NẾU QUỐC HỘI BÙ NHÌN TỰ Ý THÔNG QUA LUẬT ĐẶC KHU VỚI NIÊN HẠN "ĐỢ ĐẤT 99 NĂM" THÌ LUẬT ĐÓ KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ.

NẾU QUỐC HỘI BÙ NHÌN TỰ Ý THÔNG QUA LUẬT ĐẶC KHU VỚI NIÊN HẠN "ĐỢ ĐẤT 99 NĂM" THÌ LUẬT ĐÓ KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ.

Căn cứ Luật Trưng cầu ý dân 2015 có hiệu lực từ ngày 1-7-2016, quy định Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân về những vấn đề quan trọng của đất nước. Các nội dung được trưng cầu ý dân cụ thể như sau:

1. Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp.

2. Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia.

3. Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.

4. Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước.

Trưng cầu ý dân được thực hiện trong phạm vi cả nước. Ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân là ngày chủ nhật, do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và được công bố chậm nhất là 60 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân...

Như vậy, xét dưới góc độ của Luật trưng cầu ý dân 2015 đã có hiệu lực, đối chiếu với tính chất, mức độ quan trọng của việc bấm nút thông qua việc "đợ đất 99 năm" của 3 đặc khu, chúng ta thấy nổi lên hai vấn đề chính cần phải thông qua "TRƯNG CẦU Ý DÂN" được Luật pháp quy định, đó là:

1. Vấn đề "bấm nút thông qua thời hiệu đợ đất 99 năm" là vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia.

2. Vấn đề "bấm nút thông qua thời hiệu đợ đất 99 năm" là vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.

Vì những căn cứ trên, nhân dân cả nước phải yêu cầu, bắt buộc Quốc hội phải quyết định trưng cầu ý dân về việc có cần thiết phải hình thành 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc hay không. Nếu chưa thực hiện việc trưng cầu ý dân mà Quốc hội tự ý bấm nút thông qua thì việc làm kia là vi hiến, phạm pháp, tức những quyết có liên quan đến 3 đặc khu kia đều KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ DO VI PHẠM LUẬT TRƯNG CẦU Ý DÂN 2015./.
Tran Hung.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

NGUYỄN CHÍ DŨNG, TÊN VIỆT GIAN PHÁ TAN NƯỚC VIỆT.

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH