KỊCH BẢN TẤN CÔNG SYRIA. ANH SẼ TIÊN PHONG XUNG TRẬN.

KỊCH BẢN TẤN CÔNG SYRIA. ANH SẼ TIÊN PHONG XUNG TRẬN. 

Sau hàng loạt các tuyên bố hùng hồn của các bên về chảo lửa Syria, cuối cùng thì mọi việc vẫn chưa diễn ra như khẩu chiến của các ông lớn cho đến thời điểm này. Điều mà thế giới đang lo lắng nhất lúc này đó lả câu hỏi "có hay không việc bùng nổ chiến tranh tại Syria ? ".

Xâu chuỗi lại tất cả các diễn biến, có thể không khó nhận ra những ngày vừa qua là khoảng thời gian "tung hứng" của Mỹ và Phương Tây để làm mềm chiến trường Syria trên mặt trận truyền thông để mở màn cho việc tấn công bằng vũ lực, tức việc dội bom vào Syria sẽ được thực hiện trong thời gian ngắn dù thời hạn cuối cùng sẽ tấn công Syrua mà Mỹ đưa ra đã được điều chỉnh lại. 

Phía Mỹ và Phương Tây luôn nhận thức rõ việc tấn công vào Syria là một quyết định táo bạo nhưng phải được xem xét một cách thận trọng và nghiêm túc bởi nếu không sẽ có nguy cơ bùng phát chiến tranh trên diện rộng và sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát của thế giới, đẩy nhân loại vào hỗn loạn vì nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân là rất cao. Vì vậy, không ai hết chính Mỹ và Phương Tây phải hết sức thận trọng trước khi quyết định vì dù sao dân Mỹ và Phương Tây vẫn được xem là chén kiểu còn dân Nga và trục liên minh ma quỷ vẫn là chén sành. 

Những tuyên bố hàm hồ của Nga thực chất chỉ mang tính "tự vệ", tức hăm dọa để đối phương chùn tay, ngược lại những tuyên bố của Mỹ lại mang tính "cam đoan" với đồng minh  hay nói cách khác đó là cách "hạ quyết tâm", tạo lòng tin cho đồng minh phương Tây trừng phạt Syria, vỗ vào mặt của Nga. 

Mâu thuẫn giữa Nga và Phương Tây đẩy lên cao trào khi Anh cáo buộc Nga đầu độc cha con cựu điệp viên Skripan ngay trên nước Anh, cuộc chiến ngoại giao bùng nổ sau đó mà Mỹ là quốc gia mạnh tay khi trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga và đóng cửa lãnh sự quán tại Seattle kéo theo hàng loạt nước hưởng ứng trục xuất các nhà ngoại giao Nga, dấy lên bóng mây một cuộc chiến tranh lạnh được tái hiện. Khi cuộc chiến ngoại giao vượt qua đỉnh điểm, những tưởng nó sẽ được xuống thang khi phía Nga luôn phủ nhận việc tổ chức đầu độc Skripal làm nhụt chí một số quốc gia thì thảm sát Douma bằng vũ khí hóa học lại nổ ra đẩy căng thẳng giữa Mỹ và Phương Tây với Nga lên một nấc thang mới. Lần này, Mỹ vẫn tiếp tục thể hiện vai trò thủ lĩnh là tức tốc động khẩu, điều binh  vẫn với mục đích gia cố niềm tin với đồng minh Phương Tây buộc phía Nga cũng phải đáp trả với vai trò đầu lĩnh. Tuy nhiên không lâu sau đó, cả Mỹ và Nga đều có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng Pháp và Anh lại tiếp tục rót dầu vào lửa khi Macron tuyên bố đã có bằng chứng sử dụng vũ khí hóa học tại Douma do Bashar Al Assad chủ mưu, phía London bà May họp khẩn nội các sau 2 giờ đồng hồ và đã nhất trí tấn công vào Syria. 

Một trò chơi tung hứng giữa Mỹ - Pháp - Anh đã hiện ra rõ ràng với mục đích làm mềm chiến địa Syria trên mặt trận truyền thông trước khi chính thức tấn công. Trong trò chơi tung hứng này, Anh giữ vai trò tiên phong, Pháp giữ vai trò hậu công và Mỹ cầm dùi gióng trống. 

Sở dĩ Anh giữ vai trò tiên phong vì giữa Anh và Nga là đối đầu trực diện bởi xung đột sau vụ Skripal chưa được giải quyết nhưng giờ đã có bằng chứng đầu độc Skripal di Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) công bố. Nhưng trên hết vẫn là "tạo công ăn việc làm cho Anh sau khi brexit khỏi EU", nó cũng giống như kịch bản Lybia mà Pháp được đặt cách tiên phong để tạo công ăn việc làm cho Pháp. 

Mỹ tuy tỏ ra là nước chủ động và chủ lực trong vấn đề tấn công Syria nhưng cuối cùng vẫn giữ vai trò đốc trận. Bởi đánh vào Syria đồng nghĩa đánh vào mặt Nga, điều này Mỹ không mong muốn vì với những đối thủ nặng ký như Nga và Trung cộng thì dùng vũ lực triệt hạ là hạ sách, chỉ có vũ khí mềm là đánh vào nền kinh tế mới lưỡng toàn kỳ mỹ. Vì vậy dù phải thể hiện vai trò thủ lĩnh nhưng Mỹ vẫn giữ vai trò đốc chiến cho Anh, Pháp xung trận. Khi Anh, Pháp xung trận, nếu Nga muốn thương lượng, hòa giải thì Mỹ sẽ chủ trì áp đặt cuộc chơi, nếu Nga manh động tham chiến thì Mỹ sẽ xông trận đối mặt với Nga trong tình thế hết quyền lựa chọn. 

Như vậy có thể nhận định việc tấn công vào Syria sẽ diễn ra mà Anh là nước khai hỏa với vai trò tiên phong, Pháp là hộ công. Dù cục diện chiến trường có nghiêng ngã thế nào thì khả năng thương thuyết Mỹ - Nga là rất cao mà lợi thế vẫn thuộc về Mỹ - Anh - Pháp. Thương lượng là một bước lùi của Nga để bảo tồn sinh lực nhưng với sức khỏe của nền kinh tế Nga hiện nay thì thương lượng Syria đồng nghĩa với nước Nga sụp đổ vì liên minh ma quỷ sẽ bất mãn, các nước xem Nga không còn là cường quốc quân sự, vũ khí Nga sẽ mất giá thảm hại, nước Nga sẽ thất bại hoàn toàn dưới đế chế Putin. /.

Tran Hung.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

HOA KỲ VẪN PHẤP PHỚI CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ KHI THỦ PHỦ CHỐNG CỘNG WESTMINSTER KHI CHƯA CÓ THỊ TRƯỞNG GỐC VIỆT

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH