủ tịch nước hoặc thủ tướng (khi chủ tịch nước bịnh) như hằng nên mà do chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ lễ;
B. Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không chủ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương mà lại đi Kiên Giang rồi "té bịnh";
C. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng không ở nhà mà lại bay đi Romania.
Đặc biệt lưu ý trước đó vào hôm 7/4/2019, Tân Hoa xã đưa tin Tàu cộng sẽ đưa giàn khoan sản xuất dầu khí xa bờ lớn thứ hai là Đông Phương 13-2 CEFB vào bồn trũng Yinggehai (Oanh Ca Hải) ở vịnh Bắc Bộ vào ngày 10/4/2019. Phía lực lượng "phản động YÊU NƯỚC" thì khẳng định giàn khoan Đông phương đã cắm vào thềm lục địa thuộc vùng biển tỉnh Quảng Trị. Phe "đấu tranh dân chủ bảo vệ đảng tà quyền cộng sản" thì ra mặt chỉ trích phe "phản động YÊU NƯỚC" là đừng đưa tin vịt, đấu tranh thì phải đưa tin chính xác, có văn hóa như thứ văn hóa của Hán tặc hồ chí minh,...Tui không quan tâm đến những điều này, tui chỉ tập trung phân tách những "hiện tượng LẠ" ở mục 1, 2, 3 trên như sau:
1. Tại hiện tượng A:
Chủ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương bắt buộc phải là nguyên thủ quốc gia, tức là Chủ tịch nước. Tui nhớ không lầm từ thời Trần Đức Lương, Trương Tấn Sang, Trần Đại Quang đều có mặt tại Đền Hùng, Phú Thọ vào mồng mười tháng ba hằng năm để làm chủ lễ. Năm 2018 vì sức khỏe nên Nguyễn Xuân Phúc thay Trần Đại Quang làm chủ lễ. Vậy tại sao năm nay Nguyễn Phú Trọng lại không chủ lễ mà bỏ đi Kiên Giang, Nguyễn Xuân Phúc thì bay đi Romania để cộng cái Nguyễn Thị Kim Ngân chủ lễ?
Thật lạ lùng khi tà quyền cộng sản cẩu lư hương dưới chân Đức Thánh Trần ở Sài Gòn vào sát ngày Khai Ấn Đền Trần. Giờ thì nguyên thủ quốc gia Nguyễn Phú Trọng và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại NÉ mặt Vua Hùng là sao ? Trước khi đi vào chi tiết, xin sơ lược về Giỗ Tổ Hùng Vương - Niên biểu và sự kiện như sau:
- Năm 258 Tr. CN, An Dương Vương - Thục Phán dựng cột đá trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để thề " Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn, lưu ở miếu Tổ Hùng Vương; nguyện đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và giữ gìn giang sơn gấm vóc mà Hùng Vương trao lại...”.
- Năm 40, khi dựng cờ khởi nghĩa, Hai Bà Trưng đã dõng dạc bố cáo:
“ Một xin rửa hận quốc thù
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng ”
- Năm 546, Lý Nam Đế đã xây dựng căn cứ kháng chiến ở hồ Điển Triệt (Lập Thạch - Vĩnh Phúc) và ở Động Khuất Lão (Tam Nông - Phú Thọ) với niềm tin có các Vua Hùng âm phù để thắng giặc.
- Năm 980, niên hiệu Thiên Phúc Nguyên Niên, triều đình nhà Tiền Lê đã cho soạn Ngọc phả Hùng Vương.
- Thời Hồng Đức Hậu Lê, vào năm 1470, vua Lê Thánh Tông sai Hàn lâm viện - Trực Học sỹ Nguyễn Cố soạn: “Ngọc phả cổ truyền về 18 chi đời Thánh Vương triều Hùng” - Hùng đồ thập bát diệp Thánh vương Ngọc phả cổ truyền. Từ đây Vua Hùng đã trở thành bậc đế vương muôn đời của nước Việt, có tông phả giữa thế gian, trời, đất. Cũng chính nhờ tông phả đó mà triều đình Hậu Lê mới có đủ điều kiện làm lễ “tế giao”như các Vua phương Bắc.
- Năm 1479, trong “Đại Việt sử ký toàn thư” nhà sử học Ngô Sỹ Liên đã đưa họ Hồng Bàng vào Quốc sử Việt Nam. Từ đó về sau Vua Hùng được tôn là Thánh Tổ và được chính quyền Trung ương công nhận; nhân dân ta trên khắp mọi miền đất nước đã xây dựng đền thờ Vua Hùng và các nhân vật lịch sử thời Hùng Vương dựng nước. Đền Hùng - Phú Thọ được lưu giữ Ngọc phả Hùng Vương; dân xã Hy Cương được ban phong là dân “Tạo lệ” thừa hưởng hương hỏa ngàn thu.
- Năm 1785, Chúa Trịnh Khải nhân danh Nguyên soái Tổng quốc chính Đoan Nam Vương đã ban hành Lệnh chỉ sửa chữa các đền trên núi Nghĩa Lĩnh để phụng thờ 18 đời Thánh Vương họ Hùng nước Việt cổ.
- Năm 1789, Quang Trung - Nguyễn Huệ ban sắc chỉ, ân tứ cho dân Trung Nghĩa (nay là xã Hy Cương) làm Trưởng tạo lệ, hương khói thờ cúng các Vua Hùng.
- Năm 1874, dưới triều Nguyễn, Vua Tự Đức cho xây dựng Lăng Hùng Vương và đại trùng tu đền Thượng.
- Năm 1917, triều đình nhà Nguyễn giao cho Bộ Lễ chính thức chọn, định lệ ngày Quốc lễ - Giỗ Tổ Hùng Vương: Ngày mồng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Từ đó đến trước tháng 8/1945, Giỗ Tổ năm chẵn do Triều đình tổ chức; năm lẻ do Chính quyền địa phương tổ chức, Nhà nước gửi 3 đấu gạo nếp thơm và 5 quan tiền về làm lễ vật dâng cúng.
- Sau khi Hiệp định Geneva 1954 được kí kết, Đệ Nhứt Việt Nam Cộng Hòa đã đổi tên ngôi Đền Kỷ niệm - Temple de Souvenir do người Pháp xây dựng năm 1926 để tưởng niệm những người Việt tử trận vì đi lính cho Pháp trong Thế chiến thứ nhất thành Đền Quốc Tổ Hùng Vương, và thờ thêm một số nhân vật lịch sử khác, như: Lê Văn Duyệt, Trần Hưng Đạo... tọa lạc cạnh cổng chính trong khu Sở Thú ở Sài Gòn, đối diện với Viện Bảo tàng Blanchard de la Bross nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Vậy tại sao Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc lại NÉ MẶT VUA HÙNG, đẩy cho mụ hàng cá hàng tôm Nguyễn Thị Kim Ngân đứng trước Vua Hùng nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương? Phải chăng đây là việc PHÚC NIỄNG ĐI ROMANIA GỠ KHÚC XƯƠNG EVTA, TRỌNG TẶC Ở NHÀ DIỄN TUỒNG ? Sẽ viết tiếp phần sau./.
Tran Hung.
Nhận xét