HỢP TÁC KIỂU MỸ - VỪA MỪNG VỪA LO
HỢP TÁC KIỂU MỸ - VỪA MỪNG VỪA LO
Mỗi khi chúng ta nghe người Mỹ nhắc tới hai từ "Hợp tác" với các đối tác lẫn đối thủ của Mỹ thì sẽ không ít người tỏ ra ngạc nhiên bởi tư duy của người Á Đông, đó là sự ngạc nhiên với câu hỏi luôn có trong tiềm thức là "tại sao phải hợp tác với kẻ thù" ?
Một trong những nhân tố làm nên một nước Mỹ hùng cường đó chính là nền dân chủ kiểu Mỹ. Nước Mỹ trước đây là một tập hợp gồm 13 thuộc địa của Anh quốc. Đến ngày 04/7/1776, các thuộc địa tuyên bố độc lập khỏi Vương quốc Anh bằng một văn kiện do Thomas Jefferson viết ra và trở thành Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
Lực lượng yêu nước dưới sự lãnh đạo quân sự của Tướng George Washington đã giành được chiến thắng trong cuộc chiến tranh cách mạng và hòa bình đạt được vào năm 1783. Trong và sau chiến tranh, 13 tiểu quốc thống nhất thành một chính phủ liên bang "yếu" thông qua bản hiến pháp hợp bang. Sau đó, vào năm 1789, một bản hiến pháp mới được thông qua dựa trên nền tảng của bản hiến pháp cũ nhưng có bổ sung thêm "đạo luật nhân quyền". Một chính phủ liên bang "mạnh" được thành lập với Washington là tổng thống đầu tiên.
Theo dòng chảy của lịch sử nước Mỹ, để có được một Hợp chủng quốc Hoa kỳ gồm 50 bang và sở hữu các đảo là các cộng đồng tự trị của Hoa Kỳ như Puerto Rico, Guam, Samoa, quần đảo Virgin Islands,... thì ngoài vài cuộc xung đột hợp nhứt ra, chủ yếu chính phủ Hoa kỳ dùng tiền mua lại trên cơ sở đồng thuận của dân sở tại thông qua trưng cầu dân ý lấy đạo luật nhân quyền làm nền tảng. Hay nói cách khác, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ngày nay được hình thành căn bản dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện, đây chính là đặc thù riêng, là dân chủ kiểu Mỹ mà các cường quốc liên bang khác không có được.
Ngay từ buổi đầu tiên thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, người Mỹ đã ý thức được thế nào là dân chủ, tự do mà hạch tâm chính là NHÂN QUYỀN, hay có cách nói khác là "quyền con người - human rights", là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào.
Cốt lõi của "nhân quyền" chính là "tự do - bình đẳng - bác ái" và chính những tiêu chí này đã tạo nên phong cách Mỹ trong đối nội lẫn đối ngoại, nó không cho phép nước Mỹ dùng vũ lực để xâm lược bất kỳ nơi đâu nhưng nó cổ vũ, thôi thúc nước Mỹ phải có nghĩa vụ thực thi sứ mệnh bảo vệ, phổ biến giá trị dân chủ Mỹ ở bất kỳ nơi đâu bằng tất cả những giải pháp phù hợp có thể.
Điều đáng tiếc cho các thế hệ người Việt đã sinh ra ở miền Bắc trước năm 1975 và tất cả các thế hệ người Việt sinh ra ở Việt Nam sau năm 1975 cho đến nay đa phần vẫn cho rằng "đế quốc Mỹ xâm lược" bởi sự nhồi nhét, tuyên truyền của cộng sản. Họ không tự nghĩ rằng nếu Mỹ xâm lược thì tại sao Cu Ba nhỏ như hạt tiêu, không có vũ khí hủy diệt lại không bị Mỹ xâm lược mà người Mỹ lại mang quân tận Việt Nam, Triều Tiên để bảo vệ đồng minh một cách chính đáng rồi bị mang tiếng là "đế quốc - xâm lược" ? Tại sao họ không tự suy nghĩ rằng nếu Cu Ba, Haiti,... nằm gần Nga, Trung cộng thì với tiềm lực yếu như các nước này, liệu số phận của các nước này có khác với Crưm, Hoàng Sa, Trường Sa,... hay không ? Những người cộng sản muốn nói cho dân tin rằng "Mỹ là quân xâm lược" thì hãy làm ơn chỉ ra Mỹ đã dùng vũ lực chiếm đóng dù chỉ là 1m2 lãnh thổ của quốc gia nào trên địa cầu này, nếu có tui sẽ tự hủy diệt bởi điều này đồng nghĩa với việc trái đất ngừng quay.
Nói như vậy để thấy được tại sao với tư cách là siêu cường số 1 địa cầu nhưng với kẻ thù nước Mỹ vẫn luôn tỏ ra tôn trọng, đối xử tử tế, tuy nhiên khi sự tử tế đã vượt lằn ranh đỏ thì ngay lập tức Mỹ sẽ buộc đối phương phải khuất phục vô điều kiện, điều này là một trong những nét đặc trưng của phong cách Mỹ.
Vì vậy, sẽ không có gì ngạc nhiên khi Mỹ xác định Nga - Trung là kẻ thù, Trump kêu gọi phải xóa sổ cnxh nhưng bên cạnh đó ông ta vẫn xem Putin là đối thủ cạnh tranh, Tập Cận Bình là bạn. Cũng như trong lúc mối quan hệ quân sự Mỹ - Trung đang căng như dây đờn bởi Mỹ gia cường cho Đài Loan, gia tăng giữ gìn trật tự ở Biển Đông,... thì ông James Mattis vẫn tuyên bố Mỹ - Trung nên tránh giẫm chân nhau, cần tăng cường hợp tác, trao đổi,... đã làm cho nhiều người thất vọng, lắm kẻ mừng rơn.
Hãy hình dung một người tử tế võ công cao cường đề nghị một tên du thủ du thực chỉ có vài ba chiêu võ học lớm rằng "chúng ta hãy hợp tác" thì mục đích cuối cùng của người tử tế sẽ là gì ? Chắc chắn người tử tế vẫn muốn mở ra cho tên côn đồ kia một con đường hoàn lương thông qua cảm hóa của anh ta, nhưng tên côn đồ kia vẫn khăng khăng chứng nào tật nấy thì khi sự tử tế đã vượt qua lằn ranh đỏ, biện pháp vũ lực sẽ được anh chàng tử tế tung ra để dạy cho gã côn đồ thiếu sống thừa chết, bỏ thói lưu manh làm phương hại tới cộng đồng.
James Mattis đối đãi với Ngụy Phụng Hòa hay Mỹ đối đãi với Trung cộng ở Biển Đông cũng vậy, luôn đưa ra yêu cầu "hợp tác" với Trung cộng nghe có vẻ "hòa hiếu" nhưng lại là khúc xương mà Trung cộng nuốt không trôi. Hợp tác quân sự với Mỹ cũng giống như đàm phán thương mại vậy, hai chữ CÔNG BẰNG luôn là điều kiện tiên quyết với Mỹ, anh không chấp nhận thì tui buộc quánh anh để anh phải thực hiện. Ở Biển Đông này, lợi dụng lúc tui lơ là anh đã ngang ngược dùng vũ lực hiếp đáp các nước bé để cướp lấy chủ quyền của họ, nay tui phải thực thi công đạo và anh phải hợp tác với tui để làm việc này, tức anh phải hoàn chủ, bồi thường cho khổ chủ những gì anh đã cướp đoạt, nếu anh không chịu hợp tác buộc tui sẽ quánh cho anh chừa.
Trước thông điệp đề nghị hợp tác quốc phòng của chiến binh thầy tu James Mattis, Trung cộng đang rơi vào tình huống "đi mắc núi - về mắc sông", hợp tác để hoàn lương là không thể, tiếp tục lưu manh là bị đòn. Bỗng dưng chợt nhớ lời này "người khôn hay nói nửa chừng. Để cho kẻ dại vừa mừng, vừa lo". Biển Đông và eo biển Đài Loan là nỗi lo canh cánh bên lòng của "song cộng" trong lúc này khi đòn đấm thương mại của Trump đã làm cho lục phủ ngũ tạng của Trung cộng đang thúi rửa vì hoại tử bởi dính phải nội thương nghiêm trọng. /.
Tran Hung.
Nhận xét