ĐƯỜNG ĐẾN CHIẾN THẮNG CỦA TỔNG THỐNG TRUMP VÀO NGÀY SÁU THÁNG GIÊNG QUÁ RÕ RÀNG

ĐƯỜNG ĐẾN CHIẾN THẮNG CỦA TỔNG THỐNG TRUMP VÀO NGÀY SÁU THÁNG GIÊNG QUÁ RÕ RÀNG

Còn 08 ngày nữa là ngày hàng triệu người Mỹ đổ về, có mặt ở Washington D.C để chờ tin vui chiến thắng cho Tổng thống Trump được phát ra từ Đồi Capitol. Ngày Sáu tháng Giêng có thể được xem là ngày mở đầu cho sự kết thúc chương bầu cử hỗn loạn năm 2020 mà chiến thắng không thuộc về kẻ gian lận bầu cử.

Sau ngày 03/11 tới tận ngày 06/01, phía chiến dịch pháp lý của Tổng thống Trump và những Luật sư tình nguyện, những Dân biểu, Thượng nghị sĩ Cộng Hòa quyết tâm bảo vệ nền Cộng Hòa đã kiên trì tranh đấu bên cạnh Tổng thống Trump, mặc dù kết quả chỉ nhận được là sự vô trách nhiệm, hèn nhát của các tòa án Hoa Kỳ nhưng không vì vậy mà cuộc chiến pháp lý của Tổng thống Trump đã "hoài công, vô ích, vọng tưởng,..." như miệng lưỡi của những kẻ cuồng Tàu cộng, cuồng Joe Biden phun ra. 

Sẽ không có chuyện một vị tỷ phú thành đạt, dày dạn kinh nghiệm trên thương trường và bản lãnh, trí tuệ trên chánh trường qua 04 năm làm Tổng thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ cùng với các cộng sự tài ba, các luật sư siêu hạng bao quanh lại đi làm những chuyện vô bổ, ruồi bu như miệng lưỡi của lũ cuồng Tàu cộng, cuồng Joe Biden đã phun ra. Cũng bình thường thôi, bởi vì chúng là thân phận của nô tài, nhiệm vụ của chúng gắn liền với bản chất của chúng là loài văn nô, thơ nô,... nên chúng có cùng quan điểm với thơ nô Ả Trần Đăng Khoa là "ngu xuẩn nhứt nhì, là tổng thống Mỹ".

Tại sao hầu hết các vụ kiện gian lận bầu cử bị tòa án các cấp từ chối, bác bỏ? Tại vì FBI, DOJ đã bị vô hiệu hóa bởi luật pháp Hoa Kỳ là không tiến hành điều tra các ứng viên tổng thống trước ngày bầu cử, quan trọng hơn là các cơ quan Hành pháp, Tư pháp Hoa Kỳ đã bị đảng Dân chủ, các tài phiệt mang tư tưởng chủ nghĩa xã hội q.uái thai và các thế lực bên ngoài đứng đầu là Tàu cộng mua chuộc, thao túng hàng thập kỷ qua.

Khi Giám đốc FBI, lãnh đạo DOJ tuyên bố chưa có bằng chứng gian lận bầu cử tràn lan thì tòa án các cấp sẽ lấy cớ đó để bác bỏ, từ chối các hồ sơ khởi kiện về gian lận bầu cử là hoàn toàn phù hợp với thực tế các thảm phán đã bị mua chuộc, thao túng. Việc Tối Cao Pháp Viện từ chối các đơn kiện của bà Sidney Powell, ông Lin Wood, tiểu bang Texas,... bởi vì họ cho rằng "Vụ kiện tụng lên Tòa án Tối cao chỉ là một CUỘC KIỂM PHIẾU LẠI, chứ không phải là một CUỘC KIỂM PHIẾU".

