CHÍNH PHỦ "KIẾN TẠO" CỦA PHÚC NIỄNG LẠI XẠO DÂN VIỆT
CHÍNH PHỦ "KIẾN TẠO" CỦA PHÚC NIỄNG LẠI XẠO DÂN VIỆT.
Trước việc chứng khoán Việt Nam lao dốc, làm bốc hơi khoản 30 tỷ USD từ đầu năm đến nay. Hôm nay, chính phủ kiến tạo của Phúc niễng lại "ba xạo", đánh bóng chỉ số tăng trưởng GDP để lừa bịp dân tình.
Sáng nay, ngày 29/6/2018, Tổng cục Thống kê công bố kết quả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2018. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2018 ước tính tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước, và chúng tự sướng rằng "đây là mức tăng cao nhất của 6 tháng kể từ năm 2011 trở về đây".
Để nhận ra sự bịp bợm của chính phủ "kiến tạo" nhà Phúc niễng, xin quý vị tham khảo về mối quan hệ tương hỗ giữa GDP và Thị trường chứng khoán dưới đây.
Thị trường chứng khoán ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chủ yếu bằng cách ảnh hưởng đến điều kiện tài chính và lòng tin của người tiêu dùng. Khi cổ phiếu đang ở trong thị trường tăng trưởng, có xu hướng lạc quan về nền kinh tế và triển vọng của các cổ phiếu khác nhau. Định giá cao cho phép các công ty vay nhiều tiền hơn với mức giá rẻ hơn, cho phép họ mở rộng hoạt động, đầu tư vào các dự án mới và thuê thêm nhân công. Tất cả các hoạt động này làm tăng GDP.
Khi giá cổ phiếu thấp, nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến GDP thông qua các kênh tương tự. Các công ty buộc phải cắt giảm chi phí và công nhân. Các doanh nghiệp thấy khó tìm được nguồn tài chính mới, và nợ nần đang trở nên trắc trở hơn. Do những yếu tố này và tâm lý bi quan, việc đầu tư vào các dự án mới là không thể. Những điều này có ảnh hưởng tiêu cực tới GDP.
Rõ ràng, từ đầu năm đến nay, sàn chứng khoán Việt Nam ngập trong "sắc máu", 30 tỷ USD đã bị thổi bay, nhà đầu tư chứng khoán đang đứng trước nguy cơ trắng tay thì lấy đâu ra GDP của 6 tháng đầu năm 2018 tăng lên 7,08% ?
Ngoài tác động tương hỗ giữa Chứng khoán với GDP, còn có các yếu tố sau đây giúp tiên đoán GDP tăng hay giảm:
1.Mức tiết kiệm của dân và tiền đầu tư của doanh nghiệp ra sao?
2. Có sự ổn định trong kinh tế vĩ mô khi nhà nước quân bình chi thu hay không? Mức lạm phát thấp, ổn định không?
3. Chính sách mậu dịch thông thoáng ít rào cản, tạo môi trường thuận lợi cho xuấkhẩu; tạo sự luân chuyển tài chánh dễ dàng hay không?
4. Chính sách hối đoái tiền tệ có hỗ trợ cho xuất khẩu không?
Rõ ràng, 4 yếu tố nêu trên tại Việt Nam hiện nay đều không đáp ứng được kỳ vọng để đảm bảo cho chỉ số GDP tăng như báo cáo của Tổng Cục thống kê.
Kết luận: CHÍNH PHỦ "KIẾN TẠO" CỦA PHÚC NIỄNG LẠI XẠO DÂN VIỆT NAM khi tiếp tục TÔ HỒNG GDP 6 tháng đàu năm tăng 7,08% để trấn an, chống hoản loạn trước nguy cơ sụp đổ nền kinh tế khó tránh khỏi. /.
Tran Hung
Nhận xét