MỸ RÚT KHỎI HIỆP ƯỚC VŨ KHÍ HẠT NHÂN TẦM TRUNG (INF), TRUMP NGẮM VÀO ĐẦU CỦA TẬP CẬN BÌNH

MỸ RÚT KHỎI HIỆP ƯỚC VŨ KHÍ HẠT NHÂN TẦM TRUNG (INF), TRUMP NGẮM VÀO ĐẦU CỦA TẬP CẬN BÌNH Cuối cùng thì Trump cũng xa gần đánh tiếng sẽ rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước Vũ khí Hạt nhân Tầm trung (INF), một thỏa thuận vô thời hạn mà Mỹ và Liên Sô đã ký kết vào tháng 12/1987 và có hiệu lực vào ngày 01/06/1988. Hiệp ước INF với giá trị cốt lõi là "cấm hai bên sản xuất, thử nghiệm và triển khai các loại tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn vào khoảng 500 – 1.000 (đối với loại tầm ngắn) và 1.000 – 5.000km (đối với loại tầm trung). Hai nước cũng phải giải giáp tất cả các hệ thống tên lửa có tầm bắn từ 500 – 5.500km". Vậy tại sao Trump lại có ý hủy bỏ Hiệp ước có giá trị "vô thời hạn" mà tiền bối là tổng thống Reagan đã dày công thuyết phục Gorbachev ký vào để loại bỏ hiểm họa của Liên Sô, hủy bỏ sở trường của Liên Sô lúc bấy giờ là "vũ khí hạt nhân" rồi dùng những thế võ "lấy nhu chế cương" là chiếc đũa thần kinh tế giáng xuống thành trì cộng sản lúc bấy giờ là Đông Âu - Liên Sô làm cho nó biến mất khỏi địa cầu vào năm 1991 ? Để trả lời câu hỏi "tại sao Trump làm ngược lại di sản của thần tượng Reagan", tui xin điểm lại để chúng ta cùng hình dung như sau: 1. Về mặt pháp lý: Chủ thể tại Hiệp ước INF ký năm 1987 là Mỹ với Liên Sô, mặc dù giá trị pháp lý của Hiệp ước này là "vô thời hạn" nhưng sau khi Liên Sô biến mất, lẽ dĩ nhiên Hiệp ước INF kia phải được ký lại với chủ thể mới là Nga nếu như Nga được Liên Sô để lại di chúc "kế thừa gia nghiệp". Tuy nhiên, do Liên Sô đột tử nên không có di chúc về quyền thừa kế, những đứa con của Liên Sô mạnh đứa nào đứa nấy giành phần, điều này thể hiện rõ nét qua tranh chấp dai dẳng giữa Nga với Ucraina và cũng chính nhờ vào cái chết bất ngờ của Liên Sô mà cộng sản Việt Nam trút được gánh nợ thời chiến tranh trước năm 1975 và tại chiến trường biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam năm 1979 vì chủ nợ Liên Sô đột tử, quyền kế thừa chưa được phân khai. Vì vậy, khi Trump lên làm tổng thống Mỹ, ông đã nhận ra sự bất cập của Hiệp ước INF này và vào tầm đầu tháng 8/2017, tức sau hơn 6 tháng nhậm chức tổng thống, ông đã đề nghị Lưỡng viện Mỹ xem xét lại một loạt các giải pháp củng cố an ninh quốc phòng, mở đường cho việc ông sẽ ký bản chiến lược an ninh quốc gia NSS và Đạo luật ủy quyền chi tiêu quốc phòng NDAA. Tuy nhiên, do sự ràng buộc của Hiệp ước INF ở tại khoản "cấm hai bên sản xuất, thử nghiệm và triển khai các loại tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn vào khoảng 500 – 1.000 (đối với loại tầm ngắn) và 1.000 – 5.000km (đối với loại tầm trung). Hai nước cũng phải giải giáp tất cả các hệ thống tên lửa có tầm bắn từ 500 – 5.500km" nên để củng cố lại chiếc áo giáp bảo vệ Mỹ từ xa bằng việc tái sử dụng một loại tên lửa có tầm bắn vào khoảng 500 đến 5.000km. Bởi nếu không "hủy bỏ - thay thế" Hiệp ước INF bằng một hiệp ước mới thì cả Mỹ và Nga đều bị Trung cộng đe dọa bằng thứ tên lửa tầm trung bởi Mỹ và