HỢP TÁC VỚI TRUNG CỘNG KHAI THÁC BIỂN ĐÔNG - KẾ "GIẤU TRỜI QUA BIỂN"

HỢP TÁC VỚI TRUNG CỘNG KHAI THÁC BIỂN ĐÔNG - KẾ "GIẤU TRỜI QUA BIỂN" Việc "hợp tác khai thác" tại các vùng biển, lãnh thổ,... đang có sự tranh chấp không hiếm, tuy nhiên với riêng với Biển Đông với sự hiện diện của yêu sách của Trung cộng về "đường lưỡi bò" là điều không thể bởi đây là kế "giấu trời qua biển" mà Trung cộng và cộng sản Việt Nam đang hấp tấp thực hiện khi sức khỏe của hai đảng cộng sản đang bị suy giảm trước những hành động cứng rắn quyết xóa sổ cnxh của tổng thống Donald Trump. Quay ngược lịch sử, chúng ta đã bị "hóc xương" ở chủ quyền biển đảo bởi công ước nhận vơ của Phạm Văn Đồng ký năm 1958 hay gọi là công hàm 1958. Vin vào cái công hàm 1958, Trung cộng đã dùng công hàm này cùng với những tư liệu khác như bản đồ, sách giáo khoa… để đề nghị cho lưu hành tại Liên Hiệp Quốc vào ngày 09/6/2014, tức sau đúng 38 ngày kể từ ngày Trung cộng cắm giàn khoan HD - 981 vào lòng Biển Đông của Việt Nam (ngày 01/5/2014). Sau đó đúng 16 ngày, vào ngày 25/6/2014, báo chí Trung cộng đã công bố bản đồ dọc có đường lưỡi bò nhưng được bổ sung thêm một đoạn thành "Đường mười đoạn". Trước sự ngang ngược, lấn sâu của Trung cộng ở Biển Đông, cộng sản Việt Nam ngậm họng, riêng chính phủ Phillipines lúc bấy giờ đã đâm đơn kiện lên tòa công ước quốc tế - PCA và họ đã thắng kiện về mặt pháp lý khi tòa PCA đã ra tuyên bố Philippines thắng kiện Trung cộng vào ngày 12/7/2016 với phán quyết "Trung cộng không có cơ sở pháp lý cũng như Trung cộng không có QUYỀN LỊCH với các vùng biển ở Biển Đông". Phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa PCA cùng với Hiến chương Liên hợp quốc cũng như tất cả các văn bản luật quốc tế một lần nữa khẳng định Trung cộng hoàn toàn không có chủ quyền ở Biển Đông bởi vì "Chủ quyền không thể xác lập bằng việc dùng vũ lực chiếm đóng". Bị thất thế về mặt pháp lý ở Biển Đông, Trung cộng càng gia tăng "cường quyền" để duy trì sự hiện diện đồng thời tăng cường các giải pháp quân sự để mở rộng sự ảnh hưởng của nó ở Biển Đông trước thực tế cũng như hy vọng Đảng Dân chủ vẫn tiếp tục làm chủ Nhà Trắng và sẽ tiếp tục duy trì chính sách "ngoại giao khẩn khoản" như tổng thống Obama đã tuyên bố tại cuộc họp báo tổng kết thường niên vào ngày 16/12/2016 với lời nhắn nhủ đến tổng thống vừa đắc cử Donald Trump về vấn đề "một Trung cộng" rằng "Họ sẽ không duy trì thái độ âm thầm chịu đựng trong vấn đề Biển Đông, cho dù hai nước đã xuất hiện tình hình rất căng thẳng ở khu vực Biển Đông” và Obama luôn cảnh báo Trump "Nếu quan hệ Mỹ - Trung đổ vỡ hoặc xấu đi thì tất cả các nước đều bị ảnh hưởng tiêu cực". Tuy nhiên ngay khi mới vừa đắc cử, xuất hiện trên đài truyền hình Fox News, ông Donald Trump tuyên bố sẽ không cho phép Bắc Kinh áp đặt lập trường và điều kiện của họ trong vấn đề Đài Loan. Trước đó, vào đầu tháng 12/2016, ông Donald Trump và nhà lãnh đạo Đài Loan, bà Thái Anh Văn tiến hành điện đàm, một việc làm mà từ năm 1979 đến nay chưa xảy ra giữa Tổng thống Mỹ với nhà lãnh đạo Đài Loan. Trước cách ngoại giao đảo ngược lại các tiền nhiệm của Trump trong chiến lược Biển Đông và việc binh, bố trận trên khắp mặt trận để cô lập Trung cộng, buộc Trung cộng không còn ngạo mạn, manh động ở Biển Đông như trước đây bởi như nói ở trên Trung cộng không có chủ quyền về mặt pháp lý ở Biển Đông, vì vậy nếu ngoan cố sẽ bị Mỹ cho ăn tomahawk, xóa sạch các căn cứ quân sự trái phép ở Biển Đông là khó tránh khỏi. Vì vậy, dù Tập Cận Bình đã cãi thầy Đặng Tiểu Bình là không chịu tiếp tục "giấu mình chờ thời" trong đối sách toàn cầu nhưng lại làm đúng cách của Tập Cận Bình tại Biển Đông khi "giấu trời qua biển" qua hành động yêu cầu cộng sản Việt Nam "hợp tác khai thác Biển Đông" mà ngoại trưởng Vương Nghị đã trao thánh chỉ cho Phạm Bình Minh vào ngày 15/9/2018 vừa rồi tại Đô thành Sài gòn mà phía Trung cộng và cộng sản Việt Nam gọi với cụm từ ma mỵ, mỹ miều là “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Nên nhớ rằng, vào tháng 10/1982 tại Tokyo, lần đầu tiên Đặng Tiểu Bình đã đưa ra chính sách "gác tranh chấp, cùng khai thác” này. Đây là một phương án được Trung cộng đưa ra với quan điểm cùng hợp tác khai thác chung khu vực Biển Đông khi sức mạnh của Trung cộng chưa đủ lớn để khuất phục các nước có chủ quyền. Chính sách "gác tranh chấp, cùng khai thác” của Đặng Tiểu Bình về mặt hình thức nghe có vẻ "hợp lý" vì nó phù hợp với thực tiễn và luật pháp quốc tế, đặc biệt là xu hướng hợp tác trên biển ở các khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên, nếu soi xét kỹ thì đây là một kế sách thâm hiểm của con cáo Đặng Tiểu Bình vì: - Về mặt pháp lý, cơ sở để Trung cộng tham gia tranh chấp Biển Đông là dựa vào yêu sách về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và “đường lưỡi bò” liếm gần 80% toàn bộ diện tích Biển Đông (mặt biển, đáy biển và cả vùng trời). - Đặng Tiểu Bình biết Trung cộng sẽ thua về mặt pháp lý mà thất bại sau này ở thời Tập Cận Bình tại tòa PCA là một thực tế. Vì vậy hắn đã đề nghị “gác tranh chấp, cùng khai thác”, điều này sẽ làm cho dư luận dễ bị "lầm tưởng" là phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế. Trong bối cảnh hiện tại ở Biển Đông, nếu cộng sản Việt Nam lại nhắm mắt, ký bừa vào yêu sách "hợp tác khai thác Biển Đông" sau khi Vương Nghị đã truyền lịnh và Trần Đại Quang bị "trảm để thị uy" thì xem như lại dẫm lên vết nhơ của Phạm Văn Đồng là "bán đứt Việt Nam", vì thực tế cho thấy: - Trunh cộng một mặt đề nghị khai thác chung, nhưng mặt khác vẫn duy trì yêu sách “đường lưỡi bò” chiếm gần 80% Biển Đông và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. - Hầu hết các khu vực mà Trung cộng đề nghị khai thác chung đều nằm trên khu vực thềm lục địa hiển nhiên thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung cộng tiếng nói là "khai thác chung" nhưng chắc chắn chỉ có duy nhứt một mình nó mà các gói thầu ở các dự án tại Việt Nam là một bằng chứng, "Một mình một chợ" tức thì "còn ta với nồng nàn" rồi, cấm cãi. Xét về phạm trù chánh trị, đề nghị “hợp tác cùng khai thác” nếu được thực hiện thò Trung cộng sẽ đạt được nhiều mục tiêu có lợi cho nó, nó có thể duy trì được yêu sách lãnh thổ và vùng biển không phải của nó. Đặc biệt đây lại là một giải pháp chính trị "tinh quái" của Trung cộng nhằm trấn an dư luận, mở rộng ảnh hưởng và chia rẽ các nước trong khu vực. ... Như vậy, sau khi thấy "chưa nuốt trôi" ba cái đặc khu vì phản kháng dữ dội của dân miền Nam vào ngày 10/6/2018 vừa rồi. Tập Cận Bình lại quay lại kế cũ của tiền bối Đặng Tiểu Bình là "giấu trời qua biển - gác tranh chấp, cùng khai thác” mà cái chết của Trần Đại Quang là phát pháo tiên phong dẫn đường. Hỡi tất cả con dân nước Việt, đặc biệt là giới sỹ phu Bắc Hà, giới học giả - học thiệt, giới chống cộng có văn hóa, chống cộng vô văn hóa,... nếu còn sót lại dòng máu Lạc Hồng thì hãy yêu cầu cộng sản Việt Nam ngưng ngay việc rước cướp vào nhà trong cái gọi là "hợp tác khai thác Biền Đông", đồng thời phải yêu cầu cộng sản khẩn trương khởi kiện Trung cộng ra tòa trong thời gian sớm nhứt, nếu không thì họa mất nước sẽ không tránh khỏi. Hãy giúp tui chia sẻ rộng rãi thông điệp này. Trân trọng. /. Tran Hung.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH

KHOÁC ÁO THẦY CHÙA ĐỂ CHẠY ÁN, MỘT LOẠI GIÁN ĐIỆP CỦA VIỆT CỘNG VÀ CÁCH GIỮ THỂ DIỆN CHO ĐẢNG VIỆT GIAN CỘNG SẢN