HIỂU THÊM VỀ BẦU CỬ TRUYỀN THỐNG CỦA NƯỚC MỸ & MƯU HÈN KẾ BẨN CỦA ĐẢNG CON LỪA


HIỂU THÊM VỀ BẦU CỬ TRUYỀN THỐNG CỦA NƯỚC MỸ & MƯU HÈN KẾ BẨN CỦA ĐẢNG CON LỪA Những ngày qua dư luận nước Mỹ và Thế giới đang "tá hỏa" vì một số nhân vật chánh trị của đảng Dân chủ Mỹ sợ "thua nguội" trước ứng viên tổng thống nặng ký là đương kiêm tổng thống Donald Trump nên họ đề xuất dẹp bỏ thể thức bầu cử thông qua lá phiếu Đại cử tri đoàn và hạ tuổi cử tri xuống 16 tuổi. Để quý vị hiểu thêm về thể thức bầu cử ở Mỹ, xin trích đăng lại một số chi tiết như sau: Xét thực tế, người dân Mỹ "không trực tiếp" bầu chọn tổng thống mà là một "cử tri đoàn" gồm các "đại cử tri" bỏ phiếu. Mỗi tiểu bang có số lượng "đại cử tri - Elector" nhứt định hợp thành "cử tri đoàn - Electoral College" theo qui mô dân số của tiểu bang. Tiểu bang nào đông dân cư thì nhiều "đại cử tri". Các cử tri Mỹ đi bỏ phiếu để bầu "đại cử tri" chứ không phải "bầu trực tiếp" cho các ứng viên tổng thống. Tiểu bang California đông dân nhất nước Mỹ nên có số lượng phiếu "đại cử tri" tới 55, nhiều nhứt nước Mỹ. Các tiểu bang khác như Florida, Pensynvania, Ohio... đều có trên 20 phiếu "đại cử tri". Một số tiểu bang nhỏ khác và đặc khu Washington DC chỉ có 3 phiếu "đại cử tri". Nước Mỹ có tổng cộng 538 "đại cử tri". Tất cả "đại cử tri" trong "cử tri đoàn" tại các tiểu bang sẽ bỏ phiếu theo thể thức "năm ăn - năm thua" ngoại trừ hai tiểu bang Maine và Nebraska. Tức là nếu ứng viên nào giành được đa số phiếu của cử tri phổ thông thì sẽ nhận được tất cả lá phiếu của "đại cử tri" tiểu bang đó. Ứng viên nào muốn thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống thì phải có ít nhứt 270 "phiếu đại cử tri". Vì vậy người đắc cử không nhứt thiết phải giành chiến thắng về số phiếu phổ thông trên cả nước, điển hình như cuộc bầu cử năm 2016, ông Trump thua bà Hillary hơn 300.000 phiếu "phổ thông" nhưng ông Trump giành được hơn 300 phiếu "đại cử tri" trên tổng số 270 phiếu cần có nên đã thắng áp đảo. Trở lại lịch sử nước Mỹ để hiểu rõ hơn phương thức bầu cử của Mỹ. Khi nước Mỹ được khai lập, chiến dịch vận động và bỏ phiếu đồng loạt ở tầm quốc gia gần như là điều không thể do khả năng truyền đạt thông tin thời đó thô sơ, các tiểu bang ngờ vực về quyền lợi của họ, các đảng phái chính trị nghi ngờ lẫn nhau và cả mối lo ngại về việc bầu cử theo phương thức phổ thông đầu phiếu, tức mỗi cử tri tự tay đi bầu trực tiếp tổng thống. Vì vậy ủy ban soạn ra bản Hiến pháp năm 1787 của nước Mỹ bác bỏ cả hai cách thức bầu tổng thống là thông qua Quốc hội vì lo chia rẽ quyền lực, bỏ luôn cách bầu trực tiếp của cử tri do lo ngại người dân sẽ chỉ bầu cho ứng viên người địa phương và các tiểu bang lớn sẽ nắm vai trò thống trị do số phiếu bầu phổ thông đầu phiếu tỉ lệ thuận với dân số của tiểu bang. Giả