HIỂU ĐÚNG TINH THẦN HIỆP ĐỊNH PARIS 1973


HIỂU ĐÚNG TINH THẦN HIỆP ĐỊNH PARIS 1973 Nhân việc Mỹ - Bắc Hàn đang xúc tiến các hội nghị song phương nhằm tiến tới xác lập nền hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, dỡ bỏ Hiệp định ngừng bắn ký kết năm 1953. Bằng sự hiểu biết có hạn xin được phép mở chuyên đề "Hiểu đúng về Hiệp định Paris 1973". Vì hiểu biết của hậu bối có hạn, kính mong quý bạn hữu tham gia đóng góp trên tinh thần xây dựng để nhằm mục đích hoàn thiện, mang đến cho mọi người một cái nhìn đúng về Hiệp ước Hòa bình này mà bấy lâu nay đã bị Việt cộng bóp méo, bịa đặt. Hiệp định Paris 1973 còn có cách gọi khác là Hiệp định Ba Lê là một Hiệp định ngừng bắn được ký kết vào ngày 27/01/1973 trên cơ sở kế thừa Hiệp định Geneva 1954. Vì mang tính kế thừa nên trước khi đi vào tìm hiểu Hiệp định Ba Lê, chúng ta nên trở về bối cảnh ra đời của Hiệp định Geneva. Sau khi nhà Tây Sơn suy tàn, Vua Gia Long đã thống nhứt đất nước, thành lập triều Nguyễn vào năm 1802. Dưới thời Gia Long (1802-1819), triều đình Trung ương trực tiếp quản lý 04 Dinh và 07 trấn từ Thanh Hoa đến Bình Thuận. Bốn dinh trực lệ được thiết lập ở khu vực kinh đô vào năm 1802 gồm Quảng Đức, Quảng Trị, Quảng Bình và Quảng Nam. Mỗi dinh quản lĩnh một số huyện. Ở huyện đặt viên Huyện lệnh đứng đầu. Dưới huyện đặt tổng và xã. Năm 1816, vua Gia Long chính thức cho cắm cờ, xác lập chủ quyền, giao đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải thay mặt quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1820, sau khi Vua Gia Long băng hà, Vua Minh Mạng kế ngôi, ông đổi tên Việt Nam thành Đại Nam. Trong 21 năm trị vì, vua Minh Mạng đã làm rất nhiều việc cho Đại Việt mà các đời sau không sánh được. Về trị quốc, Vua Minh Mạng đã ban bố hàng loạt cải cách về nội trị. Ông lập các Nội các và Cơ mật viện ở Huế, bãi bỏ chức tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Quân đội cũng được xây dựng hùng mạnh. Minh Mạng còn cử quan đôn đốc khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ. Về đối ngoại, bên cạnh vua Minh Mạng tiếp tục duy trì chính sách của vua Gia Long thì ông còn có những chính sách đột phá trong việc ứng xử với lân bang như: 1. Dùng vũ lực để lập các phủ nhằm khống chế Ai Lao, gồm: - Phủ Trấn Ninh: Trước thế kỷ 15 là vương quốc cổ ở bán đảo Đông Dương mang tên Bồn Man. Năm 1478, bị vua Lê Thánh Tông chiếm và đổi tên thành Trấn Ninh. Nước Bồn Man xưa thuộc khu vực tỉnh Xiêng Khoảng, một phần các tỉnh Hủa Phăn đến Khăm Muộn, ở phía Đông nước Lào và một phần các tỉnh miền Bắc Trung bộ Việt Nam (khoảng Nghệ An đến Quảng Bình). - Phủ Lạc Biên, Trấn Định, Trấn Man: Vùng đất Khamkheuth tỉnh Borikhamxay của Lào hiện nay và các huyện Hương Khê, Vũ Quang và phía Đông Bắc tỉnh Khăm Muộn của Lào ngày nay. 2. Đánh bại Xiêm La; 3. Bảo hộ Chân Lạp, chiếm vùng Nam Vang (Phnôm Pênh ngày nay) và đổi tên thành Trấn Tây Thành. Tuy nhiên sau 07 năm chiếm đóng thì sau khi vua Minh Mạng băng hà, Đại Nam đã phải từ bỏ Trấn Tây Thành. ... Vì vậy chủ quyền Đại Việt lúc bấy giờ xuyên suốt từ Ải Nam Quan tới Mũi Cà Mau. Lãnh thổ Việt Nam dưới thời Vua Minh Mạng được xem là rộng lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, diện tích ước tính 570.000 km2, gấp 1,7 lần diện tích hiện nay. Về quốc kỳ thì từ lúc vua Gia Long đăng cơ vào năm 1802 đến năm 1839 đã kế thừa Long Tinh Kỳ thời Chúa Nguyễn Đàng Trong. Cờ có hình dạng chữ nhật, viền ngoài hình vảy rồng, màu xanh, nền giữa màu vàng, trung tâm có một hình tròn màu đỏ. Giai đoạn 1920-1945 Long Tinh Kỳ là một lá cờ có một dải màu đỏ nằm giữa hai bên dải màu vàng tượng trưng cho dòng máu Lạc Việt trên đất hoàng triều. Về Quốc ca, khi vua Gia Long đăng cơ, có một chuyên gia người Pháp tên là J.B. Chaigneau được lịnh nhà vua soạn thảo bản Quốc thiều để sử dụng trong các đại lễ của triều đình. Với tiết tấu dựa trên ngũ cung theo hình thức của bản Marche Militaire, bản "Đăng đàn cung" ra đời và trở thành Quốc thiều của Việt Nam đến Đại Nam thời triều Nguyễn. ... Đại Nam bắt đầu bước vào giai đoạn biến động, suy trầm khi cuộc chiến Pháp - Đại Nam bắt đầu nổ ra từ năm 1858 đến năm 1884. Kết cục Pháp đã xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Đại Nam và thiết lập bộ máy cai trị, bắt đầu thời kỳ Pháp thuộc trong lịch sử Việt Nam. Tháng 8/1858, quân viễn chinh Pháp cùng Tây Ban Nha đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn. Cũng như Đại Thanh bên Trung Hoa đã phải ký hòa ước nhượng địa cho Anh quốc là Hồng Kông, cho Bồ Đào Nha là Macau. Đại Nam cũng không tránh khỏi, vào tháng 6/1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông Nam Bộ cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Nam Bộ để thành lập một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine / Nam kỳ. Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm luôn những phần còn lại của Đại Nam qua những cuộc chiến ở Bắc Kỳ. Bắc kỳ lúc này rất hỗn độn do những mối bất hòa giữa người Việt và người Hoa lưu vong. Chính quyền Đại Nam không thể kiểm soát nổi mối bất hòa này. Cả Đại Thanh và Pháp đều coi khu vực này thuộc tầm ảnh hưởng của mình và gửi quân đến đó. Sau khi giao chiến một thời gian, quân Pháp đã đuổi được phần lớn quân Thanh về nước, tuy nhiên tại một số tỉnh quân Thanh vẫn còn có mặt và đe doạ sự có mặt của người Pháp ở Bắc Kỳ. Chính phủ Pháp đã sai Fournier sang Thiên Tân ký với Lý Hồng Chương bản sơ bộ về Hoà ước Thiên Tân, trong nội dung bản hoà ước sơ bộ giữa Pháp và nhà Thanh năm 1884, đã có điều khoản nhà Thanh công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Đại Nam. Ngày 06/6/1884, Hòa ước Patenôtre được ký kết tại kinh đô Huế gồm có 19 điều khoản, chia nước Đại Nam ra làm ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ dưới ba chế độ khác nhau. Mỗi kỳ có một chế độ cai trị riêng như là ba nước riêng biệt. Nam Kỳ là xứ thuộc địa Pháp, Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ Pháp bảo hộ nhưng triều đình nhà Nguyễn trên danh nghĩa vẫn được quyền kiểm soát. Đến trước và sau Đệ Nhị Thế Chiến, Việt Nam lại bắt đầu rơi vào cuộc tranh giành của Đế quốc Nhật Bản với thực dân Pháp, giữa trường phái chủ nghĩa là Tư Bản với chủ nghĩa cộng sản. Một thời kỳ đen tối nhứt đã phủ bóng lên đất nước Việt Nam bởi sự hiện sinh của cncs quái thai do Hán tặc hồ chí minh chủ xướng trong chiến lược xâm nhập cncs xuống phương Nam, gió Đông đánh bật gió Tây, đánh Pháp, đuổi Mỹ là đánh cho Liên Sô, Trung cộng, đánh bọn xét lại,... để rồi Hiệp định Geneva được ký kết vào ngày 20/7/1954. Hiệp định Geneva 1954 là một Hiệp ước "chia cắt" Việt Nam mà Hán tặc hồ chí minh đã hấp tấp ký với thực dân Pháp mà không thông qua Quốc gia Việt Nam do cựu hoàng Bảo Đại làm Quốc trưởng và ông Nguyễn Phúc Bửu Lộc làm Thủ tướng. Trong khi Quốc gia Việt nam là một thành viên độc lập trong Liên hiệp Pháp được Tổng thống Pháp là ông Vincent Jules Aurion công nhận tại Hiệp định Élysée ký ngày 08/3/1949. Quốc gia Việt nam cũng được phần lớn các phương Tây công nhận là NHÀ NƯỚC HỢP PHÁP ĐẠI DIỆN CHO VIỆT NAM, vì vậy họ đã thiết lập quan hệ ngoại giao và trao đổi Đại sứ với Quốc gia Việt nam. Quốc gia Việt Nam đã được gia nhập nhiều tổ chức quốc tế thuộc hệ thống của Liên hiệp Quốc như: 1. Tổ chức Lao động quốc tế - ILO vào tháng 6/1950; 2. Tổ chức Lương nông quốc tế - FAO vào tháng 11/1950; 3. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp Quốc - UNESCO vào tháng 6/1951. ... Quốc gia Việt Nam đã tham dự Hội nghị San Francisco 1951, tại đây chính thức khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa và sau đó đã tiếp quản và quản lý hai quần đảo này từ tay Pháp với tư cách quốc gia thừa kế. Ngược lại, phía Hán tặc hồ chí minh với VNDCCH tiền thân là tổ chức ác ôn Việt minh phải chạy đôn chạy đáo để được quốc tế công nhận VNDCCH là một chính thể nhưng bất thành. Bằng chứng là các nước phương Tây không công nhận, hồ chí minh đã 08 lần gửi điện thư cho tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông Truman nhưng ông không thèm hồi đáp. Chỉ có Trung cộng vào ngày 18/01/1960 thừa nhận VNDCCH và sau đó là Liên Sô, các nước xhcn quái thai mới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với VNDCCH. Sẽ viết tiếp để cộng đồng HIỂU ĐÚNG TINH THẦN HIỆP ĐỊNH PARIS 1973. Rất mong nhận được góp ý hữu ích và phát hiện ra sai sót của quý vị. Trân trọng./. Tran Hung.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH

KHOÁC ÁO THẦY CHÙA ĐỂ CHẠY ÁN, MỘT LOẠI GIÁN ĐIỆP CỦA VIỆT CỘNG VÀ CÁCH GIỮ THỂ DIỆN CHO ĐẢNG VIỆT GIAN CỘNG SẢN