TRỪNG PHẠT & NỚI LỎNG ZTE CỦA TRUNG QUỐC LÀ THÔNG ĐIỆP "CHỚ DẠI CHỐNG LẠI QUYỀN LỰC MỀM CỦA MỸ".
TRỪNG PHẠT & NỚI LỎNG ZTE CỦA TRUNG QUỐC LÀ THÔNG ĐIỆP "CHỚ DẠI CHỐNG LẠI QUYỀN LỰC MỀM CỦA MỸ".
Mỹ áp lệnh trừng phạt kéo dài 7 năm từ tháng 3/2017 lên Công ty ZTE - Công ty của Trung quốc, một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, bán hơn 45 triệu điện thoại vào năm 2017 hoàn toàn không liên can đến xung đột thương mại Mỹ-Trung như một số thông tin của báo lề đảng đưa tin.
Lý do Mỹ trừng phạt ZTE là do Phòng An ninh và Công nghiệp, thuộc Bộ Thương mại Mỹ phát hiện ra ZTE đã lén lút cung cấp thiết bị cho Iran, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào quốc gia Hồi giáo sở hữu vũ khí hạt nhân và chứa chấp, tài trợ cho khủng bố. Tháng 3/2017, một lệnh trừng phạt mạnh mẽ từ Bộ thương mại Mỹ đã áp lên ZTE, đó là khoản tiền phạt 1,19 tỷ USD cùng với việc phải sa thải, kỷ luật các nhân viên cao cấp. Tuy nhiên, ZTE đã cố tình phớt lờ lệnh trừng phạt của Mỹ khi chỉ sa thải bốn nhân viên và còn trả đầy đủ các khoản thưởng cho các nhân viên cấp cao. Vì vậy, một lệnh trừng phạt mạnh mẽ đã được Mỹ áp lên ZTE đó là "lệnh cấm kéo dài 7 năm, không được sử dụng công nghệ của các công ty Mỹ".
Sau khi lệnh cấm được Mỹ ban hành, ZTE hầu như bị tê liệt vì không thể tiếp cận 25-30% các thiết bị điện tử và phần mềm quan trọng vốn được cung cấp bởi các công ty như Qualcomm, Intel và Microsoft. ZTE đã không thể sản xuất ra sản phẩm, hàng loạt công nhân mất việc làm vì ZTE có đến 50.000 lao động trên toàn cầu. Trước thực trạng bi đát trên, ZTE đã phải nhờ đến Tập Cận Bình xuống nước với Trump để cứu nguy tình hình. Đó chính là lý do mà Trump đã đăng trên twitter "President Xi of China, and I, are working together to give massive Chinese phone company, ZTE, a way to get back into business, fast. Too many jobs in China lost. Commerce Department has been instructed to get it done!". Tạm dịch "chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc và tôi đang làm việc cùng nhau để cung cấp cho công ty điện thoại lớn của Trung Quốc ZTE cách để trở lại kinh doanh nhanh chóng. Quá nhiều việc làm ở Trung Quốc bị mất. Bộ Thương mại đã được hướng dẫn để hoàn thành nó!".
ZTE đã thấm đòn của Mỹ, điều này cho thấy "nước Mỹ vẫn là số một" với quyền lực mềm là "lệnh trừng phạt". Tuy nhiên, tính nhân đạo luôn được Mỹ đặt lên hàng đầu, quyền lợi quốc gia luôn được chính phủ Mỹ thời Donald Trump đặt lên trên hết như câu nói của cựu thủ tướng Anh Winston Churchill "Thế giới này không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn". Vì vậy, Mỹ sẽ nới lỏng lệnh trừng phạt ZTE với điều kiện ZTE phải cam kết đầy đủ và nghiêm túc thực hiện các yêu cầu mới của Bộ Thương mại Mỹ. Lý do Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt ZTE không phải vì Mỹ sợ làm căng thẳng thêm trong xung đột thương mại với Trung quốc vì trừng phạt ZTE không liên can đến thâm hụt thương mại Mỹ - Trung. Nới lỏng trừng phạt ZTE cũng không vì tầm quan trọng của nó với nước Mỹ do nó là nhà sản xuất lớn thứ tư ở Mỹ có hợp đồng với tất cả bốn nhà mạng lớn. Nới lỏng ở đây phải được hiểu là ZTE phải chân thành, nghiêm túc thực hiện bản yêu cầu mới do Bộ Thương mại Mỹ đưa ra để thay thế lệnh trừng phạt đã ban hành trước đó đã làm tê liệt ZTE. Đồng thời Trump không nỡ nhìn 50.000 lao động vô tội trên toàn cầu phải thất nghiệp vì sự áp đặt, can thiệp sâu vào doanh nghiệp của đảng cộng sản Trung quốc vì "mục đích chính trị".
Qua việc "áp đặt và nới lỏng" lệnh trừng phạt ZTE, Mỹ muốn gửi đến các quốc gia trên toàn cầu thông điệp "CHỚ DẠI CHỐNG LẠI QUYỀN LỰC MỀM CỦA MỸ" chớ vì lợi ích, vì mục đích chính trị mà lén lút làm ăn với các nước đang bị Mỹ trừng phạt như Iran, Bắc Hàn, Syria, Venezeula, Cu Ba... Hãy lấy ZTE để làm tấm gương mà định liệu. /.
Tran Hung.
Nhận xét