THEO LỆNH CỦA TẬP CẬN BÌNH, HÁN NÔ NGUYỄN PHÚ TRỌNG QUYẾT CHỐNG MỸ TỚI CÙNG KHI CỐ TÌNH TIẾP TỤC MUA VŨ KHÍ CỦA NGA

THEO LỆNH CỦA TẬP CẬN BÌNH, HÁN NÔ NGUYỄN PHÚ TRỌNG QUYẾT CHỐNG MỸ TỚI CÙNG KHI CỐ TÌNH TIẾP TỤC MUA VŨ KHÍ CỦA NGA Hãng tin TASS trích lời người đứng đầu Tập đoàn Kỹ thuật quân sự của Nga hôm 06/9/2018 cho biết rằng "Việt Nam vừa đặt mua hơn 01 tỷ USD vũ khí và dịch vụ quân sự từ Nga nhân chuyến thăm Nga của Nguyễn Phú Trọng từ ngày 5 đến 8/9/2018". Động thái này có bị Mỹ xem là hành vi "thách thức" và có bị Mỹ trừng phạt hay không ? Tháng 8/2017, 8 năm ngoái, Tổng thống Trump đã ký ban hành Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận - CAATSA nhắm vào Nga, Iran và Bắc Hàn. Đạo luật này cho phép Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga, Iran và Bắc Hàn, đặc biệt là sẽ trừng phạt các quốc gia ký kết mua sắm vũ khí và thiết bị quân sự do Nga sản xuất và cung cấp kể từ sau tháng 8/2017. Khi CAATSA có hiệu lực thì các chính phủ đã hủy nhiều thương vụ trị giá hàng tỷ USD với Nga trong lĩnh vực quốc phòng. Sau một năm ban hành Đạo luật CAATSA, vào tháng 7/2018 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã đề xuất sửa đổi Đạo luật CAATSA trong Dự luật Dự luật hàng năm về chính sách quốc phòng - NDAA theo hướng sẽ miễn trừ CAATSA cho Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam tức 3 nước này có thể tiếp tục mua sắm thiết bị quân sự từ Nga mà không bị trừng phạt theo Đạo luật CAATSA năm 2017. Tuy nhiên theo ấn bản của dự luật NDAA năm 2019 được Ủy ban của Thượng viện và Hạ viện Mỹ đã thống nhất thông qua có nêu "văn bản cuối cùng trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng cho năm 2019 không thông qua danh sách mở rộng tới mức như Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis mong muốn" và khi Trump ký ban hành Đạo luật NDAA - 2019 cũng không đưa đề xuất miễn trừ Đạo luật CAATSA cho Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam mà cho phép ông Trump có quyền "chỉ định các tiêu chí nhất định". Vì vậy, để miễn trừ Đạo luật CAATSA cho Ấn Độ, Mỹ đã đưa ra ra hai điều kiện cho Ấn Độ và yêu cầu Ấn Độ phải đáp ứng ít nhất một, đó là giảm phụ thuộc vào Nga và tăng cường đáng kể hợp tác với Mỹ. Cho nên vào ngày 06/9/2018 vừa qua, tại cuộc cuộc gặp 2+2, giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo với đồng cấp Ấn Độ là Nirmala Sitharaman và Sushma Swaraj, Mỹ và Ấn đã ký kết Hiệp ước An ninh và Tương thích Liên lạc - COMCASA. Hiệp ước này nhằm giúp riêng cho Ấn Độ tránh khỏi lệnh trừng phạt của Đạo luật CAATSA vì nó đã thỏa hai điều kiện ràng buộc Ấn Độ của Mỹ đó là "giảm phụ thuộc vào Nga và tăng cường đáng kể hợp tác với Mỹ" như đã nói ở trên. Với Việt Nam thì mặc dù chưa đáp ứng các điều kiện của Mỹ như Ấn Độ vừa mới thực thi tại Hiệp ước An ninh và Tương thích Liên lạc - COMCASA nhưng đã dám liều "cầm đèn chạy trước xe Ford" của Mỹ là đã "ký hợp đồng đặt mua hơn 01 tỷ USD vũ khí và dịch vụ quân sự từ Nga" nhân chuyến thăm Nga của Nguyễn Phú Trọng từ ngày 5 đến 8/9/2018. Rõ ràng Hán nô Nguyễn Phú Trọng đã quyết thách thức Trump theo kế sách của Tập Cận Bình là ép Mỹ trừng phạt Việt Nam theo Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận - CAATSA mà Truml đã ký ban hành hồi tháng 7/2017. Việc Hán nô Nguyễn Phú Trọng nghe theo lời Tập Cận Bình thách thức Donald Trump như trên sẽ đẩy Trump vào thế khó xử và đẩy Việt Nam dễ dàng lọt vào tay của Trung cộng hơn, bởi vì: 1. Nếu Trump nóng giận mà áp lịnh trừng phạt lên Việt Nam ngay theo Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận - CAATSA thì cộng sản Việt Nam sẽ lệ thuộc, gắn két chặt chẽ hơn nữa vào Trung cộng như vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Lúc này vấn đề Biển Đông sẽ trở nên phức tạp hơn với Mỹ vì nó tạo động lực cho cộng sản Việt Nam dâng trọn Biển Đông cho Trung cộng bằng việc biến chuyện tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông thành chuyện riêng của "một đảng - hai nhà nước". Đồng thời sẽ làm tăng thêm căng thẳng trong mối quan hệ Mỹ - Việt vì lệnh trừng phạt theo Đạo luật CAATSA của Mỹ. 2. Nếu Trump ra điều kiện buộc Việt Nam cũng phải ký hợp đồng mua sắm vũ khí, thiết bị của Mỹ tương đương như đã mua của Nga thì buộc Trump sẽ gặp khó khăn trong việc làm ngược lại tuyên bố "dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam" mà Obama đã tuyên bố trong chuyến công du tới Việt Nam nhằm thúc đẩy Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, một Hiệp định cũng đã bị Trump xé bỏ khi lên làm tổng thống. Khi Trump không thể áp đặt lại lịnh "cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam" thì xem như đã trúng kế của tà quyền cộng sản Việt Nam trong việc đàn áp nhân dân, dập tắt phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam mà việc tà quyền cộng sản Việt Nam đã ban hành thông tư Thông tư 17/2018 đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2018 là "Công an cấp xã được trang bị súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên. Công an cấp huyện, tỉnh được trang bị súng cối, tên lửa chống tăng, trực thăng vũ trang... để làm nhiệm vụ". Và khi Mỹ ra điều kiện buộc Việt Nam cũng phải ký hợp đồng mua sắm vũ khí, thiết bị của Mỹ tương đương như đã mua của Nga. Phía Trung cộng sẽ bơm tiền cho tà quyền cộng sản đặt mua những vũ khí hiện đại của Nga thì cộng sản Việt Nam cũng mua được vũ khí tối tân của Mỹ để cân bằng với Nga. Lúc này Trung cộng vô tư giải mã vũ khí của Mỹ để khắt chế lại mà không cần khổ công đánh cắp trực tiếp từ Mỹ. Tóm lại, sẽ không oan khi nói HÁN NÔ NGUYỄN PHÚ TRỌNG QUYẾT CHỐNG MỸ TỚI CÙNG KHI CỐ TÌNH TIẾP TỤC MUA VŨ KHÍ CỦA NGA THEO LỆNH CỦA TẬP CẬN BÌNH. /. Tran Hung.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH

KHOÁC ÁO THẦY CHÙA ĐỂ CHẠY ÁN, MỘT LOẠI GIÁN ĐIỆP CỦA VIỆT CỘNG VÀ CÁCH GIỮ THỂ DIỆN CHO ĐẢNG VIỆT GIAN CỘNG SẢN