Với việc Tối Cao Pháp Viện đã né tránh trách nhiệm trong việc xem xét các hồ sơ khởi kiện gian lận bầu cử bằng quan điểm "Vụ kiện tụng lên Tòa án Tối cao chỉ là một CUỘC KIỂM PHIẾU LẠI, chớ không phải là một CUỘC KIỂM PHIẾU", tòa án các cấp đã đồng loạt từ chối hoặc bác bỏ các đơn kiện, chánh quyền lập pháp tại một số tiểu bang có tranh chấp đã thực hiện động tác giả để thỏa mãn yêu cầu của phía ủng hộ Tổng thống Trump bằng cách cũng tiến hành "CUỘC KIỂM PHIẾU LẠI" và cũng không có thay đổi gì đến kết quả chiến thắng của Joe Biden trước đó.

Theo ngôn ngữ chánh trị, giữa nhóm chữ CUỘC KIỂM PHIẾU LẠI với nhóm chữ CUỘC KIỂM PHIẾU chỉ khác nhau chữ LẠI nhưng về ý nghĩa thì khác nhau một trời một vực. Cuộc bầu cử tranh chấp năm 2000 giữa Bush với Gore chỉ là cuộc kiện tụng với mục đích KIỂM PHIẾU LẠI, nhưng hồ sơ khởi kiện của Tổng thống Trump năm 2020 này không phải để KIỂM PHIẾU LẠI mà là để KIỂM PHIẾU. Tức là KIỂM PHIẾU để loại bỏ tất cả các phiếu bầu không hợp lệ do hành vi gian lận gây ra dựa trên những vi phạm Hiến pháp từ các tiểu bang khi tiến hành sửa đổi Luật bầu cử bằng cách khuyến khích bầu cử qua thơ, kéo dài thời gian tiếp nhận phiếu bầu cử qua thơ với lý do bảo đảm an toàn cho cử tri trước đại dịch cúm Tàu cộng.

Nhưng Tối Cao Pháp Viện và tòa án các cấp đã đánh tráo khái niệm với quan điểm "Vụ kiện tụng lên Tòa án Tối cao chỉ là một CUỘC KIỂM PHIẾU LẠI, chớ không phải là một CUỘC KIỂM PHIẾU". Với trò đánh tráo khái niệm này, họ đã thẳng thừng từ chối, bác bỏ các đơn kiện có nội dung kiện tụng gian lận bầu cử. Tuy nhiên, trò đánh tráo khái niệm của họ không có lý lẽ để bác bỏ đơn kiện mới nhứt từ chiến dịch pháp lý của Tổng thống Trump gởi lên Tối Cao Pháp Viện vào ngày 20/12 yêu cầu Tối cao Pháp Viện Hoa Kỳ can thiệp và lật lại một số quyết định mà Tòa án Tối cao Pennsylvania đưa ra liên quan đến cuộc bầu cử năm 2020 với lập luận tòa án đã vượt quá giới hạn của nó và rằng “kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ treo trong sự cân bằng".

Không như các kỳ bầu cử trước đây, với lý do tác động nặng nề của đại dịch cúm Tàu cộng nên quy trình bầu cử tại các tiểu bang đã bị sửa đổi, bổ sung, dẫn đến gian lận bầu cử tràn lan, dẫn đến phá vỡ cả thông lệ bầu cử như phá vỡ thời hạn tiếp nhận phiếu bầu cử qua thơ, phá vỡ thời hạn bến cảng an toàn,... và tất yếu sẽ phá vỡ sự đồng nhứt phiếu đại cử tri tại các tiểu bang, gây ra một cuộc tranh chấp kịch liệt vào ngày Sáu tháng Giêng trên Đồi Capitol vì lý do có hiện tượng "cử tri đoàn kép".

Lường trước mọi diễn biến sẽ xảy ra, Tối Cao Pháp Viện đã đá trái banh trách nhiệm về việc xác nhận Tổng thống đắc cử cho Quốc Hội được quyết định vào ngày Sáu tháng Giêng đồng thời họ cũng chơi bài "cuốn theo chiều gió" khi lên lịch sẽ xem xét đơn kiện mới nhứt từ chiến dịch pháp lý của Tổng thống Trump kiện Pennsylvania vào ngày 22/01, sau hai ngày tuyên thệ nhậm chức tổng thống. 

Tới bây giờ, không còn nghi ngờ gì nữa vào kịch bản để giải quyết kết quả bầu cử tổng thống năm nay bằng cái Đạo luật đã 133 năm tuổi, đó là Đạo luật về số phiếu bầu cử năm 1887, một Đạo luật được ban hành để giải quyết tình huống "Cử tri đoàn kép" đã xảy ra vào năm 1876 trong cuộc tranh cử tổng thống giữa ứng viên Cộng Hòa Rutherford B. Hayes với ứng viên Dân chủ Democrat Samuel J. Tilden.

Đạo luật về số phiếu bầu cử năm 1887 ra đời nhằm giảm thiểu sự can dự của Quốc hội vào các tranh chấp bầu cử, thay vào đó đặt trách nhiệm chính là giải quyết các tranh chấp cho các tiểu bang. Đạo luật quy định các thủ tục và thời hạn để các tiểu bang tuân theo trong việc giải quyết tranh chấp, xác nhận kết quả và gởi kết quả tới Quốc hội. 

Nếu một tiểu bang tuân theo các tiêu chuẩn "bến cảng an toàn" trong Đạo luật này và Thống đốc của tiểu bang nộp đúng một bộ phiếu đại cử tri, thì Đạo luật tuyên bố rằng quyết định "cuối cùng" "sẽ được áp dụng". Do đó, Đạo luật cho phép Quốc hội chỉ giải quyết một loại tranh chấp hẹp, chẳng hạn như nếu một thống đốc đã chứng nhận hai nhóm đại cử tri khác nhau hoặc nếu một tiểu bang không chứng nhận kết quả của mình theo thủ tục của Đạo luật. Quốc hội cũng có thể từ chối các phiếu bầu theo Đạo luật vì những khiếm khuyết cụ thể khác, chẳng hạn như sai sót của bộ trưởng ngoại giao tiểu bang, nếu một đại cử tri hoặc ứng cử viên không đủ điều kiện cho chức vụ hoặc nếu các phiếu bầu của cử tri đoàn không được "thường xuyên",...

Theo Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội thì Đạo luật số cử tri năm 1887 được giải thích trong trường hợp có phản đối các phiếu đại cử tri là:

1. Những phản đối tại cuộc họp ngày Sáu tháng Giêng về các đại cử tri sẽ được giải quyết bằng quy trình được thiết lập bởi Đạo luật về số cử tri năm 1887.

2. Sự phản đối đối với lợi nhuận của từng tiểu bang phải được ít nhứt một thành viên của Thượng viện và Hạ viện đưa ra bằng văn bản. Nếu một phản đối đáp ứng các yêu cầu này, phiên họp chung kết thúc và hai viện tách ra và tranh luận về câu hỏi trong các phòng tương ứng của họ trong tối đa hai giờ.

2. Hai viện sau đó bỏ phiếu riêng để chấp nhận hoặc bác bỏ ý kiến ​​phản đối. Sau đó, họ tập hợp lại trong phiên họp chung và thông báo kết quả của các phiếu bầu tương ứng của họ. Phản đối cuộc bỏ phiếu đại cử tri của tiểu bang phải được cả hai viện chấp thuận để loại trừ mọi lá phiếu tranh chấp. 

Hiện nay đã có nhiều Dân biểu và Thượng nghị sĩ Cộng Hòa tuyên bố sẽ thách thức Quốc Hội về các phiếu đại cử tri vào ngày Sáu tháng Giêng. Điều này tất yếu sẽ dẫn tới tình huống thực tế là có hai hoặc nhiều nhóm đại cử tri từ cùng một tiểu bang được đệ trình lên Quốc hội, như trường hợp của cuộc bầu cử tổng thống năm 1876. 

Tuy nhiên, do Đạo luật số cử tri năm 1887 được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tỉ như vai trò không rõ ràng của các Thống đốc tiểu bang và các quan chức tiểu bang khác với tư cách là "người xác nhận" và vai trò của Phó Tổng thống có thể đóng trong quá trình này.

Theo quy chế liên bang, vai trò của Phó Tổng thống là "giữ gìn trật tự" tại cuộc họp chung của Quốc Hội. Quyền hạn của Phó Tổng thống tại cuộc họp chung của Quốc Hội được Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội giải thích là “Quyền hạn này có thể được hiểu là bao gồm quyền quyết định các câu hỏi về trật tự, nhưng quy chế không rõ ràng về điểm này”. 

