TẬP MUỐN HẠ MÌNH, TRUMP CÓ BỎ QUA ?

TẬP MUỐN HẠ MÌNH, TRUMP CÓ BỎ QUA ? Trước khi chờ đợi Trump sẽ nói những gì trong Thông điệp Liên bang, xin trở lại chủ đề thương mại Mỹ - Trung để hình dung viễn cảnh sụp đổ nền kinh tế của Trung cộng kéo theo sụp đổ hoàn toàn hệ thống cnxh quái thai với thể chế chính trị "độc tài toàn trị" của đảng cộng sản. Sau khi Trump khai chiến thuế quan, giữa Mỹ với Trung cộng đã diễn ra 08 vòng đàm phán, 01 lần ân hạn nhưng đến giờ phút này dấu hiệu hòa bình trên chiến trường thương mại vẫn chưa ló dạng dù phía Trung cộng đã không ít lần nhượng bộ để đáp ứng vài phần yêu sách của Trump. Cuối cùng thì Tập Cận Bình buộc phải "xuất chinh", gởi quốc thư xin được hội kiến với Donald Trump. Thế giới đang hồi hộp chờ đợi với câu hỏi "liệu sau cuộc gặp Trump - Tập, Mỹ có ngừng áp thuế lên hàng hóa của Trung cộng hay không" ? Mấu chốt dẫn đến việc Trump áp thuế lên hàng hóa của Trung cộng chính là thâm hụt thương mại Mỹ - Trung, cốt lõi dẫn đến thâm hụt thương mại Mỹ - Trung là thương mại bất bình đẳng, nguyên nhân gây ra thương mại bất bình đẳng là sự khác biệt căn bản về cấu trúc của mô hình kinh tế, tức Mỹ là kinh tế tư bản tư nhân còn Trung cộng là kinh tế tư bản nhà nước với khái niệm kinh tế thị trường định hướng xhcn, nền kinh tế vận hành dưới sự bảo hộ của nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của đảng cộng sản. Như vậy, khi ta dùng phép truy hồi để biện giải cho câu hỏi liệu Trump có ngừng tay trên chiến trường thương mại hay không thì ta sẽ có câu trả lời là "khi và chỉ khi" Trung cộng phải tự phế bỏ mô hình kinh tế thị trường định hướng xhcn thì mới chấm dứt chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, điều này đồng nghĩa với việc Trung cộng phải cải cách, thay đổi thể chế để phù hợp với luật chơi của kinh tế thị trường, tức Tập Cận Bình và bộ chính trị Trung cộng phải dẹp bỏ vai trò lãnh đạo toàn diện xã hội của đảng cộng sản và khi đảng cộng sản phế bỏ vai trò "độc tài toàn trị" của nó thì quyết tâm "xóa sổ cnxh quái thai" của Donald Trump đã viên mãn mà không cần tốn một hòn tên, mũi đạn, hy sinh nhân mạng để xóa sổ nó. Với người cộng sản, đam mê quyền lực là không giới hạn, một khi họ đã trèo được lên lưng của con quyền lực thì họ bám cho đến chết, họ chẳng có văn hóa từ chức, họ quyết tâm còn đảng còn mình, họ tuyên bố nếu bỏ đi vai trò lãnh đạo toàn diện xã hội của đảng cộng sản thì có khác gì bắt họ "tự sát". Vì vậy nếu ông Trump kỳ vọng vào việc Trung cộng sẽ tự phế bỏ cấu trúc kinh tế tư bản nhà nước thì có khác gì việc Trump đi tìm lá Diêu Bông để tặng cho bà Melania Trump, không bao giờ có. Với thực tế đó, ta thấy rằng dù năm lần bảy lượt Trump yêu cầu Trung cộng hãy giảm thâm hụt thương mại, hãy mở cửa thị trường, hãy mua lượng hàng Mỹ tương đương giá trị với lượng hàng Trung cộng xuất bán cho Mỹ nhưng đến nay chẳng có biến chuyển gì ngoài những lời chót lưỡi đầu môi, hứa lấy được của Trung cộng. Để rồi đàm phán vẫn cứ đàm phán, đánh thuế vẫn đánh thuế mà nguyên nhân đều xuất phát từ cả hai phía, phía Tập thì cố giữ sự lãnh đạo toàn diện của đảng cộng sản theo Hiến pháp, phía Trump thì quyết đánh nát bàn tay lông lá của đảng cộng sản, không cho nó thọc sâu vào thương mại phá hỏng luật chơi của WTO và của nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Một điều rất dễ thấy đó là trước yêu sách của Trump về việc cắt giảm thâm hut mậu dịch, phía Trung cộng đã tỏ rõ thiện chí là sẽ tăng mua hàng Mỹ như mua thêm nông sản, xe ô tô,... của Mỹ nhưng căng thẳng vẫn ngày một gia tăng trên chiến trường thương mại, Trump vẫn không có ý định ngừng đánh thuế lên hàng hóa của Trung cộng nhập vào thị trường Mỹ. Mâu thuẫn này không phải do Trung cộng hứa suông cũng không phải do Trump nuốt lời mà mấu chốt vẫn từ khái niệm "kinh tế thị trường định hướng xhcn" mà ra. Hẳn chúng ta còn nhớ vào đầu năm 2018, Đại diện Thương mại Mỹ là ông Robert Lighthizer đã tuyên bố sẽ củng cố tính minh bạch của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO. Cũng trong thời điểm này phía Mỹ đã cáo buộc Việt Nam đã không chịu xác định trung thực các doanh nghiệp gồm "Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam); Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil); Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex); Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (Vinapco/SKYPEC); Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood I và Vinafood II); Công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn (SJC); Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin)" là các doanh nghiệp thương mại nhà nước theo định danh của WTO. Tương tự như Việt Nam, trước đó Mỹ cũng đã định danh các công ty Trung cộng mà họ nghi là cạnh tranh không công bằng vì những mối liên hệ với chính phủ. Tới đây đã rõ là tại sao phía Trung cộng đã tỏ ra "thiện chí" khi cam kết mở cửa thị trường, tăng mua hàng Mỹ nhưng xung đột thương mại Mỹ - Trung không được Mỹ hạ nhiệt dù 02 bên tích cực đàm phán, để cuối cùng Tập Cận Bình phải gửi quốc thư mong được gặp trực tiếp tổng thống Trump. Bởi lý do sâu xa vẫn là sự can thiệp sâu rộng vào nền kinh tế của đảng cộng sản với trọng tâm là khái niệm "kinh tế thị trường định hướng xhcn". Mặc dù Trung cộng thực lòng tăng mua hàng Mỹ để thỏa kỳ vọng của tổng thống Trump và phía Mỹ sẵn lòng xuất bán cho Trung cộng nhưng doanh nghiệp nào của Trung cộng được phép mua mới là điều quan trọng. Những ai đã kinh qua các dự án có vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ rõ tại sao các doanh nghiệp nhà nước không được phép tham gia đấu thầu tại các dự án này, bởi vì khung thể chế pháp lý của họ không có chỗ cho doanh nghiệp nhà nước chen vô giành phần với doanh nghiệp tư nhân mà trọng tâm là tính minh bạch, cạnh tranh công bằng, lành mạnh không hề có tại các doanh nghiệp của nhà nước vì có sự chống lưng của chính phủ. Với Trung cộng cũng vậy, mặc dù họ hứa sẽ tăng mua hàng Mỹ để giảm thâm hụt thương mại nhưng Mỹ sẽ không cho phép các doanh nghiệp nhà nước tham gia mua và cũng không bán cho các doanh nghiệp tư nhân của Trung cộng cầm tiền do chính phủ bơm vào tay để mua hàng Mỹ. Chỉ có doanh nghiệp tư nhân thuần túy của Trung cộng mới mua được hàng Mỹ về bán lại cho dân xài, các doanh nghiệp nhà nước của Trung cộng muốn mua được hàng Mỹ thì trước tiên phải khai báo và thỏa mãn các chuẩn mực của WTO và của Mỹ, tức phải tiến hành cổ phần hóa mạnh mẽ theo quy định của WTO nhưng điều này với Trung cộng là bất khả thi vì thứ nhứt là không đủ thời gian, thứ nhì là sẽ "tự sát" bởi khi cổ phần hóa thì các tiêu chí kèm theo như phải có công đoàn độc lập đúng nghĩa, phải có luật biểu tình, đình công, tự do ngôn luận,... mà những tiêu chí này là "thuốc độc" đối với thể chế độc tài toàn trị. Trên hết, một khi đã tư nhân hóa hoàn toàn các doanh nghiệp nhà nước, đảng cộng sản đã mất đi vai trò lãnh đạo toàn diện, Hiến pháp bị thay đổi, cấu trúc của mô hình kinh tế thị trường định hướng xhcn bị phế bỏ. Điều này Tập Cận Bình không thể làm được mà khi Tập không làm được thì Trump sẽ phật lòng. Như vậy có thể nhận ra thế khó của Tập khi không thể phá hủy cấu trúc kinh tế tư bản nhà nước, cắt đuôi "định hướng xhcn" trong khái niệm "kinh tế thị trường định hướng xhcn". Vì vậy Tập phải thân chinh gặp Trump để trình bày và xin thêm thời gian trong lần gặp Trump sắp tới. Trump sẽ cho Tập thời gian, sẽ bắt Tập phải báo cáo định kỳ cho Trump và trong thời gian chờ Tập cấu trúc lại mô hình kinh tế thì thuế vẫn được Trump duy trì, gia tăng để gây sức ép buộc Tập thực thi như đã duy trì lịnh trừng phạt lên Bắc Hàn buộc Kim Jong Un phải giã từ vũ khí./. Tran Hung.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH

KHOÁC ÁO THẦY CHÙA ĐỂ CHẠY ÁN, MỘT LOẠI GIÁN ĐIỆP CỦA VIỆT CỘNG VÀ CÁCH GIỮ THỂ DIỆN CHO ĐẢNG VIỆT GIAN CỘNG SẢN