dụ như ở Việt nam, nếu áp dụng phương thức tổng tuyển cử tự do theo phổ thông đầu phiếu thì ứng viên tổng thống ở Sài gòn chắc thắng vì đông dân nhứt nước còn ứng viên ở tỉnh Bắc Nạn, quê hương của con rơi hồ chí minh là Nông Đức Mạnh sẽ ngàn đời không thắng cử vì là tỉnh có dân số ít nhứt nước. Một yếu tố khác là các tiểu bang miền Nam nước Mỹ rất ủng hộ hệ thống bầu tổng thống qua "đại cử tri". Vì những người "nô lệ" tại khu vực này không có quyền bỏ phiếu nhưng được tính bằng 3/5 người thường khi thống kê qui mô dân số của mỗi tiểu bang. Ý tưởng ban đầu là chỉ có những người có vai trò ở mỗi tiểu bang mới hợp thành những "đại cử tri" trong "cử tri đoàn" tiểu bang đó. Theo dòng thời gian, "cử tri đoàn" thay đổi và ngày càng phản ánh tốt hơn nguyện vọng của người dân. Phương thức bầu cử tổng thống theo "đại cử tri" tại Mỹ được tôn trọng và duy trì do các nguồn gốc lịch sử của nó. Mặt khác cũng vì nó thường "phản ánh chính xác" lá phiếu của các cử tri phổ thông. Phương thức này cũng tạo cho các tiểu bang nhỏ có sức nặng hơn trong việc bầu chọn nhà lãnh đạo mới của đất nước. Cụ thể nếu như áp dụng phương thức bầu cử "phổ thông đầu phiếu" thì các ứng viên tổng thống tại khu vực tiểu bang California sẽ luôn thắng thế dù tài giỏi không bằng những ứng viên khác vì dân số ở tiểu bang California đứng đầu nước Mỹ, chiếm tới 12,03% dân số cả nước. Tuy nhiên khi áp dụng phương thức "đại cử tri" thì cử tri đoàn của tiểu bang này chỉ có 55 đại cử tri, chiếm 10,22% số "đại cử tri" toàn Liên bang. Ngược lại, tiểu bang Wyoming có dân số chỉ chiếm 0,18% dân số toàn Liên bang nhưng lại có 3 phiếu "đại cử tri", chiếm 0,56% tổng số đại cử tri Mỹ. Với phương thức "đại cử tri" thì chỉ có các ứng viên tài đức nhứt trong số các ứng viên mới thắng cử vì nhận được sự ủng hộ của các lá phiếu trên phạm vi cả nước. Nói như bên Việt nam thì phương thức bầu cử lâu nay của Mỹ là "đại cử tri" sẽ loại bỏ được các hiện tượng: 1. Cục bộ địa phương, dòng họ; 2. Cục bộ đảng phái; 3. Cục bộ nhóm lợi ích thân hữu; ... Trước tài đức của ông Trump được nhân dân nước Mỹ kiểm chứng qua 02 năm làm tổng thống, phe Dân chủ biết chắc sẽ không có đối thủ xứng tầm nên họ đề xuất phá bỏ truyền thống bầu cử "đại cử tri", chuyển sang bầu cử phổ thông đầu phiếu để họ có lợi thế nhờ truyền thông Fake News, nhờ các chánh sách nhập cư mở cửa, nạo phá thai man rợ, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu qua đạo luật Obamacare,... Đặc biệt là chiêu "lấy của người giàu chia cho người nghèo" hệt như chủ nghĩa cộng sản quái thai thông qua việc đánh thuế cao vào giới "Tư sản mại bản"./. Tran Hung

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH

KHOÁC ÁO THẦY CHÙA ĐỂ CHẠY ÁN, MỘT LOẠI GIÁN ĐIỆP CỦA VIỆT CỘNG VÀ CÁCH GIỮ THỂ DIỆN CHO ĐẢNG VIỆT GIAN CỘNG SẢN