Trong các cuộc họp trước đây, Phó Tổng thống đã đưa ra phán quyết về các câu hỏi về cách thức tiến hành phiên họp tuân thủ các quy định của liên bang, vốn hạn chế các chuyển động và hầu như tất cả các cuộc tranh luận tại phiên họp chung. Phó tổng thống cũng được phép kêu gọi phản đối khi các phiếu đại cử tri được công bố và nêu kết quả của những phản đối đó sau khi Hạ viện và Thượng viện họp riêng để xem xét.

Nhưng một thực tế rõ ràng là vẫn có nhiều người hiểu khác nhau về Đạo luật số cử tri năm 1887 mà chủ yếu là vai trò của Phó Tổng thống tại cuộc họp chung của Quốc Hội diễn ra vào ngày Sáu tháng Giêng để giải quyết kết quả bầu cử tổng thống. Vì vậy, vào ngày 27/12/2020 vừa qua, Đại diện Louis Gohmert của Texas đã đệ đơn kiện lên Tòa án Quận Hoa Kỳ nhằm trao cho Phó Tổng thống Mike Pence toàn quyền tuyên bố nhóm đại cử tri nào sẽ được Quốc hội chấp nhận và trước đó, vào ngày 22/12/2020, Dự án Amistad của tổ chức phi đảng phái Thomas More Society cũng đã gởi đơn kiện lên Tòa án Quân Hoa Kỳ cho Quận Columbia có nội dung tương tự mà ông Mike Pence và Quốc Hội Hoa Kỳ là phía bị đơn.

Qua những diễn tiến trên cho thấy phía Tổng thống Trump đã đặt ra hai kịch bản để giành chiến thắng trước Joe Biden. Kịch bản thứ nhứt là phía Tòa án trả lời đơn kiện của Thomas More Society và Đại diện Louis Gohmert của Texas về việc trao cho Phó Tổng thống Mike Pence toàn quyền tuyên bố nhóm đại cử tri nào sẽ được Quốc hội chấp nhận, nếu Tòa án khẳng định ông Mike Pence có toàn quyền này thì chắc chắn 100% ông ta sẽ là Phó Tổng thống và Donald Trump sẽ là Tổng thống sẽ tuyên thệ vào ngày 20/01/2021.

Ngược lại, phía Tòa án khẳng định ông Mike Pence không có toàn quyền tuyên bố nhóm đại cử tri nào sẽ được Quốc hội chấp nhận vào ngày Sáu tháng Giêng mà quyền đó thuộc về trách nhiệm của các tiểu bang thì Tu chính án thứ XI sẽ được lấy ra làm quy trình xác nhận Tổng thống. 

Hiện nay, tại Quốc Hội Hoa Kỳ, Hạ Viện vẫn do đảng Dân chủ nắm đa số và Thượng viện vẫn do Đảng Cộng hòa giữ đa số nên Quốc Hội sẽ có 02 ý kiến trái chiều tại ngày Sáu tháng Giêng và nếu Tòa án không công nhận quyền hạn của Phó Tổng thống Mike Pence tại Quốc Hội trong cuộc kiểm phiếu đại cử tri ngày Sáu tháng Giêng thì cuối cùng dẫn đến con đường bầu chọn tổng thống bằng Tu chính án thứ XII.

Đảng Cộng hòa đang giữ được 26 tiểu bang còn đảng Dân chủ chỉ giữ được 22 tiểu bang, về mặt số học, khi tiến hành bầu chọn tổng thống bằng Tu chính án thứ XII thì Tổng thống Trump sẽ là người chiến thắng. Nhưng độc đáo hơn đó là những cú đánh không ngừng nghỉ từ phía những người ủng hộ và cả Tổng thống Trump khi liên tục chứng minh có gian lận bầu cử tràn lan, có nước ngoài can thiệp vào bầu cử Hoa Kỳ,... Những cú đánh chiến thuật này đã bị cho là hoang tưởng, cay cú vì vô vọng bởi tất cả đã bị Tòa án bác bỏ, bị FBI,  DOJ phản bác. Tuy nhiên, không vì vậy mà những bằng chứng kia mất đi tác dụng tại Quốc Hội vào ngày Sáu tháng Giêng cũng như tại các tiểu bang khi họ đi tới Tu chính án thứ XII để bầu chọn tổng thống.

