ĐẠI BÀNG POMPEO TUNG CÁNH TRONG TÂM BÃO GIAN LẬN BẦU CỬ ĐỂ GIÚP THẦN ƯNG TRUMP BẮN HẠ CÚ ĐÊM KISSINGER, KẺ ĐỨNG ĐẦU CHIẾN DỊCH LẬT ĐỔ TỔNG THỐNG BẰNG GIAN LẬN BẦU CỬ
Khoảng ba tháng sau, vào buổi sáng sớm tại dinh thự của thống đốc ở Atlanta, điện thoại leng keng trên bàn cạnh giường ngủ, đánh thức Vandiver và vợ ông ta. Trên đường dây là Thượng nghị sĩ John Kennedy nói bằng giọng New England “Thống đốc Vandiver khả kính, có cách nào mà ông nghĩ rằng mình có thể đưa Martin Luther King ra khỏi tù không? Nó sẽ mang lại lợi ích to lớn cho tui". Sau đó là kế hoạch giải thoát cho Martin Luther King của Kennedy và cộng sự, cộng tác được thực hiện trót lọt trước sự bất lực, giận dữ của Phó tổng thống Richard Nixon.
Chuyện là vào tháng 10/1960, Martin Luther King lại bị bắt sau khi tham gia một cuộc biểu tình tại Atlanta. Khi tin tức về việc Martin Luther King bị bắt giam được lan truyền, cả hai ứng cử viên tổng thống là Thượng nghị sĩ Kennedy và phó tổng thống Richard Nixon đều nhận được đơn thỉnh cầu từ Hội nghị Lãnh đạo Cơ đốc giáo miền Nam và gần 20 tổ chức dân quyền khác yêu cầu họ “lên tiếng chống lại việc bỏ tù”. Nhưng Kennedy đã thành công trong việc giải thoát cho Martin Luther King nên đã đảo ngược lại hình ảnh trước đó của Kennedy là mẫu người ủng hộ người da trắng Miền Nam.
Sau khi được Thượng nghị sĩ Kennedy giải thoát, phát biểu với các ký giả tại phi trường Atlanta, Martin Luther King cho biết ông mang ơn Kennedy vì vai trò của mình. Ông nói “Tui hiểu từ các nguồn rất đáng tin cậy rằng Thượng nghị sĩ Kennedy đã đóng vai trò là một động lực to lớn trong việc thực hiện việc phóng thích tui. Đối với Kennedy, sự can đảm đó cho thấy rằng ông ta đang thực sự hành động theo nguyên tắc chứ không phải sự khoa trương. Sự tham gia của Kennedy là 'khôn ngoan về mặt đạo đức'. Tui đánh giá cao Thượng nghị sĩ Kennedy. Tui tin rằng ông ta sẽ tìm cách thực hiện quyền lực của văn phòng để thực hiện đầy đủ kế hoạch dân quyền trong cương lĩnh của đảng ông ta".
Đồng thời Martin Luther King cũng nói rằng ông chưa nghe ý kiến từ Phó Tổng thống Richard Nixon và không biết những nỗ lực của Đảng Cộng hòa thay mặt ông. Nhiều năm sau, trong một cuộc phỏng vấn 4 tháng sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát, Martin Luther King nhắc lại sự thất vọng của mình. Ông giải thích rằng vào thời Reidsville, ông có mối quan hệ thân thiết với Nixon hơn là với Kennedy; họ đã biết nhau lâu hơn, và Nixon đã thường xuyên gọi cho ông ta để xin lời khuyên. “Tuy nhiên, khi khoảnh khắc này đến, giống như ông Richard Nixon chưa bao giờ nghe nói về tui. Vì vậy, đây là lý do tại sao tui thực sự coi Richard Nixon là một kẻ hèn nhát về đạo đức và là một người thực sự không sẵn sàng thực hiện một bước can đảm và mạo hiểm".
Việc King được thả đã có tác động ngay lập tức và sâu sắc đến cộng đồng da đen, mở ra làn sóng ủng hộ Kennedy. Chỉ trong một ngày, thượng nghị sĩ đã đánh bại nhiều năm hoài nghi về cam kết của mình đối với công bằng chủng tộc. Vào ngày bầu cử 08/11/1960, Kennedy chỉ bị thất bại nhẹ trong số các cử tri da trắng miền Nam. Vào Ngày Bầu cử, nếu người da đen không ủng hộ ông với số lượng lớn, Kennedy có thể đã phải có một bài phát biểu nhượng bộ. Ví dụ như ở Illinois, nơi ông dẫn đầu Nixon với 9.000 phiếu bầu, 250.000 người da đen bỏ phiếu cho Kennedy. Tại Michigan, ông đã giành được 250.000 phiếu bầu của 250.000 người da đen khác và mang về cho bang 67.000 phiếu bầu. Tại Nam Carolina, ông đã mang về cho tiểu bang 10.000 phiếu bầu với 40.000 người da đen bỏ phiếu cho ông.
Chính người da đen ủng hộ Kennedy giành chiến thắng sít sao trước phó tổng thống Richard Nixon vào ngày bầu cử 08/11/1960 mà người giúp Kennedy giành chiến thắng là thủ lãnh phong trào dân quyền Martin Luther King. Martin Luther King có mối quan hệ đặc biệt với Brzezinski vì vậy nên sau khi hay tin Martin Luther King bị bắt, từ Đại học Columbia, tiến sĩ Brzezinski với tư cách là cố vấn chiến dịch tranh cử của Kennedy đã lập tức đề nghị Kennedy tìm cách giải thoát cho Martin Luther King để tranh thủ sự ủng hộ của cử tri da đen vào ngày bầu cử 08/11/1960.
Chín tháng sau ngày Kennedy tuyên thệ nhậm chức, vào ngày 27/10/1961, Martin Luther King đã đến đại học Columbia để diễn thuyết nội dung "Hòa vào tình yêu Cơ đốc giáo và sự bất bạo động của Gandhian người Ấn Độ, nhấn mạnh rằng nước Mỹ sống theo lời hứa về quyền bình đẳng cho tất cả mọi người".
Sự có mặt của Martin Luther King tại Đại học Columbia vào ngày 27/10/1961 là rất bất thường nếu không có sự can thiệp của tổng thống Kennedy với lời cố vấn của Brzezinski, một kẻ sau này đã cố vấn cho Jimmy Carter thiết lập quan hệ ngoại giao chánh thức với Tàu cộng và bật đèn xanh cho Tàu cộng xua quân qua Việt Nam dạy cho Việt cộng một bài học vào năm 1979.
Bất thường là vì Hiệu trưởng Đại học Columbia lúc đó là ông Brzezinski, người có quan điểm hoàn toàn đối lập với phong trào đòi quyền tự quyết của người da đen. Ông Jacques Barzun coi cộng đồng Da đen là "không mời, nham hiểm, bất bình thường và nguy hiểm". Ông Barzun cảm thấy rằng các chương trình loại bỏ người da đen của Đại học Columbia là cần thiết để bảo vệ sự an toàn của các giảng viên Columbia da trắng "và vợ của họ" và đưa ra một giải pháp thay thế tốt hơn cho giải pháp duy nhứt của hệ thống, "lính dù ở một quốc gia kẻ thù". Bởi vì phong trào dân quyền của Martin Luther King lúc đó không khác gì đám BLM cực đoan hiện nay được đảng Dân chủ cổ võ, họ sẵn sàng đập phá tại các cuộc biểu tình mà Martin Luther King phát đi gọi là biểu tình ôn hòa, bất bạo động nhưng sự thật không phải là như vậy.
Sau buổi diễn thuyết của Martin Luther King tại Columbia nhờ sự cố vấn của Brzezinski và chỉ đạo của Kennedy, Đại học Columbia đã trở thành một trong những tụ điểm phản đối chiến tranh Việt Nam. Vào ngày 4/4/1967, Martin Luther King lên bục giảng tại Nhà thờ Riverside, nơi ba ngàn người, bao gồm cả sinh viên Columbia và Union Theological Seminary, lắng nghe khi Martin Luther King đọc bài diễn văn gây tranh cãi và nảy lửa nhứt t trong sự nghiệp của mình.
Với tên gọi “Beyond Vietnam: A Time to Break the Silence”, Martin Luther đã cáo buộc chánh phủ Hoa Kỳ đổ tiền vào cỗ máy chiến tranh dội bom và bom napalm xuống nông dân Việt Nam trong khi nghèo đói và bất công hoành hành tại quê nhà. Martin Luther King công kích chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa quân phiệt, và nói về “sự trớ trêu tàn nhẫn khi xem những cậu bé da đen và da trắng trên màn hình tivi khi họ giết và chết cùng nhau vì một quốc gia không thể xếp họ vào cùng một trường học. Martin Luther King nói ông ta không thể "im lặng trước sự thao túng tàn nhẫn như vậy đối với người nghèo,...
Đúng một năm sau bài phát biểu về Việt Nam, ngày 4/4/1968, Martin Luther King bị bắn chết trên ban công của nhà nghỉ Lorraine ở Memphis. Cái chết của Martin Luther King và trước đó là cái chết của Kennedy đến nay vẫn còn dấy lên những nghi ngờ rằng thủ phạm ám sát Kennedy và Martin Luther King chỉ là vật thế thân, thủ phạm thực sự vẫn chưa được lôi ra ánh sáng.
