QUA VỤ ÁN DÂM Ô CỦA ĐẢNG VIÊN NGUYỄN KHẮC THỦY CHO THẤY "KHI HÀNH PHÁP LÀ NHỮNG CON BÒ THÌ LUẬT PHÁP CHỈ LÀ TỜ GIẤY LỘN".
QUA VỤ ÁN DÂM Ô CỦA ĐẢNG VIÊN NGUYỄN KHẮC THỦY CHO THẤY "KHI HÀNH PHÁP LÀ NHỮNG CON BÒ THÌ LUẬT PHÁP CHỈ LÀ TỜ GIẤY LỘN VÀ NGƯỢC LẠI".
Dư luận vẫn chưa hết bất bình về bản án phúc thẩm của đảng viên dâm ô Nguyễn Khắc Thủy thì giờ lại sốc trước lý giải, phân trần của thẩm phán Huỳnh Ngọc Thiện, chủ tọa phiên tòa phúc thẩm trên.
Trước hàng loạt câu hỏi của công luận, tên thẩm phán đầu bò đã trơ trẽn lý giải, biện hộ nhưng có một dòng biện hộ "ngu hết phần của thiên hạ" mà tên thẩm phán đầu bò này đưa ra đó là:
1. Sở dĩ không đủ chứng cứ kết tội bị cáo Thủy dâm ô đối với bé gái thứ 2 theo tên thẩm phán đầu bò này ngoài "Bị hại khai tiền hậu bất nhất, lúc khai đang quỳ trên tấm nệm, bưng tô cơm ăn thì bị Thủy níu tay, chân và có hành vi sờ vùng nhạy cảm và lúc khai đang đứng. Bé làm chứng khai đứng cách 10-15 m, không thể thấy bị cáo thò tay qua cửa sổ, sờ bộ phận sinh dục bạn mình". Thời điểm xảy ra sự việc, bé đã 11 tuổi, phát triển bình thường và học rất giỏi. "Cháu ở độ tuổi như thế, rõ ràng có nhận thức rất rõ về giới tính, cũng như cơ thể của mình". Nếu cháu thực sự bị xâm hại thì chắc chắn sẽ phản ứng tức thời và chống trả hoặc kêu cứu và bị phát hiện ngay lập tức, khó có việc xâm hại diễn ra trong 10-15 phút như nhân chứng khai được"...
2. Ở đây phải hiểu rằng, cùng một bị hại, hôm nay bị cáo thực hiện hành vi phạm tội, hôm sau phạm tội lần nữa nên mới vận dụng điểm phạm tội nhiều lần...
Và từ những lập luận cơ bản trên cùng với một loạt viện dẫn vô lý khác đã tạo cơ sở cho tên thẩm phán đầu bò chà đạp lên pháp luật, xem thường cả công luận để phán quyết "sửa một phần án sơ thẩm, giảm án cho bị cáo Thủy từ 3 năm tù xuống còn 18 tháng tù treo".
Là một người dân bình thường, không am hiểu sâu về Bộ luật tố tụng dân sự nhưng khi đọc vào những viện dẫn trên của tên thẩm phán đầu bò, ai cũng có đủ khả năng phản bác lại bằng cách đặt ngược những câu hỏi tương tự thế này:
1. Với độ tuổi của bé bị hại và bé làm chứng, sau khi chứng kiến và trực tiếp bị dâm ô Nguyễn Khắc Thủy xâm hại tình dục, các cháu sẽ bị sang chấn tâm lý nghiêm trọng, vì vậy việc đòi hỏi các cháu phải có trạng thái tâm lý tốt nhất để khai "trước sau như một" là một sự đòi hỏi hết sức vô lý, phi đạo lý, phi khoa học. Ở đây cũng cần lưu ý rằng ở độ tuổi của các cháu pháp luật đã quy định phải có người giám hộ cho lời khai của mình vì các cháu chưa trưởng thành.
Bên cạnh việc trọng chứng, trọng cung... ra thì việc tố tụng cũng cần tham chiếu những kinh nghiệm được đúc kết trong dân gian để làm sáng tỏ vấn đề mà ở đâu câu nói kinh nghiệm "ra đường hỏi người già, về nhà hỏi con nít" thiết nghĩ cần phải cập nhật để làm cơ sở suy luận.
2. Thẩm phán đầu bò Huỳnh Ngọc Thiện định nghĩa về hành vi phạm tội nhiều lần khi và chỉ khi "cùng một bị hại, hôm nay bị cáo thực hiện hành vi phạm tội, hôm sau phạm tội lần nữa". Điều này không sai nhưng ở đây tên thẩm phán đầu bò đã đánh lận con đen giữa việc bác bỏ và đánh tráo hành vi "phạm tội nhiều lần trên cùng một nạn nhân" với "phạm tội với nhiều người có cùng một hành vi". Sẽ không cần tranh biện với tên thẩm phán đầu bò này cho mệt, chỉ hỏi nó một câu thế này "nếu vợ của thẩm phán Huỳnh Ngọc Thiện đi ăn nằm với một phi công trẻ nhiều lần với việc vợ của thẩm phán Thiện ăn nằm với nhiều phi công trẻ" thì tội nào nặng hơn, đau hơn?
Chắc chắn ai cũng hiểu "phạm tội nhiều lần với một người" sẽ không nguy hiểm bằng "phạm cùng một tội với nhiều người". Vì vậy việc thẩm phán đầu bò Huỳnh Ngọc Thiện lý giải "quy kết bị cáo Thủy phạm tội với hai trẻ em, xử ông ấy là đúng nhưng tòa sơ thẩm vận dụng thêm tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần là không đúng" mới đích thị là biểu hiện "tiền hậu bất nhất" đã diễn ra ngay trong chính con người của hắn.
Cũng cần nói lại rằng việc luật pháp cộng sản có những quy định cho phép áp dụng tình tiết giảm nhẹ đối với đảng viên đã tạo điều kiện gia tăng tội phạm cho xã hội bởi nguyên lý "thượng bất chánh hạ tất loạn". Bởi ngay trong Điều 4 của Hiến pháp đã khẳng định vai trò "lãnh đạo toàn diện của đảng cộng sản", tức đảng là thượng tầng của xã hội, là tập hợp những con người đầy đủ phẩm chất đạo đức, am hiểu tường tận luật pháp, thấm nhuần tư tưởng cách mạng, đạo đức hcm, luôn gương mẫu đi đầu. Vậy thì tại sao những kẻ am hiểu luật pháp là các đảng viên khi xét xử thì lại ưu tiên trong khi cái nguyên lý ngàn năm bất biến là "kẻ biết về luật mà vẫn phạm luật là KẺ CỐ TÌNH, phải xử thật nặng với TỘI CỐ Ý để pháp luật được THƯỢNG TÔN. Người không biết luật mà phạm luật là chỉ VÔ TÌNH, sẽ được ân hưởng những tình tiết giảm nhẹ bởi nguyên tắc KHÔNG BIẾT LÀ KHÔNG CÓ TỘI"./.
Tran Hung.
Nhận xét