NƯỚC MỸ CÓ ĐỂ VIỆT CỘNG QUA MẶT KHI TIẾP NHẬN "NHỘNG ĐỎ MA QUỶ" HAY KHÔNG ?
NƯỚC MỸ CÓ ĐỂ VIỆT CỘNG QUA MẶT KHI TIẾP NHẬN "NHỘNG ĐỎ MA QUỶ" HAY KHÔNG ?
Nước Mỹ là trung tâm của nhơn loại về mọi mặt, vì vậy sẽ không có chuyện Việt cộng tép riu dễ dàng qua mặt Mỹ khi cấy những con NHỘNG ĐỎ MA QUỶ dưới cái mác "tù nhơn lương tâm" để QUA MỸ phá nát cộng đồng DIỆT CỘNG ở Mỹ là những người Việt Nam Cộng Hòa không đội trời chung với cộng sản.
Tuy nhiên, trước việc hàng lố NHỘNG ĐỎ MA QUỶ được QUA MỸ hô hào "không lật đổ, tiêu diệt cộng sản" dưới cái mác "tù nhơn lương tâm" bọc trong ánh hào quang như "người phụ nữ quả cảm, người phụ nữ của năm, blogger dũng cảm,...", được Mỹ dung dưỡng, được diện kiến tổng thống Mỹ,... thì những kẻ ngu dốt về chánh trị, lực lượng Việt cộng nằm vùng lại chỉ vào đó với công hỏi ngược "bộ Nước Mỹ ngu lắm sao mà lại chứa chấp cộng sản?" rồi họ quay lại xỉa xói những ai can đảm vạch mặt bọn NHỘNG ĐỎ với kiểu chụp mũ truyền thống của cộng sản là "mày là thằng Việt cộng nằm vùng chuyên đánh phá phong trào Dân chủ, mày là thằng soi mói, ganh tỵ,...".
Để giải mật trò tuyên truyền bịp bợm của Việt cộng qua những con NHỘNG ĐỎ MA QUỶ đòi hỏi phải có bản lãnh thép, có kiến thức chánh trị phù hợp, có am hiểu về cộng sản như câu nói của cố tổng thống Ronald Reagan là "Làm thế nào để bạn biết người đó là một người cộng sản? Đó là những người đọc Marx và Lenin. Và làm thế nào để bạn biết được người đó là người chống cộng sản? Đó là những người hiểu Marx và Lenin".
Vậy NƯỚC MỸ CÓ ĐỂ VIỆT CỘNG QUA MẶT KHI TIẾP NHẬN "NHỘNG ĐỎ MA QUỶ" HAY KHÔNG ? Xin khẳng định là không dù cho chúng ta đã thấy tổng thống Donald Trump, người đã kêu gọi quốc tế chung tay xóa sổ cnxh quái thai nhưng ông ta vẫn tiếp Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, kẻ tuyên bố "không lật đổ - tiêu diệt cộng sản", bởi vì:
I. Ngược dòng lịch sử:
Hậu Đệ Nhị Thế chiến, trước làn sóng cncs Tam Vô lây lan toàn cầu mà Việt Nam là một xứ sở được cncs Tam Vô ưu tiên xâm nhập vì yếu tố địa chánh trị đặc biệt của Việt Nam ở Đông Nam Á.
Với Chiến lược quân sự toàn cầu "Ngăn chặn làn sóng đỏ" từ năm 1948 đến nam 1952, Việt Nam trở thành một nhơn tố quan trọng trong học thuyết Truman với Kế hoạch Marshall ở Châu Âu được áp dụng vào Việt Nam nhằm "Ngăn chặn làn sóng đỏ" do Liên Sô và Tàu cộng phát động được tên Hán tặc hồ chí minh du nhập vào Việt Nam.
Các nhà chiến lược quân sự Mỹ phát hiện thấy lúc này hướng yếu nhứt trong chiến lược của Mỹ ở châu Á là Đông Nam Á, một khu vực rộng lớn tiếp giáp với lục địa Trung Hoa phía Nam. Mỹ đã nhận định "Đông Nam Á rất quan trọng đối với Mỹ" vì "Đông Nam Á có tầm quan trọng về chiến lược, nó kiểm soát cửa ngõ ra vào giữa hai biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương".
Ngày 01/7/1949, Bộ Ngoại giao Mỹ trình lên Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ "Chánh sách của Mỹ đối với Đông Nam Á" tại Văn kiện NSC51 với nhận định chiến lược là ""ở Đông Dương, chánh sách của Pháp là đánh chiếm lại, v.v... nhưng Pháp không thể dùng biện pháp quân sự để tiêu diệt Việt Minh, tình hình Đông Dương đang xấu đi rất nhiều, cộng sản chiếm vị trí khống chế trong phong trào dân tộc...".
Sau đó, vào ngày 30/12/1949, Tổng thống Truman đã phê chuẩn một văn kiện của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ, trong đó nhấn mạnh "cần thiết phải ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản ở Đông Dương". Căn cứ vào Văn kiện NSC51, Mỹ đã trợ giúp về chánh trị, viện trợ kinh tế và quân sự cho Pháp để "ngăn chặn làn sóng Đỏ" ở Đông Dương.
Sau khi lên thay tổng thống Truman, tổng thống Eisenhower đã quyết định đánh một canh bạc cuối cùng với Pháp ở Đông Dương để quyết định sự tồn tại hoặc biến mất sự can dự của Pháp ở Đông Dương đó là việc tổng thống Eisenhower đã tăng viện trợ cho Pháp ở Đong Dương từ mức 10 triệu Mỹ kim mỗi năm lên mức 1,1 tỷ Mỹ kim vào năm 1954 sau khi ông Eisenhower làm tổng thống được 1 năm.
Trước khi quyết định tăng viện trợ cho Pháp ở Đông Dương, vào ngày 21/7/1953, Tổng thống Eisenhower đã chánh thức mời Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Nguyễn Văn Tâm sang thăm Mỹ và được Mỹ cam kết ủng hộ giúp đỡ, đồng thời chánh quyền Eisenhower cũng bắt đầu cổ võ cho ông Ngô Đình Diệm để dựng lên một phòng tuyến ngăn chặn làn sóng Đỏ hiệu quả hơn tại bán đảo Đông Dương.
Sau khi Hiệp định Geneva về Đông Dương vừa được ký kết vào ngảy 20/7/1954 thì Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ thông qua "kế hoạch Memphis" với mục đích chiến lược là "biến vỹ tuyến 17 thành một phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản khi chưa xoá bỏ được nó".
Để lập được phòng tuyến "ngăn chặn cncs", Mỹ phải liên hiệp với các nước trong khu vực do Mỹ chủ trì. Sau một thời gian ngắn vận động chuẩn bị, Mỹ triệu tập một hội nghị ở Đông Nam Á, bao gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Australia, New Zealand, Pakistan, Philippines, Thái Lan họp ở Manila. Ngày 08/9/1954 các nước này đã ký "Hiệp ước phòng thủ Đông Nam Á" hay còn gọi là Khối quân sự Đông Nam Á - SEATO, Hiệp ước Manila.
Trong Hiệp ước SAETO có Điều 2, Điều 4, Điều 8 và một khoản phụ đặt xứ Đông Dương gồm ba nước Việt Nam, Lào, Cambodia vào "khu vực bảo hộ" của khối Đông Nam Á. Ngày 17/11/1954, Colin, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ được cử sang Sài Gòn làm đại sứ, đề ra kế hoạch sáu điểm như sau:
1. Bảo trợ chánh quyền Thủ tướng Ngô Đình Diệm, viện trợ thẳng cho Quốc gia Việt Nam không qua tay Pháp.
2. Xây dựng lại Quân đội quốc gia Việt Nam với 15 vạn quân do cố vấn Mỹ huấn luyện, trang bị.
3. Bầu cử Quốc hội Việt Nam;
4. Định cư cho số công giáo miền Bắc và những người dân chạy trốn cộng sản và vạch kế hoạch cải cách điền địa.
5. Thay đổi chế độ thuế khoá, dành ưu tiên cho hàng hoá và công ty Mỹ vào miền Nam Việt Nam.
6. Đào tạo cán bộ hành chánh cho Quốc gia Việt Nam.
Chiến lược của tổng thống Eisenhower là chiến lược "ngăn chặn làn sóng Đỏ" của cộng sản tại Việt Nam bằng hình thức "chiến tranh chánh trị", không thông qua "chiến tranh quân sự". Bởi vì cái mà tổng thống Eisenhower và Thủ tướng Ngô Đình Diệm nhận ra là "chỉ có chiến tranh chánh trị mới ngăn chặn, đẩy lùi được cncs Tam Vô". Bởi vì cncs Tam Vô thực chất là một "tổ chức khủng bố", chúng sẵn sàng "chết vì lý tưởng cộng sản", sẵn sàng làm bất cứ việc gì, thực hiện bất cứ thủ đoạn tàn độc nào để giành chiến thắng như tuyên bố sau này của Hán tặc hồ chí minh là "cho dù có đốt sạch dải Trường Sơn cũng phải cướp bằng được Miền Nam".
Chiến tranh chánh trị của tổng thống Eisenhower và Thủ tướng Ngô Đình Diệm là một quyết định sáng suốt, tuy nhiên vì ông Eisenhower là tổng thống Mỹ đầu tiên phải thực thi Tu chính án Thứ 22 được Quốc hội thông qua vào ngày 21/3/1947 và được đủ số các tiểu bang phê chuẩn vào ngày 27/2/1951 với nội dung quy định một cá nhơn chỉ có thể đắc cử tối đa hai nhiệm kỳ cho chức vụ tổng thống nên sau 8 năm làm tổng thống, ông Eisenhower là tổng thống Mỹ đầu tiên phải rời Bạch Cung theo Tu chính án Thứ 22.
Mặt khác, tuy ông Ngô Đình Diệm quyết tâm DIỆT CỘNG nhưng ông lại là một người CÔNG CHÍNH, mang nặng tư tưởng "NHƠN VỊ" nên ông đã để cho không ít những tên NHỘNG ĐỎ chui vào chánh quyền của ông, kề cận bên ông dù có nhiều thuộc cấp trung thành với ông đã khẳng định chúng là cộng sản mà cụ thể là ông Dương Văn Hiếu, người từng bị kẻ gian gán cho biệt danh "HÙM XÁM CỦA CHẾ ĐỘ" vì ông Dương Văn Hiếu là nổi kinh hoàng của cộng sản Bắc Việt và cộng phỉ Miền Nam.
Sẽ viết tiếp. Trân trọng./.
Tran Hung.
Nhận xét