Nhưng nếu xâu chuỗi lại vụ ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm, tổng thống Kennedy và Martin Luther King đều cho thấy đây là 03 vụ ám sát ở 03 thời điểm, 03 vị trí địa lý khác nhau nhưng có một điểm chung liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Kennedy lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm để đánh một trận rồi rút quân khỏi Đông Dương. Kennedy bị ám sát để chánh trường Nước Mỹ thêm rối ren dưới thời tổng thống kế nhiệm Lyndon Johnson. Lyndon Johnson lên làm tổng thống sau khi Kennedy bị ám sát và chủ động tấn công cộng sản Bắc Việt sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ bằng chiến dịch Sấm Rền.
Lyndon Johnson đã ký ban hành Đạo luật dân quyền có sự chứng kiến của Martin Luther King, một đạo luật thúc đẩy phong trào phản chiến lan mạnh ở Hoa Kỳ với sự kêu gọi của Martin Luther King và các nghệ sĩ, dân biểu, binh sĩ Hoa Kỳ. John McCain thì cố tình phá hoại chiến dịch Sấm Rền,... Cú đêm Kissinger thì tìm cách phá hoại tiến trình tái lập hòa bình ở Đông Dương vào năm 1968 của tổng thống Lyndon Johnson, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thì hoài nghi tiến trình hòa bình của Lyndon Johnson là hành động bán đứng Việt Nam Cộng Hòa,... Phía cộng sản Bắc Việt thì gia tăng phá hoại tiến trình hòa bình ở Đông Dương bằng hành động xua quân khủng bố vào những ngày đầu năm 1968 được biết tới là thảm sát Mậu Thân năm 1968,...
Để cuối cùng, vào cuối tháng 3/1968, Lyndon Johnson tuyên bố sẽ không ra ứng cử dù đảng Dân chủ có đề cử, kết quả là Richard Nixon đã chiến thắng dễ dàng trước Phó Tổng thống Hubert Humphrey sau cái chết của Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy, em trai của cựu tổng thống Kennedy, người này cũng bị ám sát ngay sau khi giành thắng lợi trong bầu cử sơ bộ tại tiểu bang California.
Richard Nixon làm tổng thống và cú đêm Kissinger được bổ nhiệm chức cố vấn an ninh quốc gia và sau đó là Ngoại trưởng Hoa Kỳ, sự sự bổ nhiệm gây nhiều bất ngờ trong chánh trường Nước Mỹ vì trước đó cú đêm Kissinger là cố vấn đặc biệt cho Kennedy và Lyndon Johnson trong vấn đề đối ngoại mà Kennedy và Lyndon Johnson là đối thủ số 1 của Richard Nixon.
Dưới thời kỳ Nixon - Kissinger, cộng sản hoành hành khắp Miền Nam và Cambodia dù cú đêm Kissinger đã cố vấn cho Nixon dùng B-52 rải thảm xuống Cambodia và Bắc phần. Cuối cùng thì Nixon - Kissinger đã công khai bắt tay với Tàu cộng, rời khỏi Đông Dương, bức tử Việt Nam Cộng Hòa sau khi đã gây ra bao tang tóc cho Cambodia và Việt Nam, làm lở loét thêm vết thương nồi da xáo thịt không thể nào hàn gắn được và cái mà cộng sản đạt được ở Đông Dương là một chương đen tối phải đối diện với thực trạng sẽ trở thành thuộc địa của Tàu cộng.
Nối tiếp di sản thân Tàu cộng của Nixon - Kissinger là Jimmy Carter - Zbigniew Brzezinski, cha con Bush, Bill Clinton và Obama sau này. Nhưng đùng một cái Donald Trump đã xuất hiện và rút gươm ra khỏi vỏ với quyết tâm tát cạn đầm lầy Nước Mỹ, đánh gục Tàu cộng, xóa sổ chủ nghĩa xã hội quái thai. Tuyên bố của Donald Trump như sẽ bạch hóa cái chết của Kennedy, bạch hóa vụ khủng bố ngày 11/9/2001,... đã như việc bứt dây động rừng, đả thảo kinh xà.
Cho nên chúng phải hiệp đồng với nhau để bằng mọi giá lật đổ Tổng thống Trump. Nhưng chúng đã sai lầm khi đánh giá thấp Tổng thống Trump và dàn cộng sự của ông ta với người dân Hoa Kỳ. Ánh sáng sẽ quét sạch bóng đêm, oan ức của bao mạng người Việt Nam, Cambodia, Lào và binh sĩ Hoa Kỳ cũng như oan ức của Việt Nam Cộng Hòa sẽ được giải tỏa, trân trọng khi Donald Trump tát cạn đầm lầy Nước Mỹ, đánh tan Tàu cộng và xóa sổ chủ nghĩa xã hội quái thai trong nhiệm kỳ tới đây. Còn tiếp./.
Tran Hung.
Nhận xét