Tòa án các cấp, FBI, DOJ đã bị vô hiệu hóa, bất lực trước gian lận bầu cử tràn lan nhưng các Dân biểu, Thượng nghị sĩ Cộng Hòa kể cả một số người liêm chính bên đảng Dân chủ họ sẽ không bị bịt mắt, bịt tai khi được nhìn, được nghe các bằng chứng gian lận bầu cử được các Dân biểu, Thượng nghị sĩ Cộng Hòa đưa ra trước Quốc Hội vào ngày Sáu tháng Giêng và sau đó tại các vòng họp riêng ở mỗi phòng, mỗi tiểu bang.

Sẽ không là hoang tưởng hoặc bị cho là giả mạo trước những tin tức cho rằng Tổng thống Trump sẽ ban bố Thiết quân luật và nhiều người khuyên Tổng thống nên làm điều đó. Thật ra những tin này có giá trị riêng của nó mà đặc biệt là nó sẽ tác động tới các Dân biểu, Thượng nghị sĩ vào ngày Sáu tháng Giêng khi hàng triệu người dân Hoa Kỳ đang bao quanh Đồi Capitol. Thiết quân luật chỉ là đòn gió nhưng kích hoạt Đạo luật Phục sinh sẽ có nếu chiến thắng ảo của Joe Biden bị biến thành thất bại thiệt vào ngày Sáu tháng Giêng.

Trước các bằng chứng gian lận được trình chiếu trên Đồi Capitol vào ngày Sáu tháng Giêng, trước làn sóng phản đối kết quả kiểm phiếu đại cử tri vào ngày này, trước những đòn gió về việc có thể kích hoạt Đạo luật Phục sinh, trước hành động của Ngũ Giác Đài về việc ngăn không cho đội ngũ của Joe Biden tiếp cận,... sẽ là làm cho những Dân biểu, Thượng nghị sĩ có tư tưởng cổ súy gian lận bầu cử,ủng hộ kẻ ăn cắp cuộc bầu cử là Joe Biden sẽ cảm thấy hoang mang, lo lắng để sau đó bừng tỉnh, quay đầu là bờ. Họ nhận thức được rằng nếu họ vẫn tiếp tục ủng hộ cho Joe Biden thì họ sẽ trở thành kẻ đồng lõa với tội chống lại nhân dân Hoa Kỳ.

Trước những bằng chứng gian lận rõ ràng, trước đòn gió nhưng có thật là kích hoạt Đạo luật Phục sinh, trước tội danh ủng hộ cho Joe Biden là đồng lõa với tội danh phản quốc, các Dân biểu, Thượng nghị sĩ sẽ tự cách ly với Joe Biden để ủng hộ cho sự thật, ủng hộ cho minh bạch bầu cử,... và Joe Biden sẽ rơi vào cửa tử. 

Cuộc bầu cử năm nay có quá nhiều bất thường nhưng tất cả đều sẽ được giải quyết một cách tốt đẹp với chiến thắng không giành cho gian tà mà các bậc tiền nhơn lập nên Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ đã lường trước để hậu thế thực hiện lúc nguy cấp. Dù Tổng thống Trump có bị lọt sàng khi Phó Tổng thống Mike Pence không được trao toàn quyền quyết định tại Quốc Hội vào ngày Sáu tháng Giêng thì ông ta cũng chễm chệ ngồi trên cái nia nguyệt quế khi Tu chính án thứ XII được sử dụng./.

Tran Hung.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

CÁCH VIỆT CỘNG HÚT NỘI LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA VÀ CÁCH PHỤC QUỐC CỦA NGƯỜI DO THÁI MÀ CHÚNG TA CẦN HỌC HỎI VÀ THỰC HÀNH

CHÂN TƯỚNG TÊN VIỆT CỘNG NẰM VÙNG CHIẾN LƯỢC TẠI ĐẦU NÃO CHỐNG CỘNG WESTMINSTER ĐÃ LỘ RÕ QUA TÊN KINH TÀI HOA NAM Phạm Nhật Vượng