TRUNG CỘNG LẠI THUA ĐAU TRONG VIỆC TRANH GIÀNH ẢNH HƯỞNG TẠI ASEAN
TRUNG CỘNG LẠI THUA ĐAU TRONG VIỆC TRANH GIÀNH ẢNH HƯỞNG TẠI ASEAN
Trước xung đột toàn diện giữa Mỹ với Trung cộng, 10 quốc gia trong khối Asean sẽ không thể duy trì quan điểm "dung hòa" Mỹ - Trung như những năm gần đây mà phải tỏ rõ thái độ dứt khoát như thông điệp của tổng thống Singapore "Đông Nam Á có thể phải chọn hoặc Mỹ hoặc Trung cộng".
Thông điệp của ông Lý Hiển Long có thể xem như "tầm nhìn chiến lược" để các thành viên trong khối Asean phải định hình lại "đối tác chiến lược" của mình. Sẽ không còn quan điểm "trung dung", sẽ không còn tư tưởng "đu dây" mà phải dứt khoát hoặc chọn Mỹ hoặc chọn Trung cộng.
Dĩ nhiên, 06 nước trong khối Asean gồm Singapore, Thái Lan, Brunei, Malaysia, Indonesia, Myanmar sẽ có tư tưởng hướng Mỹ, còn lại Việt nam, Lào, Cambodia thì chắc chắn ngã hẳn về Trung cộng, riêng Phillipines thì đang nửa nạc nửa mỡ.
Khi Trump đã tuyên bố "xóa sổ chủ nghĩa xã hội" thì những quốc gia nào theo cnxh phải đứng sang một bên, theo chủ nghĩa tư bản phải đứng sang một bên, Asean cũng không ngoại lệ.
Để xóa sổ cnxh, Trump phải đánh vào kinh tế của khối này theo cách vừa trực diện - vừa bao vây. Hiện nay, tuy Mỹ chưa đánh trực diện vào Asean trên lĩnh vực thương mại tuy nhiên trong tương lai gần Mỹ phải triển khai việc này để ngăn chặn việc Trung cộng tìm đường tuồng hàng sang các nước Asean sao đó đổ bộ vào Mỹ.
Hiện nay, thâm hụt thương mại Mỹ - Asean đã lên tới con số gần 100 tỷ USD/năm. Điều đáng nói là trong số 10 nước của khối Asean thì chỉ có Singapore và Brunei là có thặng dư mậu dịch với Mỹ, tức mua hàng Mỹ nhiều hơn bán hàng cho Mỹ, 08 quốc gia còn lại đều mua hàng Mỹ ít hơn bán hàng cho Mỹ mà đội sổ là Việt Nam.
Nếu Mỹ không sớm có những Hiệp định thương mại với khối Asean như đã từng làm với Mexico, Canada,... thì Trung cộng vẫn còn đường thoát hiểm qua kênh Asean bởi hiện nay giữa Trung cộng với Asean đã có những Hiệp định khung về thương mại, điển hình là Hiệp định Asean - China viết tắt là ACFTA. Theo Hiệp định ACFTA thì hàng hóa từ China đổ vào Asean và chiều ngược lại sẽ có thuế suất bằng 0%. Khi toàn bộ hàng hóa của Trung cộng xuất sang Mỹ bị áp thuế, xuất sang Mexico - Canada rồi tuồn sang Mỹ bị chặn lại bởi Hiệp định USMCA thì nó sẽ ồ ạt xuất sang Asean để sau đó xuất sang Mỹ là lẽ đương nhiên. Điều này buộc Mỹ sẽ có hành động ngăn chặn bằng cách phải có Hiệp định ràng buộc tương tự như Hiệp định USMCA.
Thực tế cho thấy, dù Asean luôn mong muốn tăng cường hợp tác thương mại với Trung cộng sâu rộng hơn bởi yếu tố địa lý, tập quán tiêu dùng,... nhưng rõ ràng Asean đều bị thâm hụt thương mại và mức thâm hụt ngày một tăng cao. Nay hàng Trung cộng lại bị ùn ứ do lịnh áp thuế của Mỹ thì chắc chắn nó sẽ tràn ngập thị trường Asean, vừa giết chết hàng hóa Asean ngay trên sân nhà, vừa lấy thị trường Asean làm bàn đạp đổ bộ vào thị trường Mỹ. Vì vậy buộc Mỹ sẽ ngăn chặn ngay tình trạng này bằng các Hiệp định ràng buộc với Asean và tất nhiên sẽ nhận được sự đồng thuận cao của các nước trong khối Asean, 03 nước còn lại là Việt nam - Lào - Cambodia có muốn phản đối thì hãy xách vali rời khỏi Asean nếu muốn.
Về mặt địa chiến lược thì trước cái "bẫy nợ" mà Trung cộng đã giăng ra thông qua dự án "Vành đai - Con đường", nạn nhân mắc bẫy là Malaysia và Myanmar đã tỉnh ngộ, tác động đến Thái Lan, Indonesia vì vậy các nước còn lại cũng sẽ cân nhắc kỹ ngoại trừ Việt nam - Lào - Cambodia.
Về sự hiện diện quân sự trong khu vực, rõ ràng theo phán quyết của Tòa công ước quốc tế PCA năm 2016, Trung cộng không có lấy 01 tấc chủ quyền pháp lý ở Biển Đông, thế nhưng ỷ vào sự to con, lớn xác, Trung cộng luôn gia tăng quân sự hóa và luôn đưa ra yêu sách về chủ quyền một cách phi lý. Điều này chỉ tồn tại ở quá khứ khi Mỹ luôn có chính sách mềm mỏng với Trung cộng ở khu vực Asean, luôn thiếu nhiệt tình, quan tâm đến khu vực Asean đã tạo cảm giác bất an cho Asean bởi họ mang tâm trạng bị Mỹ bỏ rơi.
Khi Trump lên làm tổng thống Mỹ, chiến lược "Ấn Độ - Thái Bình Dương" đã được Trump thông qua, Asean được Mỹ đặc biệt chú trọng, sự hiện diện của hải quân Mỹ ở Biển Đông được tăng cường, đặc biệt ông Phó tổng thống Mike Pence luôn cứng rắn với Trung cộng mà hành động cụ thể là đã cho chuyên cơ bay cách các đảo nhân tạo phi pháp của Trung cộng ở Trường Sa với cự ly 30 km như vừa qua là một thông điệp mạnh mẽ, một liều thuốc "chống sợ hãi" mà Mỹ muốn gửi đến Asean.
Trước một loạt động thái tích cực của Mỹ với Asean đã, đang và sẽ tiếp diễn dưới trào Donald Trump sẽ giúp cho Asean thoát khỏi "bóng đè" bấy lâu nay của Trung cộng, đa số sẽ ngã về phía Mỹ sau gợi ý của tổng thống Singapore Lý Hiển Long. Chỉ còn lại Việt nam - Lào - Cambodia sẽ vẫn quyết tâm bám Trung cộng để giữ đảng.
Khi phần lớn các quốc gia trong khối Asean định hình lại quan điểm, họ sẽ chọn Mỹ dứt tình với Trung cộng, điều này sẽ dẫn tới sự phân cực nội khối Asean, hay nói cách khác Asean sẽ trở thành 02 phe, một phe gồm Việt nam - Lào - Cambodia, một phe gồm 07 nước còn lại. Thực tế này đã cho thấy Trung cộng lại thua đau trước Mỹ trong cuộc chạy đua vị thế ảnh hưởng tại Asean./.
Tran Hung.
Nhận xét