MỸ ĐÁNH ZTE, HUAWEI LÀ CHUỖI CHIẾN LƯỢC "DIỆT CON RỒNG QUÁI VẬT" CỦA PETER NAVARRO

MỸ ĐÁNH ZTE, HUAWEI LÀ CHUỖI CHIẾN LƯỢC "DIỆT CON RỒNG QUÁI VẬT" CỦA PETER NAVARRO Nếu Trump kêu gọi thế giới chung tay diệt chủ nghĩa xã hội thì chiến lược gia Peter Navarro lại kêu gọi tập trung tiêu diệt "con rồng quái vật" trong cuốn sách kinh điển "Death by China" mà ZTE, Huawei là những cái răng của con rồng quái vật này cần phải ưu tiên phế bỏ. Sai lầm của nước Mỹ là đã cả tin vào "những nhượng bộ" của Giang Trạch Dân - Chu Dung Cơ để cho Trung cộng gia nhập vào WTO để rồi sau đó Trung cộng từ con trùn đất hóa thành rồng quái vật, xóa bỏ mọi cam kết, vượt qua mọi quy tắc và đe dọa, uy hiếp vị thế của Mỹ. Trung cộng trở thành con rồng quái vật nhờ vào bộ răng chứa đầy nọc độc của nó mà ZTE, Huawei chính là hai cái răng nanh. Chỉ cần phế bỏ hai cái răng nanh này thì con rồng quái vật Trung cộng sẽ sớm trở lại con trùn đất như lúc ban đầu. Thực ra nghi án ZTE, Huawei là "gián điệp công nghệ" uy hiếp an ninh toàn cầu đã được Uỷ ban tình báo Nghị viện Mỹ công bố điều tra từ đầu tháng 10/2012 nhưng sau đó chính quyền Obama vẫn không đá động gì mãi đến năm 2017 thì mới được chính quyền Trump xới tung mà lịnh trừng phạt đau điếng nhắm vào ZTE và vừa rồi là lịnh bắt giữ CFO của Huawei là những bước đi cụ thể để bẻ răng nanh con rồng quái vật Trung cộng. Tuy nhiên, dù phía Mỹ luôn cáo buộc ZTE, Huawei là các tổ chức gián điệp toàn cầu nhưng bằng chứng để Trung cộng phải tâm phục thừa nhận là chưa đầy đủ. Vì vậy Mỹ mới chỉ trừng phạt ZTE, Huawei dựa trên bằng chứng vi phạm lịnh trừng phạt Iran, Bắc Hàn. Thế nhưng về bình diện chung thì cả ZTE và Huawei có cùng tội danh do liên can đến các thương vụ làm ăn với Iran nhưng hình thức trừng phạt của Mỹ áp dụng cho ZTE khác với Huawei. ZTE bị phạt tiền, bị cấm mua các linh kiện do Mỹ sản xuất còn Huawei bị Mỹ ra lịnh bắt giữa giám đốc phụ trách tài chánh là Mạnh Vãn Chu. Khi lịnh trừng phạt ZTE được Mỹ ban ra thì ZTE đã ngấm đòn vì giá cổ phiếu lao dốc, các hãng xưởng tê liệt, điều này cho thấy mục đích của Mỹ đã thành công. Ngược lại nếu vẫn dùng bài trị ZTE để áp lên Huawei thì Mỹ khó lòng đạt được mục tiêu. Bởi vì mặc dù bề ngoài Huewei luôn thể hiện là một công ty tư nhân nhưng cấu trúc bên trong thì Huawei là một công ty bình phong của nhà nước. Huawei luôn luôn bí ẩn, dù nó nằm trong top đầu của Trung cộng nhưng nó chưa chịu lên sàn chứng khoán, tất cả các cổ phần của Huawei đều do công nhân viên có biên chế lâu dài nắm giữ. Vì vậy để làm cho Huawei suy sụp bằng cách làm bốc hơi tài sản của nó trên sàn chứng khoán là không khả thi. Vì vậy cách tốt nhưt là Mỹ chứng minh Huawei có gian lận tài chánh, sau đó bắt giữ người có trách nhiệm cao trong mảng tài chánh rồi điều tra, khai thác những cá nhân này để "lũy thừa" tội danh sau đó liên minh cấm cửa sản phẩm của Huawei xuất ra khỏi Đại lục để nó "tự sanh-tự diệt" mà Mạnh Vãn Chu là đối tượng ưu tiên. Sẽ thật ngây thơ khi tin rằng Trump không hay biêt gì về việc Bộ Tư pháp Mỹ ra lịnh băt Mạnh Vãn Chu cũng như phê bình Trump ngây ngô tạo lỗ hổng pháp lý cho Trung cộng khi bóng gió rằng "tui sẽ can thiệp nếu có lợi cho an ninh quốc gia cũng như cho đàm phán thương mại". Thực ra chính tổng thống Trump là người rất gay gắt với Huawei. Ngày 12/3/2018, ngay sau khi tuyên bố trên Twitter “các cuộc chiến thương mại là điều