Nga như hai đấu sỹ bị trói chặt chân tay còn Trung cộng là một võ sỹ tự do không bị trói buộc, được thoải mái sử dụng tên lửa tầm trung với tầm bắn tối đa 5.500 km có khả năng mang cả đầu đạn hạt nhân. Hay nói cách khác việc Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước Vũ khí Hạt nhân Tầm trung (INF) là một bước đi tuyệt đỉnh công phu vì nó vừa cởi trói cho Mỹ lẫn Nga thoát khỏi hiểm họa của Trung cộng, vừa tăng cường hợp tác với Nga khi Mỹ - Nga cùng đàm phán lại để thay thế INF bằng một Hiệp ước mới tiến bộ hơn. 2. Động cơ nào khiến Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước Vũ khí Hạt nhân Tầm trung (INF): - Thứ nhứt: Việc Trump "Rút ra" khỏi INF là cách cởi trói cho Mỹ với Nga, để sau đó Trump sẽ "đút vào" Nga để ra một Hiệp ước mới theo cách mà Trump vẫn thích làm là cứ "Rút ra - Đút vào". - Thứ hai: Trong khi bấy lâu nay Mỹ - Nga bị trói bởi Hiệp ước Vũ khí Hạt nhân Tầm trung (INF) thì Trung cộng - Bắc Hàn lại gia tăng phát triển thứ vũ khí chết chóc này để uy hiếp Mỹ. Cụ thể vào tháng 5/2017, Trung cộng tiết lộ đã bắn thử thành công tên lửa "giấu tên" ở biển Bột Hải, gần bán đảo Triều Tiên mà theo các chuyên gia đây là loại tên lửa "tầm trung" có tầm bắn vượt trên 2.000 km,... riêng Bắc Hàn thì Kim Jong Un vào ngày 29/11/2017 cũng từng khoe đã thử thành công tên lửa Hwasong 15 với tầm bắn xa 1.000 km nhưng theo một số chuyên gia thì loại tên lửa mới này có tầm phóng tối đa lên tới gần 13.000 km, tức là đủ khả năng vươn tới Washington hoặc bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Mỹ và đủ khả năng bắn tới châu Âu hoặc Australia. Một điều đáng chú ý là trong khi Mỹ - Nga đang bị Hiệp ước INF trói tay chân thì Trung cộng lại rảnh tay thoải mái gia tăng cơ số đầu đạn hạt nhân, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, đến tháng 6/2018 Trung cộng đã tăng thêm 10 đầu đạn hạt nhân lên cơ số 280, đồng thời Trung cộng cũng đang gia tăng phát triển tên lửa tầm trung, tầm xa cũng như tăng cường phát triển vũ khí hạt nhân để "tự vệ và đe dọa" thế giới. Nói cách khác, việc Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước INF không vì mục đích nhắm vào "cường quốc" hạt nhân là Nga mà đang nhắm vào "cuồng quốc" hạt nhân mới nổi là Trung cộng. Đây có thể gọi là "chiến tranh giữa các vì sao - phiên bản II". Nếu phiên bản I của ông Reagan là ép Liên Sô ngưng phát triển vũ khí hạt nhân rồi đánh bằng chiếc đũa thần kinh tế thì Trump đảo lại trình tự của Reagan là dùng đũa thần kinh tế đánh trước nhưng lại ép Trung cộng chạy đua vũ trang. Với Trung cộng Trump quá ác, cứ nhắm vào nơi trú ẩn của Tập Cận Bình mà đánh cho tan tác chim muông. Lối đánh này tui đã có nhận định từ ngày 23/3/2018, sắp tới dàn phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ sẽ bán đắc như tôm tươi cho mà xem. /. Tran Hung. https://nguoivietgiunuocviet.blogspot.com/2018/03/song-song-voi-tuyen-chien-thuong-mai.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH

KHOÁC ÁO THẦY CHÙA ĐỂ CHẠY ÁN, MỘT LOẠI GIÁN ĐIỆP CỦA VIỆT CỘNG VÀ CÁCH GIỮ THỂ DIỆN CHO ĐẢNG VIỆT GIAN CỘNG SẢN