LUẬN "THIỆN - ÁC" TRONG MINH TÂM BỬU GIÁM ĐỂ HÌNH DUNG QUẢ BÁO CỦA CỘNG SẢN


LUẬN "THIỆN - ÁC" TRONG MINH TÂM BỬU GIÁM ĐỂ HÌNH DUNG QUẢ BÁO CỦA CỘNG SẢN Minh Tâm Bửu Giám là một quyển sách góp nhặt những lời vàng tiếng ngọc của các bậc Hiền triết hoặc Danh nhân thời xưa đã nói trong các kinh điển hay sách vở (vào cuối đời nhà Nam Tống), ngõ hầu để cho người đời sau học lấy và xem đó như là tấm gương báu để soi sáng lòng người. Minh Tâm Bửu Giám là một công trình dịch thuật hiếm hoi còn lại nguyên vẹn của ông Trương Vĩnh Ký. Đương thời học giả Ngô Văn Tố đánh giá những bản dịch của Trương Vĩnh Ký mang tính liêm khiết khoa học cao. Cho đến hôm nay chưa có ai dám nghĩ về việc trồng người bắt đầu bằng cách gieo những mầm tốt, mầm thiện, những bài học Thánh hiền đã đúc kết và để lại như nhà bác học Trương Vĩnh Ký đối với dân tộc Việt Nam chúng ta. Ông dịch Tứ thư, Ngũ kinh và Ông dịch Minh tâm bửu giám. Ông dịch nghĩa đen rồi Ông dịch nghĩa bóng. Các điển tích đều được Ông giải thích một cách tinh tế và sáng sủa, rất dễ hiểu. Pétrus Trương Vĩnh Ký sanh năm 1837, mất năm 1898, tên hồi nhỏ là Trương Chánh Ký, sau này đổi tên đệm thành Trương Vĩnh Ký, hiệu Sĩ Tải. Ông là một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam trong thế kỷ 19. Ông là người am tường và có cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim Đông Tây, nên được kết nạp làm thành viên thứ 18 của hội "Savants du Monde", một hội gồm nhiều nhà khoa học, văn học Pháp Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật,... Riêng đối với nền báo chí Quốc ngữ Việt Nam, ông được coi là người tiên phong, bởi ông chính là người sáng lập, là Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên mang tên là Gia Định báo. Sau đây xin trích 3 bài thơ về Thiện Ác quả báo do ông Pétrus Trương Vĩnh Ký dịch chứa đầy nhân bản: 1. Tích thiện phùng thiện, tích ác phùng ác, Tử tế tư lường thiên địa bất thác. Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, Nhược hoàn bất báo, thời thần vị đáo. * Nghĩa là: Chứa lành gặp lành, chứa ác gặp ác, Kỹ càng nghĩ lường, Trời Đất chẳng lầm. Lành có lành trả, dữ có dữ trả, Nếu về chẳng trả, ngày giờ chưa đến. 2. Bình sanh hành thiện, Thiên gia phước, Nhược thị ngu ngoan thụ họa ương. Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, Cao phi viễn tẩu dã nan tàng. * Nghĩa là: Bình sanh làm lành, Trời thêm phước, Nếu ngu ngang ngạnh, chịu tai ương. Lành dữ lúc cùng có quả báo, Cao bay xa chạy, vậy khó trốn. 3. Hành tàng hư thực tự gia tri, Họa phúc nhân do cánh vấn thùy? Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, Chỉ tranh lai tảo dữ lai trì. * Nghĩa là: Hở kín hư thật tự nhà mình biết, Họa phước có nguyên do, còn hỏi ai? Lành dữ lúc cùng có quả báo, Chẳng qua tới sớm hay tới muộn. Để có một xã hội NHÂN BẢN thì phải bắt đầu từ việc "TRỒNG NGƯỜI". Khu vườn để TRỒNG NGƯỜI không đâu hết ngoài GIÁO DỤC. Một nền giáo dục tốt phải là một nền giáo dục có TRIẾT LÝ. Triết lý giáo dục thế nào sẽ trồng nên những con người thế ấy theo nguyên lý "cây ngọt sanh trái ngọt, cây đắng sanh trái đắng" bởi TRỒNG NGƯỜI bắt đầu bằng cách gieo những mầm tốt, mầm thiện vào NHÂN BẢN. Sẽ chẳng ngạc nhiên tại sao đa phần những người hàm thụ nền giáo dục VNCH với triết lý "NHÂN BẢN - DÂN TỘC - KHAI PHÓNG" thì họ đều "không phải là người xấu". Những ai đã sống ở miền Nam trước 30/4/1975 sẽ rõ, dẫu phải sống trông thời loạn lạc nhưng cái câu "người thương người sống để thương nhau" hoàn toàn đúng đắn. Miền Nam khi ấy là: - Đúng như câu thơ trong bài "Hàn nho phong vị phú” của ông Nguyễn Công Trứ, đó là "Đêm năm canh, an giấc ngáy kho kho, đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ". - Thầy cô đều được trò kính, phụ trọng, kể cả những đứa trẻ chăn trâu, vô học gặp thầy cô cũng phải vòng tay thưa dạ, ngã mũ cúi chào. - Ra đường tình cờ gặp đám ma cũng phải dừng xe, ngả nón thành kính tiễn đưa. ... Và cũng chính cái triết lý giáo dục lý "NHÂN BẢN - DÂN TỘC - KHAI PHÓNG" đã làm rạng danh những người con nước Việt ở trời Tây dù họ phải sống lưu vong, viễn xứ. Ngược lại, với một nền giáo dục không có triết lý, giáo dục theo chủ thuyết TAM VÔ là " VÔ TỔ QUỐC - VÔ GIA ĐÌNH - VÔ TÔN GIÁO", lấy học thuyết quái thai Mark - Lenin, lấy đạo đức bịnh hoạn của hồ chí minh làm nền tảng, gieo vào đầu tuổi thơ những câu chuyện bịa đặt, những hành vi căm thù, sát máu,... tạo nên một thực trạng xã hội "công đức ngàn đời con tố mẹ, tình nghĩa trăm năm vợ giết chồng",... Cho nên kết quả "gieo quả đắng phải hái trái đắng" là không tránh khỏi. Xã hội Việt nam thời cộng sản đã mục nát từ gốc rễ đến thân cành. Người ta sẵn sàng giết chết nhau vì những va chạm nhỏ, vì trộm con chó, con mèo,... con ông cháu cha, cháu ngoan bác hồ nhưng hễ thấy đồ đẹp, đồ quý là vồ cướp lấy, trộm lấy để thỏa mãn dục vọng tầm thường, cán bộ đảng viên thì "ăn chẳng từ thứ gì của dân",... Xã hội Việt nam thời cộng sản phải đón nhận "quả báo" do cộng sản tạo ra theo đúng nghĩa "Lành dữ lúc cùng có quả báo. Chẳng qua tới sớm hay tới muộn" mà thôi./. Tran Hung

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH

KHOÁC ÁO THẦY CHÙA ĐỂ CHẠY ÁN, MỘT LOẠI GIÁN ĐIỆP CỦA VIỆT CỘNG VÀ CÁCH GIỮ THỂ DIỆN CHO ĐẢNG VIỆT GIAN CỘNG SẢN