VIỆT NAM SẼ "VỠ NỢ".

VIỆT NAM SẼ "VỠ NỢ".

Việt Nam "vỡ nợ", đó là điều tất yếu xảy ra dù nhà cầm quyền cộng sản luôn cố "che đậy, đánh bóng" để thực thi chính sách "an dân".

Trước tiên, chúng ta ôn lại về khái niệm "nợ công". Nợ công hay còn gọi là "Nợ chính phủ, Nợ quốc gia", nó là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó. Thường thì nợ công được so với tỷ lệ % của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để xác định quy mô.

Theo báo cáo của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thì nợ công năm 2016 là 2,868 triệu tỷ đồng bằng 63,7% GDP; năm 2017 là 3,1 triệu tỷ đồng bằng 62,6% GDP. Nợ công của năm sau luôn cao hơn năm trước và chưa có dấu hiệu dừng lại. Bội chi ngân sách tăng mạnh, tức thu thì ít mà chi thì nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc "nợ không mòn, con lại lớn". Sở dĩ cục nợ công của Việt Nam tăng mạnh là vì bộ máy cồng kềnh nhưng không hiệu quả, các tổ chức đoàn thể là những "cánh tay nối dài của đảng" rất nhiều, lực lượng này ngốn hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm nhưng không làm ra của cải, vật chất cho xã hội. Tác nhân khác gây ra nợ công là nạn quan liêu, tham nhũng. Bởi các dòng vốn vay mượn để đầu tư vào hạ tầng xã hội như cầu, đường, các dự án sản xuất...đã bị xà xẻo, rút ruột dẫn đến không phát huy hiệu quả, đắp chiếu, xuống câp trước niên hạn sử dụng...Bất kỳ mô hình kinh tế nào, một khi đang mắc nợ mà hàng năm thu không đủ chi thì tất yếu sẽ đổ nợ, vấn đề là nhanh hay chậm phụ thuộc vào "ngưỡng nợ".

Thông thường, "quỹ đạo nợ" phản ánh sự ổn định của nền kinh tế, một quốc gia có mức nợ công tăng dần sẽ chịu đựng mức tăng trưởng chậm dần vì́ nợ công tăng dần thì thâm hụt ngân sách tăng khiến nền kinh tế dễ mất ổn định hơn. Ngưỡng nợ công phổ biến là mức 60% GDP, nhưng đối với các nước đang phát triển, các quốc gia mới nổi lên trong đó có Việt Nam thì 40% GDP là tỷ lệ an toàn được đề xuất và tỷ lệ này không nên bị phá vỡ trong dài hạn. Thực tế ở Việt Nam, mức nợ công đã vượt con số 62% GDP, tức về mặt lý thuyết thì đã rơi vào quỹ đạo "đổ nợ". Tuy nhiên trong vài năm gần đây vẫn còn gắng gượng vì các khoản vay chưa tới hạn trả gốc và lãi. Đa phần các khoản vay hiện nay sẽ bùng nổ áp lực trả gốc và lãi bắt đầu từ năm 2018 đến 2020.

Với cái đà này thì việc Việt Nam đổ nợ trong ngắn hạn là khó tránh khỏi. Khi quốc gia vỡ nợ sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn, người tiết kiệm và nhà đầu tư trong nước sẽ ồ ạt rút tiền khỏi các tài khoản ngân hàng và chuyển ra nước ngoài để tránh mất giá đồng nội tệ. Tồi tệ hơn là phản ứng của thị trường vốn quốc tế. Lợi suất trái phiếu sẽ tăng mạnh hoặc thậm chí quốc gia đó bị mất khả năng huy động vốn. Các tổ chức xếp hạng tín dụng cũng cảnh báo về việc đầu tư vào quốc gia này. Khi Việt Nam vỡ nợ, sản xuất sẽ đình trệ, hàng hóa xuất khẩu sẽ giảm đi và nhập khẩu sẽ tăng lên để phục vụ tiêu dùng, lúc này một sự "thất thu lớn" xuất hiện vì hiện nay nhiều dòng thuế nhập khẩu đã bị đưa về mức 0% bởi các hiệp định thương mại có hiệu lực mặt dù hàng hóa của Việt Nam xuất đi các nước cũng được hưởng thuế suất ưu đãi nhưng lấy hàng đâu mà xuất để thu ngoại tệ...

Nếu không tin vào khả năng Việt Nam sẽ "vỡ nợ" thì hãy chờ xem tỷ giá USD/VNĐ sẽ gia tăng khoảng cách, chứng khoán lao dốc,các ngân hàng thương mại thi nhau tăng lãi suất huy động, hiện tượng hàng loạt đại gia nước ngoài rút vốn khỏi Việt Nam, hàng loạt đại gia Việt cũng tranh thủ bán tháo tài sản để chuyển ra nước ngoài. Đặc biệt, BIDV đã phải ra nghị quyết đóng cửa công ty tài chính BIDVI tại Hồng Kông là một công ty con do BIDV sở hữu 100% đã được cấp phep hoạt động từ ngày 17/4/2008...Tất cả những sự kiện này đồng loạt diễn ra vì các nhà đầu tư đã nhận ra tương lai của Việt Nam sẽ nối gót Venezuela đang cận kề./.
Tran Hung.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

NGUYỄN CHÍ DŨNG, TÊN VIỆT GIAN PHÁ TAN NƯỚC VIỆT.

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH