CHƯƠNG TRÌNH "DẠY KHÔN" CHO TUYÊN GIÁO VIỆT CỘNG
CHƯƠNG TRÌNH "DẠY KHÔN" CHO TUYÊN GIÁO VIỆT CỘNG
Người quân tử không đánh kẻ dưới ngựa, kiếm khách cầu bại không đánh với kiếm cùn mà còn phải chỉ cách mài cho kiếm cùn thiệt bén để luận kiếm Hoa Sơn. Vì vậy từ nay trở đi, thỉnh thoảng Tran Hung sẽ tổ chức những buổi "dạy kèm miễn phí" cho tuyên giáo Việt cộng để nâng tầm tri thức hòng hoàn thành nhiệm vụ "tắc kè đổi màu" để được Việt cộng trả lương nuôi vợ, nuôi con.
Bài học hôm nay là nói về quyền hạn của tổng thống Mỹ được Hiến pháp Hoa Kỳ mặc định. Thông qua bài học này tui muốn dạy cho đám tuyên giáo Việt cộng về việc tại sao chúng cứ lu loa "suốt 44 năm qua Quốc Hội Mỹ có mang Hiệp định tầm Ba Lê 1973 ra nghị trường để bàn thảo đâu mà bút nô Tran Hung cứ ảo vọng". Giờ ta vào bài học vỡ lòng thôi.
1. Về nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ:
Mỗi nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ là 4 năm, bắt đầu từ trưa ngày 20/01 của năm sau bầu cử, tức là ngày đọc diễn văn nhậm chức tới ngày 20/01 của 4 năm sau đó.
2. Mỗi tổng thống Mỹ được tại vị tối đa mấy nhiệm kỳ:
Trước khi Hiến pháp của Mỹ được bổ sung vào ngày 27/02/1951 thì số nhiệm kỳ mà một tổng thống Mỹ được tại vị không giới hạn ở 2 nhiệm kỳ, cụ thể các vị tổng thống dưới đây đã tại vị hơn 3 nhiệm kỳ liên tục đó là cố tổng thống Franklin Roosevelt làm Tổng thống 12 năm liên tiếp từ 1933 đến 1945.
Sau ngày 27/02/1951 đến nay, do Hiến pháp Mỹ bổ sung hạn chế nhiệm kỳ tối đa của tổng thống Mỹ là 2 nhiệm kỳ nên các vị sau đây đã tại nhiệm 2 nhiệm kỳ là: Dwight D.Eisenhower (1952-1959), Richard Nixon (1969-1975), Ronald Reagan (1980-1987), Bill Clinton (1992-2001), George Walker Bush (2001-2009), Barack Obama (2009 - 2017).
3. Quyền hành của tổng thống Mỹ:
Theo Hiến pháp, Tổng thống đảm nhiệm hai chức năng, vừa là người đứng đầu Nhà nước còn gọi là Nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu ngành hành pháp.
Trong vai người đứng đầu Nhà nước, Tổng thống Mỹ đại diện cho nước Mỹ ở cả trong lẫn ngoài nước.
Trong vai trò là người đứng đầu ngành hành pháp, Tổng thống Mỹ cũng đồng thời là Tổng tư lệnh các lực lượng lục quân, không quân, hải quân và lực lượng dự bị ở một số bang, có quyền điều hành Lực lượng quốc phòng của mỗi tiểu bang.
Theo Hiến pháp Mỹ, mục I, điều II, quyền hành pháp sẽ được trao cho Tổng thống; Tổng thống là người đứng đầu Chánh phủ với một số nhiệm vụ cụ thể của như: Kí kết các Hiệp định; Bổ nhiệm Đại sứ, Bộ trưởng, cố vấn, Thẩm phán Toà án Tối cao và các quan chức cao cấp khác của chánh quyền liên bang; Thông báo về tình hình liên bang cho hai viện của Quốc hội và kiến nghị về một số dự luật.
Về lập pháp, Tổng thống có quyền phủ quyết bất cứ đạo luật nào từ Quốc hội, trừ khi có hơn 2/3 số nghị sĩ trong mỗi viện bác bỏ phủ quyết. Bên cạnh quyền phủ quyết, Tổng thống còn có trách nhiệm kiến nghị về một số dự luật để Quốc hội xem xét. Kiến nghị về dự luật của Tổng thống thường được thể hiện trong thông điệp liên bang đầu năm, trong dự thảo ngân sách và trong những kiến nghị cụ thể.
Về tư pháp, Tổng thống có quyền bổ nhiệm các quan toà Liên bang, kể cả các thẩm phán trong các Toà án tối cao để Thượng nghị viện chấp thuận. Tổng thống có quyền huỷ bỏ bản án hoặc ân xá cho bất cứ ai phạm luật Liên bang.
4. Về vi phạm của Tổng Thống:
Tổng thống và Phó Tổng Thống vẫn bị luận tội nếu phạm phải các tội sau: Tội phản quốc, tội nhận hối lộ, hay các tội nghiêm trọng khác.
Hạ nghị viện là cơ quan có quyền luận tội Tổng thống và Phó Tổng thống (và cả các viên chức cấp cao khác). Thượng nghị viện là cơ quan có quyền xét xử Tổng thống và Phó Tổng thống.
Trong lịch sử nước Mỹ, có 2 Tổng thống bị luận tội nhưng đều vượt qua được đó là Tổng thống Andrew Johnson và Tổng thống Bill Clinton. Riêng Tổng thống Richard M. Nixon đã từ chức trước khi bị luận tội vì vụ bê bối Watergate.
Qua trên cho thấy, việc những tên tuyên giáo rẻ rúng lu loa rằng "Quốc Hội Mỹ đã từng đưa Hiệp định Ba Lê 1973 vào chương trình nghị sự chưa mà bút nô Tran Hung ảo vọng" thì đúng là tuyên giáo rẻ tiền nói mà không biết hổ ngư. Hiệp định Ba Lê 1973 hay bất kỳ Hiệp định nào khác đều do tổng thống quyết định trong quyền hạn đã được Hiến pháp qui định.
Trong khi đó, quyền hạn của Quốc Hội Mỹ được xác lập tại Khoản 8 của điều 1 của Hiến pháp với những quyền quan trọng nhứt gồm: quyền đánh thuế và thu thuế, vay mượn, qui định về thương mại giữa các bang và với nước ngoài, đúc và in tiền, thiết lập các tòa án trực thuộc Tối cao Pháp viện, phát triển và duy trì quân lực, tuyên chiến và một số quyền hạn khác thêm vào các quyền kể trên.
Vì vậy việc có tái tục Hiệp định Ba Lê 1973 hay không hoàn toàn do tổng thống quyết định, nó cũng tương tự như việc có công nhận Jerusalem là của Israel hay không mà ông Trump là vị tổng thống đầu tiên dám làm điều này kể từ năm 1967 đến nay. Ngay cả việc Mỹ có xóa bỏ Thỏa thuận đình chiến Triều Tiên năm 1953 hay không cũng như Mỹ có ủng hộ Đài Loan tuyên bố độc lập hay không đều thuộc quyền hạn của tổng thống Mỹ./.
Tran Hung.
Nhận xét