KINH TẾ VIỆT NAM TAN NÁT SAU THỎA THUẬN THƯƠNG MẠI MỸ - TÀU CỘNG

KINH TẾ VIỆT NAM TAN NÁT SAU THỎA THUẬN THƯƠNG MẠI MỸ - TÀU CỘNG

Nước Mỹ sẽ đại hỷ sau khi Tập Cận Bình ký thỏa thuận thương mại với Mỹ theo áp đặt của tổng thống Donald Trump, giới trung lưu và thượng lưu của Tàu cộng cũng vui lây vì kể từ đây họ được xài hàng Mỹ chất lượng cao với giá cả phải chăng vì không còn chịu thuế nhưng dân lao động Tàu cộng và nền kinh tế của Việt Nam thì tiêu điều, tan nát vì cái thỏa thuận thương mại lịch sử Mỹ - Tàu cộng này.

Một trong những điều kiện tiên quyết trong bản thỏa thuận thương mại song phương Mỹ - Tàu cộng đó là Tàu cộng phải dỡ bỏ rào cản thuế quan với hàng hóa nhập cảng từ Mỹ và phải mua một lượng hàng hóa của Mỹ có giá trị tương đương với lượng hàng hóa của Tàu cộng nhập cảng vào Nước Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc hàng hóa của Tàu cộng được sản xuất ra phục vụ cho tiêu dùng nội địa lẫn xuất cảng qua Mỹ sẽ bị triệu chứng "trào ngược".

Để khắc phục hội chứng "trào ngược" hàng hóa, Tàu cộng phải thực thi các chính sách sau đây:

1. Tái cơ cấu lại nền sản xuất hàng hóa tiêu dùng nội địa lẫn xuất cảng;

2. Tăng cường giành giựt thị trường, chiếm lĩnh thị phần tại các nước ngoài đối tác thương hiệu Mỹ để chia lửa cho đại công xưởng Tàu cộng - Made in China;

3. Giảm dần và tiến tới ngưng hẳn việc xuất cảng qua thị trường Mỹ các mặt hàng bị Mỹ liệt vào danh sách "hàng hóa tạo ra bởi ăn cắp công nghệ của Mỹ" và chuyển hướng xuất cảng các mặt hàng này qua các thị trường bên ngoài Nước Mỹ;
...
Các chính sách trên của Tàu cộng sẽ dồn ép thị trường và nền sản xuất của các nước có truyền thống bị lệ thuộc hoàn toàn vào Tàu cộng về chánh trị, kinh tế, xã hội, địa lý mà cụ thể là Việt Nam, một đất nước cộng sản tự nguyện "có cùng vận mịnh" với Tàu cộng, lệ thuộc hoàn toàn vào Tàu cộng trên mọi phương diện.

Trong môi trường thương mại tiền thương chiến Mỹ - Tàu cộng, Việt Nam vốn đã là một nước nhập siêu từ Tàu cộng, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tự nguyện mở toang cửa khẩu, đường biên giới, tự nguyện cho lưu hành đồng Yuan trên thị trường tiền tệ, tự nguyện biến mình thành con nợ của Tàu cộng trong dự án Vành đai Con đường,... Việt cộng đã cắn răng trả nợ vay mượn trong chiến tranh cho Tàu cộng dưới hình thức "mua mắc - bán rẻ" với Tàu cộng để âm thầm trừ nợ vay mượn trong chiến tranh Việt Nam.

Nếu như Tàu cộng quyết chiến tới cùng với Mỹ trên lãnh vực thương mại thì Việt Nam là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài khi họ chuyển cơ sở sản xuất từ Tàu cộng qua Việt Nam để tránh thuế quan của Mỹ áp đặt lên hàng hóa được sản xuất tại Tàu cộng nhưng nay Tập Cận Bình đã nuốt nhục quy hàng, đặt bút ký vào bản thỏa thuận thương mại do ông Trump áp đặt thì bài toán né thuế sẽ trở lại con số zero. Bởi vì hàng hóa xuất cảng từ Việt Nam muốn vào thị trường Mỹ trót lọt thì phải xin quota nhập cảng vào Mỹ. Việt Nam là một trong những nước có mức độ thâm hụt thương mại với Mỹ ở mức báo động, Việt Nam chưa có giải pháp cắt giảm thâm thúy thương mại với Mỹ một cách hợp lý, Việt Nam chưa được chánh quyền Donald Trump ký kết thỏa thuận thương mại song phương như sẽ ký với Tàu cộng. Do đó hàng hóa sản xuất tại Việt Nam để xuất cảng qua Mỹ sẽ không có cửa vào Mỹ sau khi thỏa thuận thương mại Mỹ - Tàu cộng có hiệu lực.

Viễn cảnh trên cho thấy Việt Nam phải chịu những áp lực rất lớn trong lãnh vực thương mại với những tác động chính sau đây:

1. Áp lực gia tăng thâm hụt thương mại với Tàu cộng:

Tàu cộng sẽ chuyển một lượng lớn hàng hóa không đủ tiêu chuẩn xuất cảng qua Mỹ cũng như lượng hàng hóa tiêu thụ nội địa bị thừa thải do hàng hóa của Mỹ chèn ép mà chủ yếu là hàng nông sản, thực phẩm sang thị trường Việt Nam. Đồng thời Tàu cộng cũng cấm cửa các mặt hàng nông sản của Việt Nam nhập cảng vào Tàu cộng để chuyển sang nhập cảng hàng nông sản của Mỹ.

