VÒNG LẬP LỊCH SỬ TRONG TIẾN TRÌNH BÁN NƯỚC TẠI CHÍNH TRƯỜNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

VÒNG LẬP LỊCH SỬ TRONG TIẾN TRÌNH BÁN NƯỚC TẠI CHÍNH TRƯỜNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Trước tình hình Liên Sô nghiêng ngã do huyền thoại Reagan tung những đòn đấm chí mạng về phía Gorbachev trên trận chiến "chiến tranh giữa các vì sao". Trung cộng liền xua quân cướp lấy các bãi đá Chữ Thập, Châu Viên, Tư Nghĩa (Huy Gơ), Ga Ven và Xu Bi, Gạc Ma,...thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà hôm nay phía Việt Nam chọn ngày 14/3/1988 làm dấu mốc lịch sử dưới cái tên Gạc Ma làm đại diện. Bộ sậu cộng sản lúc bấy giờ gồm: 1. Nguyễn Văn Linh: Tổng bí thư kiêm chức bí thư đảng ủy Quân sự Trung ương; 2. Võ Chí Công: Chủ tịch Hội đồng nhà nước (chủ tịch nước) 3 Phạm Hùng: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (thủ tướng); 4. Đỗ Mười: Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (phó thủ tướng); 5. Lê Đức Anh: Bộ trưởng bộ quốc phòng; Sau đòn giằng mặt của Trung cộng tại Gạc Ma năm 1988, phía cộng sản Việt Nam đã đến Thành Đô vào ngày 03/9/1990 với thành phần gồm các chóp bu tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, thủ tướng Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng. Trở lại Gạc Ma, chúng ta đã biết rằng chính Lê Đức Anh với cương vị là Bộ trưởng bộ quốc phòng đã ra lịnh cho phía binh sỹ Việt Nam không được NỔ SÚNG. Tuy nhiên quyền "thống lãnh tối cao quân đội" Việt Nam lúc bấy giờ là tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với cương vị bí thư quân ủy Trung ương. Trong Quân ủy Trung ương ngoài tổng bí thư kiêm bí thư Quân ủy Trung ương ra thì phó bí thư Quân ủy Trung ương là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và các ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương gồm có Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Tổng tham mưu trưởng và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách công tác Chính trị. Như vậy, mệnh lịnh "không được nổ súng tại Gạc Ma" khi được thông qua phải xuất phát từ tổng bí thư trên cơ sở đề xuất của bộ trưởng bộ quốc phòng và sự nhất trí, đồng thuận từ các ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương. Điều đặc biệt quan tâm ở trước thời điểm xảy ra cuộc tàn sát ở Gạc Ma bắt đầu từ ngày 14/3/1988 đó là một "cái chết bất ngờ" đã ập xuống đầu thủ tướng Phạm Hùng trước đó vào ngày 10/3/1988 mà theo thông cáo đặc biệt của đảng và nhà nước cộng sản là "Đồng chí Phạm Hùng mất trong lúc đang chỉ đạo công tác tại thành phố hcm và các tỉnh phía nam... chết do bị một cơn đau tim nặng đột ngột,...". Nhưng trong cuốn sách "Bên Thắng Cuộc" của Hoa Nam Osin Huy Đức thì thiến heo Đỗ Mười đã kể lại: "Anh ấy đang bình thường khỏe mạnh, ăn cơm xong nằm nghỉ trưa nghe vọng cổ rồi bị sặc cơm mà mất". Sau cái chết của thủ tướng Phạm Hùng đúng 4 ngày thì nổ ra tàn sát ở Gạc Ma mà phía binh sỹ Việt Nam có lĩnh "không được nổ súng" để rồi sau đó Gạc Ma bị chiếm đóng và tới ngày 03/9/1990 chóp bu cộng sản Việt Nam đứng đầu là tbt Nguyễn Văn Linh, cố vấn Phạm Văn Đồng và kẻ kế nhiệm Phạm Hùng là thiến heo Đỗ Mười. Có phải thủ tướng Phạm Hùng chết đột ngột do đau tim không ? Theo y học thì bịnh đau tim phải có tiền sử bịnh lý, trong khi đó trong tiền sử bịnh lý của trùm Việt cộng Phạm Hùng hoàn toàn không có bịnh tim mạch, một Việt minh đã bị Pháp tuyên 2 án tử hình và là một trong những trùm lãnh đạo "khủng bố" tại miền Nam suốt thời kỳ trước năm 1975. Theo suy luận của cá nhân, Phạm Hùng đã bị "đầu độc" chết do dám phản đối lịnh "Không được nổ súng" của Nguyễn Văn Linh - Lê Đức Anh. Bởi với tánh khí, máu hiếu sát, đã hai lần bị Pháp tuyên án tử thì thủ tướng Phạm Hùng sẽ không chấp nhận cúi đầu trước sự nhu nhược của Nguyễn Văn Linh - Lê Đức Anh. Thủ tiêu Phạm Hùng, dâng Gạc Ma hai tay cho Trung cộng bằng lịnh "không được nổ súng" là cách mà bè lũ bán nước Nguyễn Văn Linh - Phạm Văn Đồng - Đỗ Mười - Lê Đức Anh đã thực hiện để lấy lòng Đặng Tiểu Bình, tiến tới xáp nhập Việt Nam vào Trung cộng tại mật nghị Thành Đô năm 1990. Xuyên cái chết của Phạm Hùng với Gạc Ma năm 1988 và kẻ kế nhiệm Phạm Hùng là Đỗ Mười để đi đến mật ước Thành Đô Năm 1990 với cái chết của Trần Đại Quang vào tháng 9/2018 và kẻ kế nhiệm là Nguyễn Phú Trọng để đi đến cái đích của mật ước Thành Đô năm 2020 ta thấy có sự "trùng phùng" thú vị là sự "dọn đường" cho mật ước Thành Đô của một quãng thời gian tròn 30 năm (giết Phạm Hùng năm 1988, hai năm sau ký mật ước Thành Đô. Giết Trần Đại Quang năm 2018 để 2 năm tới hoàn thành mật ước Thành Đô vào năm 2020). Một sự trùng hợp nữa đó là trước khi Phạm Hùng lên làm chủ tịch hội đồng bộ trưởng cũng như Trần Đại Quang làm chủ tịch nước thì cả hai trùm cộng sản này đều kinh qua chức bộ trưởng bộ công an. Ba mươi năm trước vào năm 1988 thủ tướng Phạm Hùng phải chết để ban bố "lịnh không nổ súng" - dâng Gạc Ma sau đó 2 năm là ký mật ước Thành Đô vào năm 1990. Ba mươi năm sau Trần Đại Quang phải chết để "thỏa thuận giao trọn Biển Đông" cho Trung cộng được thông qua để rồi 2 năm sau sẽ giao trọn Việt Nam cho Trung cộng vào năm 2020 theo mật ước Thành Đô. Đây chính là VÒNG LẬP LỊCH SỬ TRONG TIẾN TRÌNH BÁN NƯỚC TẠI CHÍNH TRƯỜNG CỘNG SẢN VIỆT NAM đều do hai tên tổng bí thư họ Nguyễn ở hai thời kỳ cách nhau 30 năm thực hiện. Cả hai tên đều có chung quan điểm "thà theo Trung cộng dù mất nước nhưng còn đảng chứ không theo tư bản để giữ nước mà mất đảng"./. Tran Hung.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH

KHOÁC ÁO THẦY CHÙA ĐỂ CHẠY ÁN, MỘT LOẠI GIÁN ĐIỆP CỦA VIỆT CỘNG VÀ CÁCH GIỮ THỂ DIỆN CHO ĐẢNG VIỆT GIAN CỘNG SẢN