tốt”, Trump liền ký ban hành lịnh ngăn chặn một vụ sáp nhập lớn nhất lịch sử làng công nghệ đó là ngăn Broadcom Ltd., một công ty sản xuất chip của Singapore muốn thâu tóm Qualcomm Inc., nhà sản xuất modem di động hàng đầu thế giới, với giá 117 tỷ USD mà theo Trump thì việc hủy bỏ thỏa thuận này vì sợ Broadcom “có thể có hành động đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ”. Việc Trump hủy phi vụ sáp nhập này đã khiến CEO của Broadcom là Hock Tan tức tối dù trước đó Trump luôn ngợi khen Hock Tan nức lòng và xem Broadcom không khác gì các công ty Mỹ. Hock Tan là công dân Mỹ, phần lớn nhân viên của Broadcom đến từ California và hợp đồng của vụ mua bán này được bảo lãnh bởi một công ty Mỹ, đồng thời Broadcom đã hứa sẽ chuyển trụ sở chính trở lại California như một phần của hợp đồng. Những tưởng việc Trump ngăn Hock Tan mua lại Qualcomm không can hệ gì đến Huawei nhưng không phải vậy. Bởi bản tính của Hock Tan là "rất tiết kiệm", anh ta có thể cắt giảm phần lớn chi tiêu của Qualcomm cho việc nghiên cứu và phát triển, điều này sẽ làm "suy yếu vị trí của Qualcomm", vô tình đã gián tiếp đem lại lợi thế cho Huawei trong cuộc đua 5G mà như trong một bức thư gửi ngày 05/3/2018, Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) đã cảnh báo rằng bản hợp đồng mà Brodcom mua Qualcomm khi được ký sẽ làm “suy yếu vị trí của Qualcomm”, để cho Trung cộng rộng cửa tiến lên chuẩn 5G. Như đã nói trên, mặc dù Huawei là công ty công nghệ hàng đầu của Trung cộng với doanh thu 92 tỷ USD trong năm 2017, với khoảng 180.000 nhân viên, phần lớn là kỹ sư và bán sản phẩm tại 170 quốc gia nhưng Huawei không lên sàn chứng khoán. Mặc dù Huawei là một trong những nhà sản xuất hạ tầng viễn thông lớn nhất thế giới nhưng gần như nó lại không có thị phần tại Mỹ. Vì vậy Mỹ muốn bẻ cái răng nanh này là việc rất khó khăn, phức tạp. Mỹ chỉ có thể ngăn sản phẩm của Huawei xuất ra khỏi Đại lục nếu có bằng chứng chứng minh sản phẩm của Huawei là thiết bị gián điệp. Đánh Huawei theo cách đã đánh ZTE cũng không xong vì Huawei không bán cổ phần ra bên ngoài. Dùng mịnh lịnh pháp lý để ngăn chặn Huawei như Trung cộng đã hành xử với Google càng không thể. Bơm tiền cho các công ty trong nước như Qualcomm, giúp họ lớn mạnh hơn Huawei hoặc trợ cấp cho các công ty ngoài Trung cộng như Ericsson hay Nokia để giành các hợp đồng lớn từ Huawei thì phạm luật của WTO và phạm kỵ húy của "nền kinh tế tư bản tư nhân". Cách nữa là Chính phủ Mỹ phải làm việc ít nhất hơn chục năm để tạo ra loại phần mềm mã hóa không thể phá vỡ để bảo vệ dữ liệu của mình, nếu không tin tưởng vào thiết bị phần cứng của Huawei, nhưng đây là chiến lược dài hơi, Mỹ khó lòng chấp nhận vì tới lúc đó cái răng nanh Huawei đã cắm sâu vào mảng công nghệ toàn cầu rồi. Vì vậy, Mỹ đã chọn cách bẻ răng nanh con rồng quái vật Trung cộng là Huawei thì cách chứng minh nó gian lận tài chánh, vi phạm lịnh trừng phạt Iran,... để tiến hành tóm cổ các chóp bu của nó rồi mở rộng điều tra để củng cố chứng lý ban hành lịnh phong tỏa sản phẩm của Huawei trên toàn cầu. Nếu điều này sớm xảy ra thì Luật an ninh mạng của Việt nam cũng sẽ bị chết yểu nếu không muốn bị Mỹ trừng phạt vì vi phạm lịnh cấm cửa Huawei của Mỹ./. Tran Hung.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH

KHOÁC ÁO THẦY CHÙA ĐỂ CHẠY ÁN, MỘT LOẠI GIÁN ĐIỆP CỦA VIỆT CỘNG VÀ CÁCH GIỮ THỂ DIỆN CHO ĐẢNG VIỆT GIAN CỘNG SẢN