Điều đó mở ra một tương lai ảm đạm cho nông dân Việt Nam bấy lâu nay lấy thị trường  Tàu cộng làm thị trường xuất cảng chủ lực. Hàng hóa nông sản của Việt Nam muốn xuất cảng qua Tàu cộng thì phải có phẩm của tương đương với hàng hóa nông sản của Mỹ và phải có giá rẻ hơn hàng hóa của Mỹ nhiều lần thì mới mong chiếm được thị trường ở Tàu cộng. Mặt khác, do Tàu cộng dỡ bỏ thuế quan với hàng hóa của Mỹ nên ngân sách của Tàu cộng có được từ thuế quan sẽ bị thâm hụt. Để bù vào khoản thâm hụt ngân sách này buộc Tàu cộng phải dựng lên hàng rào thuế quan với các đối tác khác mà Việt Nam là một trong những nạn nhơn đầu tiên.

Khi hàng hóa của Việt Nam nhập cảng vào Tàu cộng bị đánh thuế cao thì sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam vốn dĩ yếu ớt lại càng yếu nhớt thêm, hàng hóa Việt Nam sẽ đối diện với thực tế "giá cao - phẩm chất kém" thì làm sao có chỗ đứng ở thị trường Tàu cộng trước áp lực của hàng hóa Mỹ với giá cả phải chăng, phẩm chất vượt trội.

2. Áp lực giảm thâm hụt thương mại với Mỹ:

Khi anh cả Tàu cộng đã phủ phục trước tổng thống Donald Trump để ký thỏa thuận thương mại áp đặt nhằm san bằng thâm hụt thương mại với Mỹ thì thằng em Việt cộng cũng phải khẩn trương lo thân, lo phận, lo tìm cách sang bằng thâm hụt thương mại với Mỹ nếu không sẽ bị ông Trump áp đặt thuế quan lên hàng hóa nhập cảng vào Mỹ ngay.

Việt cộng muốn cắt giảm thâm hụt thương mại với Mỹ thì phải "giảm xuất - tăng mua" với Mỹ. Giảm xuất phát hàng hóa qua Mỹ thì Việt cộng đói đô la, tăng mua hàng hóa Mỹ thì bị Tàu cộng quở phạt vì tội dám "tăng mua hàng Mỹ - giảm mua hàng Tàu". Không tăng mua hàng Mỹ để giảm thâm hụt thương mại thì bị Donald Trump quất thuế chết ngay, tăng mua hàng Mỹ giảm mua hàng Tàu cộng thì bị Tập Cận Bình đập chết tốt. Tăng mua hàng Mỹ và tăng mua hàng Tàu cộng thì mang về thờ à, quan trọng là lấy đâu ra tiền để tăng mua hàng hóa cả Mỹ lẫn Tàu cộng đây ?

Đó chỉ là những khó khăn bề nổi của nền kinh tế Việt Nam hậu thỏa thuận thương mại Mỹ - Tàu cộng, sóng ngầm nằm ở chỗ nạn thất nghiệp tràn lan, trong khi Hiệp định TPP , Hiệp định tương lai EVFTA không phải là sân chơi thuận lợi dành cho cóc ghẻ Việt cộng nên không thể là cứu cánh cho nền kinh tế Việt Nam. Trên hết, khi Mỹ và Tàu cộng đã ký kết thỏa thuận thương mại song phương thì chiếc áo "made in Vietnam" bấy lâu nay được đám tài phiệt đỏ, gian thương đỏ làm cái cần cẩu câu đô la Mỹ khi khoác lên hàng hóa của Tàu cộng để xuất cảng qua Mỹ hưởng chênh lệch thuế quan nay đã bị xé toạc bởi cái thỏa mãn thương mại chết tiệt Mỹ - Tàu cộng thì chắc chắn hàng loạt nhà máy, dây chuyền được Việt cộng dựng lên để "phù phép" hàng made in China thành hàng made in Vietnam sẽ phải đóng cửa, phá sản. Hàng loạt nhân công mất việc, hàng ngàn tỷ đồng thu ngân sách bị bốc hơi. Thất nghiệp và áp lực nọ công tăng cao do ngân sách thất thu sẽ đẩy nền kinh tế của Việt cộng chìm vào cái tiền đồ tối thui của Chị Dậu.

Sơ sơ như vậy để thấy được sau khi có tin Tập Cận Bình sẽ thân chinh qua Mỹ ký kết thỏa thuận thương mại với quái kiệt Donald Trump thì cộng sản Ba Đình run rẩy như thằn lằn đứt đuôi dù ngoài miệng vẫn ráng tỉnh bơ "tau có chi mô". Ừ thì tau có chi mô, nhưng cái câu nói của lão Trump trước khi bay qua Osaka dự G20 là "_Việt cộng tàn nhẫn hơn Tàu cộng trong hành xử thương mại với Mỹ" vẫn còn ồ ồ bên tai Việt cộng thì Việt cộng có ngu, có lì tới đâu cũng không tránh khỏi toát mồ hôi hột, rã rời chân tay sau cái thỏa thuận thương mại Mỹ - Tàu cộng sắp tới đây./.

Tran Hung.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

NGUYỄN CHÍ DŨNG, TÊN VIỆT GIAN PHÁ TAN NƯỚC VIỆT.

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH